Lịch sử 12

Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953)

Bước sang giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1953, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ được đẩy mạnh, lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta dành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. Đó là nội dung bài “Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953)” lịch sử 12 mà chúng ta sẽ học ngày hôm nay.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương

1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh

  • 5/1949 Mỹ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến ở Đông Dương:
  • 12/1950 Mỹ ký với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” tăng cường viện trợ cho Pháp, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương
  • 9/1951, Mỹ ký với chính phủ Bảo Đại “HƯ hợp tác kinh tế Việt-Mĩ” nhằm ràng buộc chính phủ Bảo Đại.

2. Kế hoạch Đơ lat Đơ tát Xi Nhi

  • Năm 1950 Pháp đề ra kế hoạch Đơ lat dơ tát Xi nhi nhằm kết thúc nhanh cuộc chiến tranh
  • Kế hoạch Đơ lat đơ tát Xi nhi:
    • Tập trung lính Âu Phi thành một lực lượng cơ động mạnh, phát triển nguỵ quân
    • Xây dựng phòng tuyến quân sự xi măng cốt sắt
    • Đánh phá hậu phương của ta
    • Lập vành đai trắng

=> Hậu quả: Chiến tranh Đông Dương bị đẩy lên một quy mô lớn, cuộc kháng chiến của ta vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn phức tạp .

II. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951).

  • Nội dung:
    • Thông qua “Báo cáo chính trị” của Hồ chủ tịch tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong chặng đường vừa qua
    • Thông qua “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh nêu rõ nhiệm vụ đánh đế quốc, giành độc lập, xóa phong kiến thực hiện người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
    • Tách ĐCS Đông Dương và thành lập ở mỗi nước một ĐCS riêng.
    • Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.
    • Thông qua Tuyên ngôn, chính cương, điều lệ mới. Xuất bản báo nhân dân
    • Bầu ra BCH TƯ và bộ chính trị. Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch Đảng. Trường Chinh làm tổng bí thư.
  • Ý nghĩa:
    • Đánh dấu bước phát triển, bước trưởng thành của Đảng ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến
    • Là ” ĐH Kháng chiến thắng lợi”.

III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt.

  • Chính trị:
    • 3/1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành mặt trận Liên Việt. Cùng với đó mặt trận liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào được thành lập.
    • 5/1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đã biểu dương 07 anh hùng (Cù Chính lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị…).
  • Kinh tế:
    • 1952 chính phủ mở cuộc vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm.Năm 1953 vùng tự do từ liên khu IV trở ra đã sản xuất hơn 2,7 triệu tấn thóc.
    • Thủ công nghiệp và công nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân
    • Chấn chỉnh thuế khóa thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất ở vùng tự do Thái Nguyên và Thanh Hóa.
  • Văn hoá, giáo dục, y tế
    • Thực hiện cải cách giáo dục, đến 1952 có trên 1 triệu học sinh phổ thông, xóa mù khoảng 14 triệu người.
    • Văn nghệ sĩ thâm nhập mọi mặt của cuộc sống, sản xuất, chiến đấu
    • Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới.

IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường (HD học ở nhà)

1. Các chiến dịch ở Trung du và đồng bằng Bắc bộ (từ cuối 1950 đến giữa 1951):

2. Chiến dịch Hoà Bình- Đông – xuân 1951-1952

3. Chiến dịch Tây Bắc – Thu – Đông 1952

4. Chiến dịch Thượng Lào Xuân-hè 1953 

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 140 – sgk lịch sử 12

Âm mưu và hành động mới của Pháp – Mĩ từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 như thế nào?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 141 – sgk lịch sử 12

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã có những quyết định gì? Nêu ý nghĩa lịch sử của Đại hội?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 143 – sgk lịch sử 12

Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến trước đông – xuân năm 1953 – 1954, hậu phương kháng chiến đã phát triển như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 145 – sgk lịch sử 12

Thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân ta sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến trước đông xuân 1953 – 1954 được thể hiện như thế nào?

Xem lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Lập niên biểu những thắng lợi tiêu biểu của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị – ngoại giao, kinh tế – tài chính trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954?

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button