Dàn ý nghệ thuật châm biếm đả kích trong vi hành
I. Dàn ý nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi hành (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu truyện ngắn “Vi hành”
2. Thân bài
* Nghệ thuật châm biếm đả kích là nghệ thuật dùng những từ ngữ, hình ảnh thâm thúy, sâu cay để vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng được nói đến, miêu tả.
* Biểu hiện:
– Tình huống truyện:
+ Trên tàu điện ngầm, đôi nam nữ người Pháp lầm tưởng nhân vật “tôi” – tác giả là vua Khải Định. Họ bàn tán, bình phẩm về ngoại hình, cách ăn mặc, cử chỉ, hành động của người đàn ông mà họ cho là vị vua của An Nam.
+ Người Pháp cho rằng tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.
+ Ngay cả chính phủ Pháp cũng không nhận ra được vị khách thật của mình.
→ Tình huống truyện độc đáo, hài hước có ý nghĩa đả kích sâu cay vào vua Khải Định. Tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng qua cuộc nói chuyện của đôi nam nữ người Pháp người đọc cũng có thể nhận thấy bản chất của một vị vua bù nhìn, lố bịch, kệch cỡm.
– Nghệ thuật khắc họa nhân vật chi tiết, sắc sảo:
+ Ngoại hình xấu xí
+ Trang phục kệch cỡm, lố lăng
+ Cử chỉ, thái độ: Lúng túng
+ Ăn chơi sa đọa
+ Đi vi hành nhưng lại trở thành kẻ giải trí, mua vui cho người Pháp.
→ Bức chân dung biếm họa về một vị vua bù nhìn, tầm thường
– Ngôn ngữ, giọng điệu: Mỉa mai, châm biếm.
– Hình thức: Truyện được viết theo hình thức một bức thư của tác giả gửi cho người em gái họ. Với hình thức này, tác giả có thể bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của cá nhân về vua Khải Định và chính phủ cũng như những người dân Pháp.
3. Kết bài
Đánh giá về nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm.
II. Bài văn mẫunghệ thuật châm biếm đả kích trong vi hành (Chuẩn)
Nhắc đến Nguyễn Ái Quốc, chúng ta không chỉ nhắc đến một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn nhắc đến sự nghiệp văn chương với nhiều tác phẩm nổi tiếng của Người. Bên cạnh những sáng tác viết bằng tiếng Việt, Bác còn có những tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vi hành” (1923) với nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc.
Nghệ thuật đả kích châm biếm được biểu hiện qua việc sử dụng lớp ngôn từ, hình ảnh có tính chất thâm thúy, đả kích sâu cay vào đối tượng để làm bộc lộ rõ bản chất của đối tượng được nói tới. Nghệ thuật ấy được biểu hiện từ việc xây dựng tình huống truyện, khắc họa nhân vật, ngôn ngữ cho đến hình thức của tác phẩm. Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ nhưng cũng hàm chứa đầy sự mỉa mai. Đó là tình huống một đôi nam nữ người Pháp nhầm tưởng nhân vật “tôi” – tác giả chính là vua Khải Định. Họ bàn tán, bình phẩm về ngoại hình, cử chỉ, hành động của ông vua đó rất sôi nổi ở trên tàu điện ngầm…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiếtNghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi hànhtại đây.
——————-HẾT——————–
Bên cạnh Dàn ý Nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi hành, các em cũng có thể đón đọc thêm một số bài văn hay lớp 11 khác như: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở truyện ngắn Vi hành; Soạn bài Vi hành, Nguyễn Ái Quốc; Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc; Dàn ý Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở truyện ngắn Vi hành;…