Lớp 8

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2020 – 2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2020 – 2021 giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức, nhanh chóng nắm bắt kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Tài liệu gồm có 20 trang, đề cương trình bày các nội dung kiến thức Địa lý 8 mà các em cần phải ôn tập, cùng với đó đề cương cũng giới thiệu một số câu hỏi và bài tập Địa lý 8 tiêu biểu có khả năng xuất hiện trong đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây:

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 8

I. Phần lí thuyết

1. Xác định vị trí giới hạn lãnh thổ Việt Nam?

Cần nắm: diện tích, vị trí, giới hạn lãnh thổ nước Việt Nam, các điểm cực….

2. Đặc điểm địa hình Việt Nam

a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN:

– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Núi thấp dưới 1000m chiếm 85%

+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. Cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan xi păng cao 3143m

– Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ, bị chia cắt thành những khu vực nhỏ

b. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên thành nhiều bậc kế tiếp nhau:

– Vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Đồi núi, đồng bằng, thềm luc điạ biển …..

– Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, hướng nghiêng chính là Tây Bắc à Đông Nam

– Địa hình nước ta có 2 hướng chính là hướng Tây Bắc à Đông Nam và hướng vòng cung.

c. Đia hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ: Vùng địa hình Cat-xtơ tạo nhiều hang động…

+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: Đê điều, hồ chứa nước, các đô thị, các công trình giao thông…

=> Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.

3. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta? Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu mang lại?

– Tính chất nhiệt đới:

  • Bầu trời nhiệt đới quanh năm nắng đã cung cấp nguồn nhiệt năng to lớn: 1m 2 l ãnh thổ nhận được1 triệu kcal, số giờ nắng từ: 1400 – 3000 giờ một năm.
  • Nhiệt độ trung bình năm của không khí cao : trên 210 C và tăng dần từ……

– Tính chất gió mùa:

  • Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió :
  • Mùa gió mùa đông ( đông bắc ) : lạnh và khô
  • Mùa gió mùa hạ ( tây nam) : nóng, ẩm, mưa nhiều.

– Tính chất ẩm:

  • Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000 mm/ năm.
  • Độ ẩm không khí rất cao : trên 80%
  • Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?:Do
  • Vị trí nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến nửa cầu Bắc ( Cực Bắc?, cực Nam? của nước ta)
  • Nước ta nằm kề biển Đông luôn tăng cường tính ẩm của biển
  • Chịu ảnh hưởng của gió mùa
  • Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu mang lại? (tự soạn)

4. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Nêu giá trị sông ngòi nước ta? Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Biện pháp khắc phục? Sông ngòi nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu như thế nào?

Gợi ý: Có 4 đặc điểm chung của sông ngòi

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cá nước :

Có 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là sông nhỏ, ngắn.

b. Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung :

– Hướng TB-ĐN: S.Đà, S.Hồng, S.Mã, S.Cả, S.Tiền, S.Hậu

– Hướng vòng cung: S.Lô, S.Gâm, S. Cầu, S.Thương, S.Lục Nam

c. Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

Lượng nước mùa lũ chiếm 70-80% lượng nước cả năm

d. Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:

Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm

Tại sao sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng TB – ĐN và vòng cung?

Vì hướng núi chính của nước ta là TB – ĐN và vòng cung mà hướng núi và sông ngòi có liên quan nhau nên sông ngòi nước ta cũng chảy theo hướng TB – ĐN và vòng cung.

Nêu giá trị sông ngòi nước ta?

– Phục vụ cho sản xuất (nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp), đời sống (cung cấp nước sinh hoạt)

– Cung cấp điện

Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Biện pháp khắc phục? Tự nêu

Chặt cây, phá rừng gây lũ lụt. Thiệt hại lớn về mùa màng, nhà cửa và con người

Rác thải từ các khu dân cư và các hóa chất độc hại chưa qua xử lí thì các khu xí nghiệp thải vào các dòng sông gây ô nhiễm nặng

HS nêu thêm ví dụ

Ảnh hưởng của khí hậu tới sông ngòi: tự nêu

5. Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn? Những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng và tài nguyên động vật nước ta? Biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ tài nguyên động vật ?

Những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng

– Chiến tranh phá huỷ.

– Do khai thác bừa bãi quá mức phục hồi

– Đốt rừng làm nương rẫy

– Quản lý chưa tốt

Những nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên động vật nước ta

– Săn bắt trộm động vật quý hiếm.

– Đánh bắt, khai thác quá mức

– Ô nhiễm nguồn nước sông, biển…..

* Biện pháp để bảo vệ (tự nêu)

7. Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?

Thiên nhiên nước ta có 4 tính chất nổi bật :

  • Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
  • Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo
  • Tính chất đồi núi
  • Tính đa dạng và phức tạp

-> Các tính chất trên là những điều kiện tự nhiên cơ bản giúp nước ta phát triển một nền kinh tế-xã hội toàn diện và đa dạng

8. Nêu đặc điểm từng tính chất của tự nhiên Việt Nam?

a. Tính chất nhiệt đới gió mùa :

Tính chất này thể hiện qua mọi yếu tố thành phần của cảnh quan tự nhiên nước ta, từ khí hậu-thủy văn đến thổ nhưỡng-sinh vật và cả địa hình, nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều

b. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo :

Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ và sâu sắc, duy trì tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam

c. Tính chất đồi núi :

Nước ta có ¾ diện tích đất liền là đồi núi tạo sự phân hóa mạnh điều kiện tự nhiên

Vùng núi là nơi chứa nhiều tài nguyên khoáng sản, lâm sản, du lịch, thủy văn…

d. Tính chất đa dạng, phức tạp :

Thể hiện từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao. Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của xã hội

9. Xác định vị trí, phạm vi lãnh thổ các miền địa lí tự nhiên nước ta.

II / Phần bài tập vẽ biểu đồ

1. So sánh số liệu khí hậu 3 trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1, SGK/tr.110) đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết:

– Nhiệt độ tháng thấp nhất của 3 trạm.

– Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của 3 trạm.

– Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.

Hs tự tính

Trạm tiêu biểu

Hà Nội

Huế

Tp. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C)

Lượng mưa tháng 1 (mm)

– Nhận xét: Khí hậu nước ta trong mùa đông trên các miền khác nhau rõ rệt. Mùa gió đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc, duyên hải Trung bộ mưa lớn vào các tháng cuối năm, Tây Nguyên và Nam bộ có mùa khô nóng kéo dài.

2. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích 3 nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét

Nhóm đất feralit: (65% diện tích đất tự nhiên)

Nhóm đất mùn núi cao: (11% diện tích đất tự nhiên)

Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển (24% diện tích đất tự nhiên)

3. Cho bảng số liệu về diện tích rừng nước ta

Năm 1943 1993 2001
Diện tích rừng ( triệu ha) 14,3 8,6 11,8

a) Tính tỉ lệ % che phủ rừng so với diện tích đất liền nước ta (diện tích nước ta 331.212 km² làm tròn hơn 33 triệu ha)

b) Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó và nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng nước ta

III. Tự luận

Câu 1: Vì sao khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á? Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ vì:

– Đông Nam Á nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

– Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á

Câu 2: Các nước trong khu vực Đông Nam Á có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp? Nêu các cây trồng chính và nơi phân bố các loại cây trồng đó.

* Những diều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp của các nước khu vực Đông Nam Á:

– Đồng bằng màu mỡ.

– Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào.

* Cây trồng chính:

– Lúa gạo là lương thực chính phân bố ở các đồng bằng châu thổ, ven biển ở hầu hết các nước.

– Cây công nghiệp (cao su, cà phê…….) tập trung ở các cao nguyên.

Câu 3: Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta? Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang phần đất liền với bờ biển uốn khúc (hình chữ s) làm cho thiên nhiên nước ta đa dạng, phong phú và sinh động.

– Tạo nên sự khác biệt về cảnh quan tự nhiên giữa các vùng, các miền tự nhiên.

– Ảnh hưởng của biển làm tăng cường tình chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

– Hình dạng lãnh thổ nước ta cho phép phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải nhưng cũng gây nhiều trở ngại do địa hình nhiều nơi bị chia cắt, nhất là trong mùa lũ.

Câu 4: Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hãy chứng minh điều đó qua các yếu tố khí hậu biển.

Các yếu tố khí hậu biển gồm có: chế độ gió, nhiệt độ, mưa.

-Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa thể hiện qua chế độ gió: Có 2 mùa gió, từ tháng 10 đến tháng 4 gió hướng đông bắc, từ thạng đến tháng 11 hướng tây nam.

– Nhiệt độ trung bình 230C

– Ở các miền ven biển, mùa hạ mát hơn đất liền và mùa đong ấm hơn trong đất liền.

– Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

– Chế độ mưa, lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền (1000mm-1300mm/năm)

Câu 5: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á, đồng thời cho biết sự phát triển bền vững của khu vực cần giải quyết vấn đề gì

* Những diều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của các nước khu vực Đông Nam Á:

– Nguồn nhân công lao động dồi dào.

– Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn.

– Nguồn nông phẩm nhiệt đới phonh phú, giá trị cao

– Vốn đầu tư , công nghệ nước ngoài.

* Sự phát triển bền vững của khu vực cần giải quyết vấn đề:

– Vấn đề môi trường và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên khu vực Đông Nam Á.

– Không làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên môi trường khai phá rừng quá mức, ô nhiễm nước, không khí……)

Câu 6: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế ở nước ta từ năm 1986 đến nay đã đạt được những thành tựu nào?

Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài.

Sàn xuất nông nghiệp lien tục phát triển.

GDP tăng hơn 7% năm.

Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực.

Công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường.

Các ngành du lịch phát triển mạnh mẽ.

Đời sống vật chất tinh thần được cải thiện, tỉ lệ nghèo đói giảm nhanh.

Câu 7:Tại sao chúng ta phải khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi.

Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ.

Một số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt do khai thác quá mức và sử dụng còn lãng phí

Câu 8:Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất và quan trọng nhất.

Vận động tạo núi ở giai đoạn tân kiến tạo làm cho địa hình nước ta có tính chất trẻ lại và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

Địa hình nước tamang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 9: Nước ta có mấy miền khí hậu ? Nêu đặc điểm của từng miền.

Có 4 miền khí hậu.

Miền khí hậu phía bắc từ hoành sơn trở ra:mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè óng mưa nhiều.

Miền khí hậu đông trường sơn từ hoành sơn tới mũi Dinh: mùa mưa lệch hẳn vế thu đông.

Miền khí hậu phía nam: khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, có 2 mùa khô và mưa tương phản nhau sâu sắc.

Miền khí hậu biển đông:mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.

Câu 10: Vì sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông lại ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông lại ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do:

– Tác động của địa hình.

– Vào mùa đông các đợt gió mùa đông bắc bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn và nóng lên khi xuống phía Nam (nhiệt độ của vùng thường cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 20 – 30 C).

– Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm.

– Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ địa hình núi cánh cung mở rộng đón gió mùa đông bắc lạnh và khô.

Câu 11: Vì sao trong mùa gió đông bắc thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ không giống nhau?

Mùa gió đông bắc thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ không giống nha vì:

– Bắc Bộ ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc (lạnh, khô)

– Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau (mưa lớn, mưa phùn).

– Nam bộ nằm ngoài phạm vi tác động của gió mùa đông bắc, chịu ảnh hưởng của tín phong đông bắc nên nóng nắng khô hạn.

Câu 12: Xem lại cách vẽ biểu đồ hình tròn, cột?

……………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button