Hoá học 12

Giải bài 35: Đồng và hợp chất của đồng

Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 12, ConKec xin chia sẻ với các bạn bài: Đồng và hợp chất của đồng. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

  • Đồng (Cu) ở ô số 29, thuộc nhóm IB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn
  • Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d104s1
  • Trong hợp chất đồng có số oxi hóa +1, +2.

II. Tính chất vật lí

  • Đồng có màu đỏ, khối lượng riêng lớn, tương đối mềm, dễ kéo dài và dát mỏng. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

III. Tính chất hóa học

Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

1.Tác dụng với phi kim

  • Tác dụng được một số phi kim: nhóm halogen, oxi, lưu huỳnh.

  Cu + O2 →(to)  CuO

2.Tác dụng với axit

  • Cu không khử được nước và ion H+ trong dd HCl, H2SO4 loãng
  • Với HNO3, H2SO4đặc: Cu khử S+6  và N+5 xuống số oxi hóa thấp hơn.

3Cu +8HNO3loãng→3Cu(NO3)2 +2NO +4H2O

Cu + 2H2SO4 đặc →(to) CuSO4 + SO2 +2H2O

IV. Hợp chất của đồng

1. Đồng (II) oxit – CuO

  • CuO là chất rắn màu đen, không tan trong nước.
  • CuO là một oxit bazơ:   CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
  • CuO dễ bị khử bởi H2, CO, C…

CuO + H2 →(to) Cu + H2O

2. Đồng (II) hiđroxit – Cu(OH)2

  • Cu(OH)2 là chất rắn màu xanh, không tan trong nước.
  • Cu(OH)2 là một bazơ:   Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
  • Dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 →(to)  CuO + H2O

3. Muối đồng (II)

  • Các dung dịch muối đồng đều có màu xanh

CuSO4.5H2O →(to)   CuSO4   +  5H2O

(màu xanh)               (màu trắng) 

4. Ứng dụng của đồng và hợp chất của đồng

  • Đồng dùng làm dây dẫn điện, làm hợp kim để chế tạo các chi tiết máy…
  • CuSO4 dùng chữa bệnh mốc sương cho cà chua, CuSO4 khan dùng phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng…

Bài tập & Lời giải

Câu 1. (Trang 158 SGK) 

Cấu hình electron của Cu2+ là 

A. [Ar]3d7.         

B. [Ar]3d8

C. [Ar]3d9.  

D. [Ar]3d10.

Xem lời giải

Câu 2. (Trang 159 SGK) 

Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí  duy nhất NO (đktc). Kim loại M là 

A.Mg

B.Cu.

C.Fe.

D.Zn.

Xem lời giải

Câu 3. (Trang 159 SGK) 

Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là :

A.21,56 gam.

B. 21,65 gam.

C. 22,56 gam.

D. 22,65 gam.

Xem lời giải

Câu 4. (Trang 159 SGK) 

Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.

Xem lời giải

Câu 5. (Trang 159 SGK) 

Hòa tan 58 gam muối CuSO4.5H­2O vào nước được 500 ml dung dịch A.

a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.

b) Cho dần dần bột sắt vào 50 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch  hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.

Xem lời giải

Câu 6. (Trang 159 SGK) 

Một thanh đồng có khối lượng 140,8 gam được ngâm trong dung dịch AgNO3 nồng độ 32% (D = 1,2 g/ml) đến phản ứng hoàn toàn. Khi lấy thanh đồng ra thì nó có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng để ngâm thanh đồng (giả thiết toàn bộ lượng Ag tạo ra bám hết vào thanh đồng).

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button