Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
I. Dàn ý Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao, quan điểm sáng tác của tác giả, đặc biệt là tinh thần nhân đạo trong những tác phẩm của ôn và tác phẩm lão Hạc.
2. Thân bài
– Sự đồng cảm của tác giả đối với những nhân vật nghèo khổ, khó khăn. Trong đó có lão Hạc
– Sự khám phá của tác giả về cuộc đời và số phận của những con người nghèo khó
– Những vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của những nhân vật trong tác phẩm
– Từ giá trị hiện thực đến giá trị nhân đạo: Lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến, gián tiếp đẩy con người đến bước đường cùng.
3. Kết bài
Cảm nhận của em về giá trị nhân đạo trong tác phẩm
II. Bài văn mẫuPhân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao (Chuẩn)
Giá trị nhân đạo là một trong những khía cạnh, vấn đề được rất nhiều tác giả thời kì trước Cách mạng tháng Tám đề cập đến và rất thành công. Một trong số những nhà văn hiện thực xuất sắc của thời kì ấy là Nam Cao cũng đưa ngòi bút của mình vào những trang văn thấm đượm tinh thần nhân đạo. Tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần ấy của ông là Lão Hạc.
Đầu tiên, giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua sự đồng cảm của tác giả đối với những con người, số phận bất hạnh trong cuộc sống. Và trong truyện lão Hạc, nhân vật ấy là lão Hạc. Tác giả Nam Cao đã xây dựng hình tượng một nhân vật có hoàn cảnh vô cùng đáng thương: Vợ mất sớm, lão Hạc phải sống trong canh gà trống nuôi con. Đứa con trai duy nhất của lão rồi cũng bỏ lão ra đi. Vì kiếm ăn, vì cái nghèo đói bủa vây, lão lại sống cô đơn một mình. Không chỉ lão Hạc, ngay cả ông giáo, một tầng lớp tri thức của xã hội cũng phải sống một cuộc đời túng thiếu, khốn cùng. Lão Hạc chỉ là một trong những nhân vật đại diện cho sự khốn khổ ấy của người nông dân…(Còn tiếp)
>> Xemchi tiết bài mẫu Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao tại đây.