Dàn ý Phân tích 8 câu đầu bài quê hương của Tế Hanh
I. Dàn ý Phân tích 8 câu đầu bài quê hương của Tế Hanh, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài
Khái quát chung tác phẩm Quê hương của Tế Hanh và 8 câu đầu bài thơ.
2. Thân bài
a. Phân tích hai câu đầu: Lời giới thiệu về quê hương:
+ Làng quê cạnh biển, bốn bề sóng nước vây quanh.
+ Người dân nơi đây mưu sinh, kiếm sống bằng nghề chài lưới.
+ Phó từ “vốn” kết hợp với cụm danh từ “làm nghề chài lưới” đã cho thấy được nghề chài lưới trở thành một nghề truyền thống làng quê, được những người dân vùng chài giữ gìn và tiếp nối.
=> Trong lời thơ, ta cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nhắc được làng nghề truyền thống của quê hương mình. Một nghề đặc trưng của miền biển.
b. Phân tích 6 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền ra khơi
– Thời điểm: sớm mai “trời trong, gió nhẹ”.
– Cảnh ra khơi:
+ Hình ảnh “dân trai tráng” gợi vẻ đẹp của những chàng trai với làn da ngăm thấm vị mặn mòi của biển, họ rắn rỏi, chân chất, cường tráng, mạnh mẽ, là đại diện tiêu biểu cho sức trẻ của những người lao động vùng chài.
+ Những chiếc thuyền vốn nằm lặng im trên bến bãi giờ đây lại cùng người miệt mài “ra trận”.
+ Những cánh tay can trường, khỏe khoắn đang lèo lái con thuyền “vượt trường giang” để ra biển lớn.
+ Hình ảnh so sánh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” độc đáo.
+ Các tính từ mạnh như “hăng”, “mạnh mẽ” kết hợp khéo léo với động từ mạnh ” phăng”, “vượt” gợi lên hình ảnh những con thuyền ra khơi tiến về phía trước trong tâm thế đầy chủ động, hứng khởi với sức mạnh như vũ bão của mình.
+ Cánh buồm- hồn làng: Cánh buồm trở thành biểu tượng của linh hồn làng quê.
3. Kết bài
Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh lao động trong đoạn thơ và tài năng của tác giả.
II.Dàn ý Phân tích 8 câu đầu bài quê hương của Tế Hanh, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Quê hương và 8 câu đầu tác phẩm.
2. Thân bài
a. Lời giới thiệu về quê hương tác giả (2 câu thơ đầu)
– Địa điểm: Làng tôi- quê hương tác giả.
– Vị trí địa lý: “Cách biển nửa ngày sông”.
– Không gian: Giữa mênh mông sóng nước.
– Nghề nghiệp: nghề chài lưới.
=> Lời giới thiệu về quê hương cụ thể, giản dị đậm chất người con vùng biển.
b. Bức tranh ra khơi của người lao động (6 câu thơ tiếp)
– Thời gian: Buổi sớm mai
– Không gian: biển rộng, trời trong, gió nhẹ
– Thời tiết: thuận lợi cho công việc ra khơi đánh bắt.
– Hình ảnh ra khơi đầy đẹp đẽ của người dân vùng chài:
+ Hình ảnh những “dân trai tráng” bơi thuyền ra khơi được thi vị hóa, người lao động mang trong mình sức sống và khỏe khoắn.
+ Cách ngắt nhịp 3/2/3 diễn tả không khí náo nức, rộn ràng của người lao động trong hành trình chuẩn bị cho chuyến ra khơi của mình.
+ Những con thuyền cùng nhau vượt biển lớn, mạnh mẽ, hùng dũng như những con “tuấn mã” => Sự lèo lái tài ba, điêu luyện và sức mạnh lao động, sự đồng lòng, đoàn kết của người dân trong hành trình đánh bắt cá tôm.
+ “trường giang” gợi ra không gian rộng lớn đồng thời ẩn dụ cho những hiểm nguy nơi biển rộng.
+ Hành động mạnh mẽ : “phăng mái chèo”, “vượt trường giang”- sức mạnh của những dũng sĩ trong lao động để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Cách so sánh độc đáo “cánh buồm giương to”- “mảnh hồn làng”: cánh buồm no gió ra khơi là biểu tượng cho linh hồn quê hương, xứ sở.
+ Hình cả cánh buồm “giương to” đón lấy những luồng gió lớn của đất trời: ẩn dụ về sức sống và khát vọng, ý chí của những người dân chài vùng biển.
=> Bức tranh ra khơi sống động, đẹp đẽ, báo hiệu cho một chuyến đi bội thu, mang nhiều cá tôm trở về.
3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp nội dung và giá trị nghệ thuật của 8 câu thơ.
