Lớp 8

Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp – Toán lớp 8

Ở các bài trước các em đã biết cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp vận dụng 7 hằng đẳng thức, đặt nhân tử chung và nhóm nhiều hạng tử.

Trong bài viết này chúng ta cùng vận dụng cách phối hợp các phương pháp trên (đặt nhân tử chung, nhóm nhiều hạng tử và dùng hằng đẳng thức) để phân tích đa thức thành nhân tử.

• Để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp ta cần lưu ý:

– Đọc kỹ đề bài và rút ra nhận xét để vận dụng các phương pháp đã biết như đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm nhiều hạng tử và phối hợp chúng để giải quyết yêu cầu bài toán.

– Nếu các hạng tử của đa thức có nhân tử chung thì ta nên đặt nhân tử chung ra ngoài dấu ngoặc để đa thức trong ngoặc đơn giản hơn rồi mới tiếp tục phân tích để đi đến kết quả cuối cùng.

•Bài tập vận dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử

*Bài 51 trang 24 SGK Toán 8 Tập 1:Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) x3– 2x2+ x.

b) 2x2+ 4x + 2 – 2y2

c) 2xy – x2– y2+ 16

* Lời giải:

a) x3– 2x2+ x

= x.x2– x.2x + x

(Xuất hiện nhân tử chung là x)

= x(x2– 2x + 1)

(Xuất hiện hằng đẳng thức dạng (A-B)2 = A2 – 2AB + B2 tương tứng trong bài A là x B là 1)

= x(x – 1)2

b) 2x2+ 4x + 2 – 2y2(có nhân tử chung là 2)

= 2.(x2+ 2x + 1 – y2)

(Xuất hiện HĐT dạng (A+B)2 = A2 + 2AB + B tương ứng trong bài A là x B là 1).

= 2[(x2+ 2x + 1) – y2]

= 2[(x + 1)2– y2]

(Xuất hiện hằng đẳng thức dạng A2 – B2 = (A – B)(A + B) tương ứng trong bài A là (x+1) và B là y)

= 2(x + 1 – y)(x + 1 + y)

c) 2xy – x2– y2+ 16

(ta thấy có 2xy ; x2; y2, ta liên tưởng đến HĐT (A+B)2 hoặc (A-B)2)

= 16 – (x2– 2xy + y2)

(xuất hiện HĐT dạng (A-B)2 = A2 – 2AB + B2 tương ứng trong bài A là x và B là y)

= 42– (x – y)2

(xuất hiện hằng đẳng thức dạng A2 – B2 = (A-B)(A+B) tương ứng trong bài A là 4 và B là (x-y)2)

= [4 – (x – y)][4 + (x – y)]

= (4 – x + y)(4 + x – y).

* Bài 52 trang 24 SGK Toán 8 Tập 1:Chứng minh rằng (5n + 2)2– 4 chia hết cho 5 với mọi số nguyên n.

* Lời giải:

– Ta có: (5n + 2)2– 4

= (5n + 2)2– 22

= (5n + 2 – 2)(5n + 2 + 2)

= 5n(5n + 4)

Vì 5 ⋮ 5 nên 5n(5n + 4) ⋮ 5 ∀n ∈ Ζ.

⇒ Vậy (5n + 2)2– 4 luôn chia hết cho 5 với mọi n ∈ Ζ

* Nhận xét: Bài toán trên thực chất là chúng ta vận dụng hằng đẳng thức phân tích thành nhân tử rồi mới vận dụng tính chất chia hết để được kết quả theo yêu cầu.

* Bài 53 trang 24 SGK Toán 8 Tập 1:Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) x2– 3x + 2

b) x2+ x – 6

c) x2+ 5x + 6

(Gợi ý : Ta không thể áp dụng ngay các phương pháp đã học để phân tích nhưng nếu tách hạng tử – 3x = – x – 2x thì ta có x2– 3x + 2 = x2– x – 2x + 2 và từ đó dễ dàng phân tích tiếp.

Cũng có thể tách 2 = – 4 + 6, khi đó ta có x2– 3x + 2 = x2– 4 – 3x + 6, từ đó dễ dàng phân tích tiếp)

* Lời giải:

• Cách 1:Tách một hạng tử thành tổng hai hạng tử để xuất hiện nhân tử chung.

– Ta có: x2– 3x + 2

(Tách –3x = – x – 2x)

= x2– x – 2x + 2

= (x2– x) – (2x – 2)

= x(x – 1) – 2(x – 1)

(Có x – 1 là nhân tử chung)

= (x – 1)(x – 2)

Hoặc: x2– 3x + 2

= x2– 3x – 4 + 6 (Tách 2 = – 4 + 6)

= x2– 4 – 3x + 6

= (x2– 22) – 3(x – 2)

= (x – 2)(x + 2) – 3.(x – 2) (Xuất hiện nhân tử chung x – 2)

= (x – 2)(x + 2 – 3) = (x – 2)(x – 1)

b) x2+ x – 6

= x2+ 3x – 2x – 6 (Tách x = 3x – 2x)

= x(x + 3) – 2(x + 3) (có x + 3 là nhân tử chung)

= (x + 3)(x – 2)

c) x2+ 5x + 6 (Tách 5x = 2x + 3x)

= x2+ 2x + 3x + 6

= x(x + 2) + 3(x + 2) (Có x + 2 là nhân tử chung)

= (x + 2)(x + 3)

• Cách 2:Đưa về các HĐT dạng (A+B)2 hoặc (A-B)2

1602041737j3m3p22aro 1602736358

(ta viết 3x = 2.x.(3/2) và thêm bớt (3/2)2 để xuất hiện HĐT dạng (A-B)2= A2– 2AB + B2tương ứng A là x và B là 3/2)

(xuất hiện HĐT dạng A2 – B2 = (A-B)(A+B) tương ứng với A là x-3/2 và B là 1/2)

1602041750sb7lk5yo80 1602736359

(ta viết x = 2.x.(1/2) và thêm bớt (1/2)2 để xuất hiện HĐT dạng (A+B)2 = A2 + 2AB + B2 tương ứng A là x và B là 1/2)

1602041754dntipdvolq 1602736359

(xuất hiện HĐT dạng A2– B2= (A-B)(A+B) tương ứng với A là x+3/2 và B là 5/2)

1602041758wow62onvq1 1602736359

1602041762bi4zr6gnuh 1602736360

(ta viết 5x = 2.x.(5/2) và thêm bớt (5/2)2để xuất hiện HĐT dạng (A+B)2= A2+ 2AB + B2tương ứng A là x và B là 5/2)

16020417669rc68rr07h 1602736360

(xuất hiện HĐT dạng A2– B2= (A-B)(A+B) tương ứng với A là x+5/2 và B là 1/2)

1602041772esz8vgu6k0 1602736360

Như vậy, việc phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp yêu cầu các em phải vận dụng linh hoạt các phương pháp đã biết (đó là đặt nhân tử chung, nhóm nhiều hạng tử và vận dụng hằng đẳng thức đáng nhớ) một cách thuần thục, đọc kỹ bài và phân tích nên kết hợp các phương pháp nào.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button