Khối B là khối được xem là có nhiều cơ hội việc làm rộng mở. Bởi hiện nay, khi xã hội càng hiện đại và văn minh thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng tăng cao. Do đó, có rất nhiều thí sinh lựa chọn khối B là khối thi đại học chính của mình. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cho các bạn học sinh có nhiều sự lựa chọn về khối phù hợp với sở trường của bản thân, khối B hiện nay đã được mở rộng bởi Bộ Giáo Dục. Điều này vô hình chung gây khó khăn cho các thí sinh khi chưa rõ về những khối mở rộng này. Reviewedu mong rằng bài viết sau có thể phần nào giúp các bạn hiểu thêm về các tổ hợp môn thi khối B.
Khối B gồm những môn học nào?
Khối B là một trong những khối thi truyền thống đã có từ lâu và khá quen thuộc với nhiều thí sinh. Tuy nhiên, nếu như trước đây nhắc tới khối B là người ta chỉ nghĩ đến 3 môn Toán, Hóa, Sinh thì ngày nay khối B đã được mở rộng ra nhiều khối khác với những tổ hợp môn khác nhau. Môn sinh, hóa trong khối B truyền thống có thể thay thế bằng môn sử, địa, văn, giáo dục công dân, khoa học xã hội…
Tổ hợp các môn thi khối B là gì?
Khối B hiện nay được chia thành 7 khối khác nhau được mở rộng từ các môn truyền thống của khối B là Toán, Hóa học và Sinh học. Đây cũng là khối thu hút được khá nhiều thí sinh đăng ký dự thi, chỉ đứng sau khối A. Dưới đây là 7 tổ hợp môn khối B mới nhất.
- Khối B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- Khối B01: Toán – Sinh học – Lịch sử
- Khối B02: Toán – Sinh học – Địa lý
- Khối B03: Toán – Sinh học – Ngữ văn
- Khối B04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân
- Khối B05: Toán – Sinh học – Khoa học xã hội
- Khối B08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
Trong đó, có thể thấy dù chọn tổ hợp môn nào thuộc khối B nói chung thì môn Toán và Sinh học luôn đóng vai trò quan trọng quyết định đến kết quả điểm thi của thí sinh. Hai môn học này không chỉ giúp thí sinh tăng sức cạnh tranh trong quá trình xét tuyển vào trường đại học mình mong muốn mà còn giúp các em trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Cách ôn luyện khối B hiệu quả
Điều cơ bản đầu tiên là bạn phải nắm vững những kiến thức nền tảng một cách chắc chắn và có hệ thống. Ngoài ra, bạn cần có một kế hoạch ôn thi rõ ràng và hợp lý.
Đối Với Môn Toán
Hãy áp dụng phương pháp đối với môn này. Mỗi ngày, bạn nên dùng 2 tiếng (ngoài việc học trên lớp) để ôn lại kiến thức mà mình đã học. Sau đó, tìm hiểu thêm một số bài toán nâng cao và kiến thức mới ở trên mạng để rèn luyện thêm. Tuy nhiên nên lưu ý, đối với những kiến thức mà bạn chưa nắm chắc thì đừng nên đâm đầu vào các bài toán có chúng. Điều đó có thể dẫn đến bạn mất rất nhiều thời gian trong khi chẳng cải thiện được chút kiến thức nào.
Đối Với Môn Hóa Học
Đối với môn học này, bạn nên thực hành những thí nghiệm. Điều này giúp quan sát, giúp bạn nhớ chúng tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian, nguyên liệu để làm được những thí nghiệm này. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách làm bài tập hàng ngày. Bằng cách vận dụng những câu hỏi liên quan đến các hiện tượng thực tế để nắm rõ kiến thức cũ. Nên tự hình thành cho mình thói quen viết phương trình biểu diễn hóa học, cân bằng phản ứng. Đối với những phương trình khó nhớ, bạn có thể sử dụng giấy nhớ và dán ở những nơi mà bạn hay lui tới.
Đối Với Môn Sinh Học
Với môn học này, chủ yếu, kiến thức thường tập trung trong phạm vi trong lớp 12. Bạn nên nắm chắc những kiến thức cơ bản cũng như nâng cao tại lớp 12. Bạn có thể chia môn học này thành 3 giai đoạn để ôn luyện như sau:
- Giai đoạn 1: Tìm hiểu thêm kiến thức mới và ôn luyện đề thi.
- Giai đoạn 2: Tiếp tục ôn luyện đề thi. Bổ sung thêm những kiến thức mà mình còn thiếu hoặc chưa rõ.
- Giai đoạn 3: Tổng hợp lại tất cả những kiến thức mình có. Ôn luyện đề thi có chọn lọc một cách cấp tốc chuẩn bị cho kỳ thi.
Review khối B
Để thi đậu vào trường khối B mà các bạn mong muốn theo học. Thì đầu tiên, nên xem xét đâu là môn học sở trường của mình. Từ đó tiến hành ôn luyện đúng và khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn có thể lựa chọn được đúng khối thi phù hợp với sở trường của bản thân. Chuyên tâm ôn luyện để đạt được kết quả mong muốn trong kỳ thi sắp tới.