III.Dàn ý Phân tích 8 câu đầu bài quê hương của Tế Hanh, mẫu 3 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài:
a. Nhan đề và câu đề từ:
– Nhan đề: bộc lộ nội dung chính của tác phẩm, gợi lên hình ảnh về nơi chôn nhau cắt rốn của nhà thơ.
– Câu đề từ: bổ sung cho nhan đề, là lời của cha tác giả, gợi lên hình ảnh về một vùng miền biển làm nghề đánh cá, gắn với biển.
b. Hai câu đầu: lời giới thiệu về quê hương
– Được giới thiệu một cách trực tiếp, rất gần gũi, giản dị
– Gợi lên hình ảnh một vùng đất nổi giữa biển mênh mông
– Sự ước chừng “nửa ngày sông”: ngôn ngữ đặc trưng của người dân miền biển.
c. Sáu câu tiếp: hình ảnh con người và thuyền ra khơi đánh bắt cá
– Hoàn cảnh ra khơi:
+ “Trời xanh, nắng nhẹ, sớm mai hồng: điều kiện lý tưởng cho một buổi ra khơi.
+ Hình ảnh “dân trai tráng”: lãng mạn hoá hình ảnh của người ngư dân, bộc lộ vẻ đẹp mạnh mẽ, rắn rỏi của họ.
– Khung cảnh ra khơi lãng mạn và kì vĩ:
+ Hình ảnh so sánh con thuyền – “tuấn mã”: thể hiện sự mạnh mẽ, to lớn, nhanh nhẹn, sung sức của đội thuyền.
+ Các động từ mạnh “phăng, vượt”: tạo nên khí thế hừng hực, tràn trề sức sống.
+ Các từ Hán Việt “tuấn mã, trường giang”: tạo nên không khí hùng tráng, tầm vóc của con người trước thiên nhiên.
– Hình ảnh “Cánh buồm …góp gió”: gợi lên nỗi nhớ quê.
+ “Cánh buồm”- ”mảnh hồn làng”: so sánh giữa cái vô hình với cái hưu hình, cánh buồm đại diện cho linh hồn của làng chài ven biển.
+ “Cánh buồm” biểu tượng cho tâm hồn của những người con miền biển.
3. Kết bài:
Cảm nhận chung
IV.Dàn ý Phân tích 8 câu đầu bài quê hương của Tế Hanh, mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và tám câu thơ đầu.
2. Thân bài:
a. Dáng hình quê hương:
– Lời đề từ “Chim bay dọc biển mang tin cá” gợi ra khung cảnh sông nước mênh mông với nguồn cá, nguồn tài nguyên thực dồi dào phong phú.
– Tế Hanh đã mở đầu bài thơ bằng lời giới thiệu tự nhiên, mộc mạc:
– “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới”, đã khái quát về nghề nghiệp chính của những con người miền biển, quanh năm gắn bó với sông nước.
– “Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”: ngôi làng gần biển, bốn bề mênh mông sóng nước.
b. Cảnh ra khơi, con người trong lao động:
– “trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng” tất cả đều là những điều kiện lý tưởng, tuyệt vời nhất cho một công cuộc ra khơi.
– Hình ảnh những người ngư dân được lãng mạng hóa nhiều, tràn đầy sức sống bằng hình ảnh “dân trai tráng”, bộc lộ tầm vóc to lớn, sức trẻ, khỏe, sự mạnh mẽ, vạm vỡ của những con người hàng ngày phải đối mặt với biển khơi.
– Cảnh ra khơi lãng mạn, kì vĩ.
+ Lối so sánh “hăng như con tuấn mã”, thể hiện trạng thái mạnh mẽ, sung sức nhất của con thuyền.
+ “trường giang” không gian rộng lớn, bao la.
+ Cách sử dụng động từ mạnh “hăng”, “phăng” của Tế Hanh nhằm bộc lộ được khí thế, sự mạnh mẽ, tràn trề sức sống của con thuyền, cũng như tầm vóc to lớn của con người trong trời đất.
+ Các từ ngữ hán việt “tuấn mã” và “trường giang” còn tạo ra cho khung cảnh ra khơi cảm giác lãng mạn, hùng tráng.
– “Cánh buồm trắng giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”:
+ Lấy cái hữu hình để so sánh với cái vô hình, lấy hình ảnh “cánh buồm trắng” sạch sẽ, tinh tế, gắn với “mảnh hồn làng” cao quý, thiêng liêng.
+ Cánh buồm chính là đại diện cho cả một làng quê, đại diện cho tâm hồn của những người ngư dân, những con người sống tại miền biển.
