Lớp 11

Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

dan y cam nhan kho dau bai tho tu ay

Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Từ ấy

I. Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Từ ấy, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về Từ ấy và khổ thơ đầu bài thơ

2. Thân bài

– “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”
+ “Từ ấy” là một mốc thời gian Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, trở thành người chiến sĩ cộng sản.
+ “Nắng hạ” là cái nắng rực rỡ, tươi sáng mà cũng chói chang nhất
+ Động từ “bừng” vừa diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ.
→ Cảm xúc vui sướng tột độ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.

– “Mặt trời chân lí chói qua tim”
+ “Mặt trời” là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ mang đến sự sống cho con người.
+ “Chói” là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt nổi.
→ Khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản đối với thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà thơ.

– “Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
+ Niềm vui tươi rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời
+ Nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh quen thuộc, bình dị cùng những động từ mạnh và phép liên tưởng độc đáo để thể hiện cảm xúc của bản thân trước một sự kiện lớn lao.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa khổ thơ

II.Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Từ ấy, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.
– Dẫn dắt, giới thiệu khổ 1 bài thơ.

2. Thân bài

a. Cảm nhận 2 câu đầu khổ thơ:
– “Từ ấy”: trạng ngữ chỉ thời gian đứng đầu câu, đánh dấu mốc sự kiện Tố Hữu được kết nạp vào đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938.
– Động từ “bừng”: cảm xúc mãnh liệt đang lan tỏa, trào dâng trong tâm hồn nhà thơ.
– Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”: diễn tả nỗi hạnh phúc vui sướng của người chiến sĩ khi gặp ánh sáng của Đảng.
– “Mặt trời chân lý”: ca ngợi lí tưởng, tính đúng đắn của Đảng, của cách mạng.
– “Chói qua tim”: ánh mặt trời chói chang và rực rỡ, là nguồn sáng vĩ đại và bất diệt làm bừng sáng cả trí tuệ và trái tim.

b. Cảm nhận 2 câu cuối khổ thơ:
– Hình ảnh so sánh: “hồn tôi”- “vườn hoa lá” : diễn tả thế giới nội tâm đầy sinh động.
– Thế giới tâm hồn tràn đầy sức sống được mở ra với đủ đủ hương sắc, thanh âm:
+ Màu sắc: sắc vàng của nắng, màu xanh của lá non, muôn sắc của hoa lá.
+ Hương vị: hương dịu ngọt, xao xuyến của vườn hoa lá.
+ Thanh âm: tiếng chim hát ca rộn ràng.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị khổ thơ.

III. Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Từ ấy, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Từ ấy.
– Giới thiệu khổ thơ đầu của bài.

2. Thân bài

a. Cảm nhận hai câu đầu khổ thơ
– “Từ ấy”- là mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng nhà thơ – thời điểm năm 1938 khi Tố Hữu được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
→ Thời điểm “từ ấy”: có vai trò vô cùng quan trọng, là bước ngoặt lớn làm thay đổi nhận thức, tình cảm, lẽ sống của nhà thơ.
– “Bừng”: động từ mạnh diễn tả sự vận động, lan tỏa mạnh mẽ, đột ngột.
– “Nắng hạ”: hình ảnh ẩn dụ cho ánh sáng huy hoàng của Đảng, ánh sáng chân lý ấy làm “bừng” tỉnh nhận thức của “tôi”.

b. Cảm nhận hai câu cuối
– So sánh “hồn tôi”- “vườn hoa lá”: khẳng định niềm hạnh phúc, hân hoan vui sướng trong lòng thi nhân.
– Hình ảnh gần gũi “vườn”, “hoa lá’, “chim”: diễn tả sự phong phú trong thế giới cảm xúc đồng thời mang đến cảm giác tự nhiên, chân thực.
– Vườn hạ có sắc xanh của lá, sắc hồng của hoa, sắc vàng của nắng, có hương thơm ngào ngạt của cỏ cây, có thanh âm rộn ràng của chim chóc cũng như tâm hồn “tôi” giờ đây đang rạo rực bởi những cảm xúc đầy sống động.
=> Niềm vui sướng mãnh liệt, ánh sáng cách mạng làm bừng tỉnh, hồi sinh nhân thức, làm say đắm tâm hồn người lính trẻ.

3. Kết bài

Cảm nhận chung về vẻ đẹp của khổ thơ.

IV.Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Từ ấy” của tác giả Tố Hữu.
– Nêu cảm nhận chung về khổ thơ đầu của bài thơ “Từ ấy”

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu đã nhấn mạnh niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng
– “Từ ấy”: đánh dấu sự thay đổi diệu kì trong tâm hồn của tác giả Tố Hữu – thời điểm giác ngộ lí tưởng cách mạng.
– Sự chuyển biến về tâm hồn đã được ghi lại bằng những hình ảnh giàu tính biểu tượng qua “khu vườn đầy nắng hạ”:
+ Hình ảnh: mặt trời, nắng chói, hoa lá, hương thơm, tiếng chim hót
+ Động từ và tính từ mạnh: bừng, chói, rất đậm, rộn khắc hoa một khu vườn rực rỡ và tràn đầy nhựa sống.
+ “trong tôi” tái hiện thế giới nội tâm bên trong – cái “tôi” chủ thể trữ tình với những biến chuyển mạnh mẽ từ khi giác ngộ lí tưởng.
+ Hình ảnh ẩn dụ “Mặt trời chân lí” thể hiện lí tưởng cách mạng đem đến lẽ sống cao đẹp, soi đường chỉ lối.
+ Các từ ngữ cùng trường nghĩa: mặt trời – chói – bừng diễn tả niềm vui sướng tột cùng khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.

b. Hai câu thơ cuối nhấn mạnh sự thay đổi trong tâm hồn tác giả
– Hình ảnh so sánh: Hồn tôi là một vườn hoa lá thể hiện thế giới tâm hồn phong phú, đầy hương sắc.
– Hình ảnh “đậm hương và rộn tiếng chim” thể hiện khúc ca vui tươi, hân hoan của tác giả. Đó cũng chính là tiếng lòng rộn ràng của ông khi được sống dưới lí tưởng cách mạng và ánh sáng của Đảng.

3. Kết bài

Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bốn câu thơ đầu trong bài thơ “Từ ấy”

V. Dàn ý Cảm nhận khổ 1 bài thơ Từ ấy, mẫu 5 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về Tố Hữu, bài thơ “Từ ấy” và khổ thơ mở đầu bài thơ

2. Thân bài

a. Hai câu đầu: Nhấn mạnh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ
– “Từ ấy” chính là mốc son đầu tiên, mốc son chói lọi mở ra bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu
– Hình ảnh “bừng nắng hạ”. Nắng hạ trong tự nhiên là ánh nắng mùa hè, rực rỡ và tràn đầy sức sống.
→ Nó giống như niềm hạnh phúc, sung sướng mãnh liệt đang dâng trào trong huyết quản người thanh niên 18 tuổi khi được kết nạp Đảng.
– Hình ảnh mới lạ đầy sáng tạo “Mặt trời chân lý”, là hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh nguồn lan tỏa ánh sáng rực rỡ, chói lọi của Đảng, của Cách mạng.
– Cặp hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” và “mặt trời chân lý” gợi mở một nguồn sáng tốt lành, giúp tác giả khẳng định lý tưởng cách mạng với sức mạnh thức tỉnh lý trí.

b. Hai câu sau: Niềm vui sướng hân hoan khi giác ngộ lý tưởng cách mạng
– Hình ảnh so sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá” như mở rộng không gian để ý thơ lan tràn, làm cho hồn thơ trở nên tươi trẻ tràn đầy nhiệt huyết.
– Sau khi giác ngộ lý tưởng cách mạng, cả cuộc sống bên ngoài lẫn tâm hồn nhà thơ đều biến thành mảnh vườn ngập tràn hương sắc, thanh âm, dạt dào sức sống.
– Nhịp thơ sôi nổi kết hợp với việc sử dụng hai tính từ “đậm”, “rộn” và lối vắt dòng đặc sắc giúp diễn tả chân thực dòng cảm xúc dâng trào, niềm vui và niềm hạnh phúc trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng.

c. Đánh giá nghệ thuật
– Ngôn ngữ thơ tươi sáng, vui vẻ.
– Hình ảnh thơ sáng tạo, đẹp đẽ cùng những biện pháp tu từ đặc sắc, nghệ thuật bắc dòng khéo léo.

3. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị khổ thơ và liên hệ bản thân

VI. Bài văn mẫu Cảm nhận khổ đầu bài thơ Từ ấy (Chuẩn)

Tố Hữu là nhà thơ – chiến sĩ nổi tiếng của nền thơ ca cách mạng với những vần thơ trữ tình chính trị đằm thắm và thiết tha. Chất liệu thơ của Tố Hữu là những sự kiện chính trị, những bước ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng, con đường thơ của ông có sự thống nhất hài hòa với con đường cách mạng. Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, ánh sáng cộng sản đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của nhà thơ. Toàn bộ những thay đổi ấy được nhà thơ ghi lại trong bài Từ ấy, đặc biệt, qua khổ thơ đầu ta có thể thấy được niềm hạnh phúc, hân hoan tột độ của người chiến sĩ trẻ khi được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.

Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cùng bối cảnh khủng hoảng về đường lối cứu nước, Tố Hữu cũng như bao người trí thức khác từng băn khoăn đi tìm lẽ sống, từng cảm thấy “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi”. Có lẽ từng trải qua khủng hoảng, lạc lõng về tư tưởng và đường lối như vậy nên khi bắt gặp ánh sáng của Đảng, Tố Hữu thốt lên đầy vui sướng…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy tại đây.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button