Đề bài: Thuyết minh về chùa Một Cột
Thuyết minh về chùa Một Cột
I. Dàn ýThuyết minh về chùa Một Cột
1. Mở bài
– Giới thiệu chùa Một Cột.
2. Thân bài
a. Lịch sử, tên gọi:
– Tên gọi khác là chùa Mật, Nhất Trụ Tháp, Liên Hoa Đài, Diên Hựu tự.
– Tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, người đứng đầu là trụ trì Đại đức Thích Tâm Kiên.
– Ngôi chùa được khởi công xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông vào khoảng mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049.
– Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa tương truyền là xuất phát từ giấc mơ của vua Lý Thái Tông.
– Chùa Một Cột được xếp vào dạng di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, đồng thời được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” trong khu vực.
b. Đặc điểm kiến trúc:
– Tổng thể ngôi chùa được dựng bằng gỗ, bên trong đặt tượng Quan Thế m để thờ tự.
– Gồm một đài Liên Hoa hình vuông, mỗi cạnh dài 3m, mái cong, lợp ngói. Ở mỗi góc mái đầu đao có trang trí hình Xi Vẫn, trên nóc mái trang trí hình “lưỡng long chầu nguyệt”, tức là hai con rồng cùng chầu mặt trăng.
=> Biểu trưng cho sức mạnh thần thánh, uy nghiêm, chứa đựng nhiều những giá trị văn hóa, ý nghĩa tâm linh, trí tuệ và mong ước của con người trong các nền văn minh cổ xưa truyền thống.
– Toàn bộ bộ Liên Hoa đài được đặt, dựng cân đối trên một cột bằng đá có đường kính 1,2m bao gồm hai khối đá lớn chồng khít lên nhau. Từ đỉnh cột người ta thiết kế một hệ thống các dầm đỡ bằng gỗ tỏa ra tám góc như hình đài hoa làm điểm tựa cho ngôi đài ở trên.
– Nhìn từ xa trông giống như một bông hoa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước, mang một vẻ đẹp trong sạch, trong cao, trở thành một biểu tượng cho phật pháp, cũng như biểu tượng văn hóa Việt Nam.
c. Ý nghĩa:
– Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố m – Dương, trong đó đài vuông đóng vai trò là âm, cột tròn đóng vai trò là dương, đặc trưng cho quy luật hài hòa của tạo hóa.
– Biểu hiện cho tấm lòng tôn sùng và sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo ở nước ta dưới triều Lý.
– Trở thành một trong những biểu tượng quan trọng và tiêu biểu nhất của thủ đô Hà Nội, là nơi thu hút hàng vạn khách du lịch tham quan hàng năm.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận.
II. Bài văn mẫuThuyết minh về chùa Một Cột
Thủ đô Hà Nội vốn đã nổi danh ngàn năm là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự hàng đầu của nước ta. Xa xưa đã được Lý Công Uẩn hết mực cất nhắc, xem trọng, ra chiếu dời đô từ Đại La về để ổn định đất nước sau 1000 năm loạn lạc, đồng thời về sau nơi đây cũng trở thành đế kinh nơi cư ngụ của đế vương nước ta nhiều đời. Chính vì thế mà mảnh đất có thế “rồng cuộn hổ ngồi” này đã mang trong mình nhiều dấu tích lịch sử đáng quý, tiêu biểu cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước ở nhiều lĩnh vực. Trong đó ở lĩnh vực văn hóa, sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo cũng để lại nhiều công trình kiến trúc có giá trị, tiêu biểu nhất phải kể đến chùa Một Cột.
Chùa Một Cột hay còn có các tên gọi khác là chùa Mật, Nhất Trụ Tháp, Liên Hoa Đài, Diên Hựu tự, là một trong những công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo nhất nước ta còn tồn tại đến ngày hôm nay (đã trải qua một lần đại tu vào năm 1955 sau trận đánh phá của Pháp). Hiện nay chùa tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, người đứng đầu là trụ trì Đại đức Thích Tâm Kiên. Ngôi chùa được khởi công xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông vào khoảng mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa tương truyền là xuất phát từ giấc mơ của vua Lý Thái Tông, khi nhà vua trong một lần nằm ngủ đã mơ thấy được Phật bà Quan m dắt tay đi lên tòa sen. Chính vì thế vua đã theo lời khuyên của nhà sư Thiền Tuệ, xây một ngôi chùa dáng hình giống đài sen, dựng trên một trụ lớn nằm giữa hồ sen. Đến nay qua nhiều triều đại, chùa Một Cột ít nhiều được tu sửa, nâng cấp nhiều lần, tuy nhiên vẫn luôn giữa được đúng kiến trúc, cũng như dáng vẻ của nó từ thời Lý. Ngày nay chùa Một Cột được xếp vào dạng di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, đồng thời được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” trong khu vực.