+ Cảnh cánh buồm “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”, không chỉ đơn thuần tả cảnh cánh buồm căng phồng khi thuận gió, đẩy con thuyền ra khơi xa. Mà còn là ẩn ý của tác giả về sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
V. Dàn ý Phân tích 8 câu đầu bài quê hương của Tế Hanh, mẫu 5 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Sơ lược về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
– Giới thiệu 8 câu thơ đầu của bài thơ.
2. Thân bài
a. Nhan đề và lời đề từ:
– Nhan đề “Quê hương” Tế Hanh đã bộc lộ chủ đề chính của tác phẩm.
– Lời đề từ “Chim bay dọc biển mang tin cá”, bổ sung cho nhan đề “Quê hương” của tác giả, gợi mở ra chủ đề chính của bài thơ là một vùng đất ven biển, cuộc sống quanh năm gắn bó với nghề chài lưới, quen với sự xuất hiện của cánh hải âu, quen với mùi gió biển mặn mòi.
b. Hai câu thơ đầu:
– Kể lại những ấn tượng của mình về quê nhà, đó là một nơi mà quanh năm con người gắn bó với nghề chài lưới đầy vất vả, cực nhọc.
– Đặc điểm địa lý “nước bao vây cách biển nửa ngày sông”, khiến người đọc hình dung ra một vùng đất nổi lên giữa sóng nước mênh mông.
– Lối ước chừng khoảng cách “nửa ngày sông” mang đến cho người đọc những ấn tượng về đặc trưng ngôn ngữ của dân miền biển.
b. Hai câu thơ tiếp: “Khi trời trong…đánh cá”:
– Nét vẽ đầy hứng khởi, năng động, mở ra khung cảnh ra khơi đầy thuận lợi. Gam màu “hồng” của ánh bình minh, mang đến cho không gian cảm giác ấm áp, tươi sáng, đầy hứa hẹn, mang đến cho bài thơ sự lãng mạn tinh tế
– Con người xuất hiện với vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn, tràn đầy khí thế “bơi thuyền đi đánh cá”.
c. Vẻ đẹp của con thuyền và điểm nhấn nghệ thuật đặc sắc qua bốn câu thơ tiếp “Chiếc thuyền…thâu góp gió”:
– “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”. Đó là một cách liên tưởng độc đáo à sự mạnh mẽ, dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi.
=> Cho người đọc cảm nhận về hào khí ra khơi của người ngư dân đồng thời gợi cảm giác lãng mạn bay bổng trong thi ca xưa – người anh hùng và chiến mã.
– Những từ “hăng”, “phăng” không chỉ gieo vần cho tác phẩm, mà còn bộc lộ sự mạnh mẽ, dứt khoát, khí thế hùng tráng trong công cuộc ra khơi của người ngư dân.
– “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường giang”, hai động từ mạnh “phăng” và “vượt” đã tái hiện một cách tinh tế tầm vóc và sức mạnh của con người trong công cuộc lao động.
– “Trường giang” tức là con sông lớn và dài, như là một bức phông nền, một bệ phóng hoàn hảo để làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh và tầm vóc lớn lao của con người trước thiên nhiên, con người chế ngự thiên nhiên để sinh tồn.
– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”: Là một so sánh lạ nhưng rất đỗi hợp lý:
+ Đem cái hữu hình đi so với cái vô hình, vô vẻ, từ đó dễ dàng phác họa ra nét chân dung của hồn quê hương.
+ Cánh buồm mang vẻ đẹp lãng mạn và thi vị, lại mang đầy đủ tính biểu tượng về một miền quê quanh năm gắn bó với biển cả.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận chung.
VI. Bài văn mẫu Phân tích 8 câu đầu bài quê hương của Tế Hanh (Chuẩn)
Có thể nói, quê hương là một trong những đề tài lớn mà nhiều văn nhân, thi nhân hướng đến. Mỗi tác phẩm viết về quê hương được sáng tạo đều mang những dáng dấp riêng, linh hồn riêng để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc. Đỗ Trung Quân từng tha thiết với quê hương qua những lời thơ đầy ngọt ngào:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bóng vàng bay”
Đến với “Quê hương” của Tế Hanh, ta thật xúc động với những vần thơ đầy tha thiết của tác giả dành cho quê nhà khi tác giả đang học tập ở một thành phố xa quê. Đó là một bài thơ đượm hồn quê, tình quê và tiếng lòng nhớ quê da diết…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài văn mẫu Phân tích 8 câu đầu bài quê hương của Tế Hanh tại đây.
——————HẾT——————
Bức tranh quê và tình yêu quê hương của Tế Hanh là hai nội dung chính yếu trong Quê hương, để tìm hiểu thêm về tác phẩm mời các em tìm đọc thêm các bài viết Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh làng quê trong bài Quê hương của Tế Hanh, Nghị luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh, Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông.