Lịch sử 12

Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939

Vào vừa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến chuyển của tình hình thế giới vào trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương thay đổi chủ trương, chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, với mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Tình hình thế giới và trong nước

1. Tình hình thế giới

  • Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
  • Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
  • Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền , thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa

2. Tình hình trong nước

a. Về chính trị

  • Ở Việt Nam nhiều đảng phái hoạt động, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất.

b. Về kinh tế:

  • Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại cho kinh tế của “chính quốc”.

c. Về xã hội

  • Đời sống của nhân dân gặp khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

II. Phong trào dân chủ 1936 – 1939

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936

a. Nội dung hội nghị

  • Hội nghị họp tại Thượng Hải (TQ) do đồng chí Lê Hồng Phong Tổng bí thư của Đảng chủ trì
  • NV chiến lược: Chống đế quốc, chống phong kiến
  • NV trực tiếp: Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ…
  • Kẻ thù trước mắt: Thực dân phản động Pháp và tay sai
  • PP đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
  • Chủ trương: Thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương.

b. Ý nghĩa hội nghị

  • Hội nghị đã đánh dấu sự điều chỉnh về chủ trương sách lược đấu tranh của Đảng trước tình hình mới
  • Mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta.

2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu

a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

  • Phong trào Đông Dương Đại hội (8/1936)…
  • Phong trào đón Gôđa và Brêviê năm 1937…
  • Tiêu biểu cuộc đấu tranh ngày 1-5-1938 ở Hà Nội …

b. Đấu tranh nghị trường : Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã đưa người ra tranh cử vào các cơ quan chính quyền thực dân…

c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí công khai: SGK

3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939

a. Ý nghĩa lịch sử

  • Quần chúng Được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng
  • Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
  • Đập tan những luận điệu xuyên tạc, những hành động phá hoại của các thế lực phản động khác.

b. Bài học kinh nghiệm

  • Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
  • Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
  • Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…
  • Phong trào dân chủ 1936-1939, là 1 cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 99 – sgk lịch sử 12

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 102 – sgk lịch sử 12

Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939?

Xem lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 102 – sgk lịch sử 12

Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 – 1939?

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button