Sở dĩ nói chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất là bởi kiến trúc 1 cột của nó, theo nhiều tài liệu lịch sử thì lối kiến trúc này đã xuất hiện từ trước đời nhà Lý, xuất hiện trong một số công trình phật giáo phục vụ tu hành của vương tôn quý tộc và trở thành một thực tế nghệ thuật cổ truyền đặc trưng cho nền Phật giáo tại Việt Nam. Tổng thể ngôi chùa được dựng bằng gỗ, bên trong đặt tượng Quan Thế m để thờ tự. Ngôi chùa đã được tu sửa hiện nay có một đài Liên Hoa hình vuông, mỗi cạnh dài 3m, mái cong, lợp ngói. Ở mỗi góc mái đầu đao có trang trí hình Xi Vẫn, trên nóc mái trang trí hình “lưỡng long chầu nguyệt”, tức là hai con rồng cùng chầu mặt trăng. Trong văn hóa Việt nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, rồng kết hợp với trăng trang trí trên các đình, đền, chùa là biểu trưng cho sức mạnh thần thánh, uy nghiêm, chứa đựng nhiều những giá trị văn hóa, ý nghĩa tâm linh, trí tuệ và mong ước của con người trong các nền văn minh cổ xưa truyền thống. Toàn bộ bộ Liên Hoa đài được đặt, dựng cân đối trên một cột bằng đá có đường kính 1,2m bao gồm hai khối đá lớn chồng khít lên nhau. Từ định cột người ta thiết kế một hệ thống các dầm đỡ bằng gỗ tỏa ra tám góc như hình đài hoa làm điểm tựa cho ngôi đài ở trên. Tổng thể kiến trúc chùa Một Cột nhìn từ xa trông giống như một bông hoa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước, mang một vẻ đẹp trong sạch, trong cao, trở thành một biểu tượng cho phật pháp, cũng như biểu tượng văn hóa Việt Nam. Bởi hoa sen từ bao đời nay vẫn được xem là quốc hoa của dân tộc, chứa đựng những giá trị văn hóa sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực tu hành mà còn có gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân ta.
Về ý nghĩa chùa Một Cột ngày nay, theo nhiều triết học gia phương Đông thì lối kiến độc đáo này là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố m – Dương, trong đó đài vuông đóng vai trò là âm, cột tròn đóng vai trò là dương, đặc trưng cho quy luật hài hòa của tạo hóa trời – đất, âm – dương, ngũ hành, sinh tử của vạn vật. Đồng thời sự xuất hiện của công trình này cũng là biểu hiện cho tấm lòng tôn sùng và sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo ở nước ta dưới triều Lý. Ngày nay chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng quan trọng và tiêu biểu nhất của thủ đô Hà Nội, là nơi thu hút hàng vạn khách du lịch tham quan hàng năm. Cũng là niềm tự hào của dân tộc về những dấu tích vẻ vang của đất nước nước ta hàng ngàn năm trước, là biểu tượng cao quý cho tâm hồn người Việt ta từ ngàn đời.
Nếu có dịp ghé thăm thủ đô Hà Nội, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được đến thăm di tích lịch sử – văn hóa đậm truyền thống dân tộc này một lần nhé. Hãy đến đây để được tận hưởng bầu không khí liêng thiêng của “đóa sen ngàn năm” mà vẫn không ngừng tỏa những hương thơm của thanh sạch, an nhiên, đồng thời luôn giữ trong mình vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ sự tài hoa, sáng tạo của lớp người thiên cổ này.
—————————–HẾT——————————-
Hà Nội không chỉ được biết đến là thủ đô 1000 năm tuổi, nơi có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử mà còn là thành phố của những danh thắng, địa danh nổi tiếng. Trên đây chúng ta đã cùng nhau hoàn thành bàiThuyết minh về chùa Một Cột, bên cạnh đó các em cũng có thể khám phá thêm những địa danh nổi tiếng khác của Hà Nội như: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Nội , Thuyết minh về hồ Hoàn Kiếm hay tìm hiểu về nền ẩm thực đặc sắc của Hà Nội qua bài Thuyết minh về món Phở Hà Nội.