Giải sgk sinh học 12

Giải bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Trong bài trước chúng ta được tìm hiểu về đột biến gen là biến dị ở cấp độ phân tử. Bài này cung cấp kiến thức về biến dị ở cấp độ tế bào: NST và đột biến cấu trúc NST.

A. Lý thuyết

I. Hình thái và cấu trúc NST

1. Hình thái NST

  • 1 phân tử ADN liên kết với 1 phân tử protein (chủ yếu là histon) tạo nên NST.
  • Hình thái NST quan sát rõ nhất ở kì giữa của phân bào (NST co xoắn cực đại):
    • eo thắt thứ nhất của NST hay tâm động
    • 2 đầu của NST gọi là đầu mút
  • số lượng, hình thái và cấu trúc của NST đặc trưng cho loài.
  • Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính

2. Cấu trúc siêu hiển vị của NST

  • NST có cấu trúc xoắn qua nhiều mức xoắn khác nhau giúp các NST có thể xếp gọn trong nhân tế bào cũng như giúp điều hòa hoạt động của gen và NST dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào.

II. Đột biến cấu trúc NST

1. Mất đoạn

  • Mất 1 đoạn nào đó của NST.
  • làm giảm số lượng gen, mất cân bằng gen => thường gây hậu quả nghiêm trọng
  • ứng dụng: loại 1 số gen không mong muốn ở giống cây trồng.

2. Lặp đoạn

  • Lặp 1 đoạn NST nào đó 1 hay nhiều lần.
  • làm tăng số lượng gen, mất cân bằng hệ gen => thường không gây hậu quả nghiêm trọng
  • Tạo điều kiện cho đột biến gen => tạo gen mới trong quá trình tiến hóa.

3. Đảo đoạn

  • 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180 độ và nối lại.
  • làm thay đổi trình tự phân bố của gen => tăng hoặc giảm mức độ hoạt động => có thể làm giảm khả năng sinh sản
  • cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

4. Chuyển đoạn

  • trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng
  • làm thay đổi nhóm gen liên kết => thường làm giảm khả năng sinh sản
  • vai trò quan trọng trong hình thành loài mới
  • ứng dụng trong sản xuất để phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực

Xem lời giải

Câu 2: Tại sao mỗi NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau?

Xem lời giải

Câu 3: Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa

Xem lời giải

Câu 4: Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến?

Xem lời giải

Câu 5: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.

Hiện tượng đột biến cấu trúc NST do:

A. Đứt gãy NST.

B. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường.

C. Trao đổi chéo không đều.

D. Cả B và C.

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button