Tổng hợp

Thể chế là gì? Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng là gì?

Mục lục bài viết 1 1. Thể chế là gì? 2 2. Thể chế trong tiếng Anh là gì? 3 3. Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng là gì? 3.1 3.1. Thể chế hóa là gì? 3.2 3.2. Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng: Đường lối, chủ trương của […]

Đường lối, chủ trương của Đảng được coi là định hướng chính trị cho hoạt động của toàn bộ máy Nhà nước. Trong đó, việc áp dụng những nội dung này như thế nào và hiện thực hóa nó ra sao được gọi là thể chế.

the che la gi the che hoa duong loi chu truong cua dang la gi

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:

1. Thể chế là gì?

Khái niệm về thể chế

Thể chế là thiết chế được hiểu là tổng hợp các quy định, nguyên tắc, các điều luật được sử dụng để chi phối, định hướng sự phát triển của một tổ chức hay một nhà nước trong những lĩnh vực nhất định.

Khái niệm về thể chế chính trị

Thể chế chính trị được hiểu chính là bộ máy tổ chức của nhà nước, là hình thức chế độ mà nhà nước lựa chọn để xây dựng thông qua những quy định, điều luật và thông qua nó để điều chỉnh, quản lý xã hội. Mỗi quốc gia sẽ có một thể chế riêng và được quy định trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó.

Ngoài ra thể chế chính trị còn được hiểu là các cách thức tổ chức trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hành chính…Có chức năng quan trong là điều hành, định hướng sự phát triển của một tập thể dân cư nhằm đem lại sự ổn định và phát triển.

Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều loại hình thể chế chính trị như: Thể chế chính sự đại nghị, thể chế chính trị tổng thống, thể chế chính trị độc tài và thể chế chính trị dân chủ…. Mỗi quốc gia sẽ có sự lựa chọn thể chế chính trị của riêng mình, vì vậy cơ cấu tổ chức nhà nước ở mỗi quốc gia đều mang những nét đặc trưng riêng biệt.

Đối với sự tồn tại và phát triển ở mỗi Quốc gia thì thể chế chính trị rất quan trọng. Mỗi xã hội vững mạnh đều mang cho mình một thể chế ổn định. Thể chế chính trị và bộ máy nhà nước luôn có mối quan hệ qua lại, trở thành tiền đề của nhau.

Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay ở Việt Nam không tồn tại chế độ đa đản mà chỉ do một đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay thể chế chính trị ở nước ta không còn là sự chi phối hoàn toàn của Đảng mà thêm vào đó là tổ chức nhà nước khác, có sự liên hệ, tương tác chặt chẽ với nhau như Nhà nước CHXHCN Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.

Quyền lực ở nước ta không tập trung vào một chủ thể nhất định, mà có sự phân bố quyền lực rõ ràng giữa những cơ quan, tổ chức. Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay mang đặc điểm tự do, luôn đảm bảo tính dân chủ và hướng đến đại đoàn kết dân tộc.

2. Thể chế trong tiếng Anh là gì?

Thể chế trong tiếng Anh là Institution

– Định nghĩa về thể chế trong tiếng anh được hiểu là:

Institution is an institution understood as a combination of regulations, principles, laws used to govern and guide the development of an organization or a state in certain fields.

– Một số thuật ngữ tiếng anh tiêu biểu liên quan đến lĩnh vực chính trị như:

Government  /ˈɡʌv.ən.mənt/ chính phủ
Administration /ədˌmɪn.ɪˈstreɪ.ʃən/ chính quyền/hành chính
Politician /ˌpɑː.ləˈtɪʃ.ən/ chính trị gia
Prime minister /ˌpraɪm ˈmɪn.ɪ.stɚ/ thủ tướng
Constitution /ˌkɒn.stɪˈtʃuː.ʃən/ hiến pháp
Politics /ˈpɑː.lə.tɪks/ hoạt động chính trị
Regime /reɪˈʒiːm/ chế độ, chính thể
Republic /rɪˈpʌb.lɪk/ nước cộng hòa, nền cộng hòa
Dictatorship /dɪkˈteɪ.tə.ʃɪp/ chế độ độc tài, nền chuyên chính
Democracy /dɪˈmɒk.rə.si/ nền dân chủ, chế độ dân chủ
Election /iˈlek.ʃən/ sự bầu cử
Vote /vəʊt/ bỏ phiếu, bầu cử
Nominee /ˌnɒm.ɪˈniː/ ứng cử viên
Polling station /ˈpoʊ.lɪŋ ˌsteɪ.ʃən/ điểm bỏ phiếu
Turn out /tɝːn. aʊt/ kết quả (bầu cử)

3. Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng là gì?

3.1. Thể chế hóa là gì?

Thuật ngữ “thể chế hóa” được sử dụng lần đầu trong Văn kiện Đại hội V của Đảng. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đã khẳng định: Cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được thể chế hóa trong Hiến pháp…” Đến Đại hội VI, thuật ngữ “thể chế hóa” được sử dụng khái quát hơn, thể hiện quan điểm mới của Đảng về pháp luật thời kỳ đổi mới: “Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. Tuân theo pháp luật là chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng”. Quan điểm mới của Đảng về pháp luật tiếp tục được khẳng định qua các Đại hội Đảng.

Đại hội XII đã nhấn mạnh: “Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân”. Thuật ngữ “thể chế hóa” còn được sử dụng nhiều trong các văn kiện Đảng, gắn với các quan điểm, chủ trương lớn, mới của Đảng về phát triển xã hội, Nhà nước, về công tác cán bộ và phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong khi đó, giáo trình của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các từ điển luật học, ngôn ngữ học lại rất ít và hầu như không đề cập đến thuật ngữ này.

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) chỉ giải thích thuật ngữ “thể chế”, “là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo (nói tổng quát)”. Thực ra, khái niệm thể chế có nghĩa rộng hơn, không chỉ có thể chế nhà nước mà còn có thể chế xã hội, và không phải bất kỳ quy định pháp luật nào cũng tạo lập thể chế. Thể chế nhà nước là loại thể chế mà việc xác lập chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cao nhất ở Trung ương, địa phương.

Về nội dung, thể chế là những quy định luật lệ xác lập về mặt tổ chức, tức là những quy định xác lập các thiết chế pháp luật, tổ chức các loại, các lĩnh vực hoạt động nhà nước, hoạt động xã hội, bảo đảm tính hữu dụng và hiệu quả. Thể chế như vậy không bất biến nhưng là bộ phận ổn định nhất, có hiệu lực pháp lý cao của hệ thống pháp luật.

Quan niệm về thể chế nêu trên là cơ sở tiếp cận khái niệm thể chế hóa trên những phương diện chủ yếu sau:

– Thể chế hóa là phương thức xây dựng pháp luật cổ xưa nhất, có “sức sống” lâu bền, được các nhà nước từ cổ đại đến hiện đại áp dụng. Chính từ phương thức này mà các hình thức “tập quán pháp”, “tiền lệ pháp”  ra đời.

– Với nghĩa là phương thức xây dựng pháp luật, thể chế hóa được thực hiện theo những hình thức khác nhau, trong đó hình thức được áp dụng phổ biến gồm:

+ Hình thức trực tiếp, là việc nhà nước thừa nhận những tập quán, quy tắc đạo đức xã hội, các quyết định cá biệt của cơ quan hành chính, các án lệ và thể hiện chúng dưới những hình thức pháp luật. Việc thể chế hóa các điều ước quốc tế mà nhà nước ký kết hoặc công nhận được thực hiện bằng văn bản “nội luật hóa”,  hoặc được thực hiện trực tiếp bằng một tuyên bố chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể hiện trong một văn  bản pháp luật cụ thể.

+ Hình thức gián tiếp:Hình thức này được thực hiện bằng việc nhà nước thể chế hóa một tổ chức, hoặc thể chế hóa một số nhiệm vụ thuộc chức năng của tổ chức. Với sự thể chế hóa đó, các văn bản do tổ chức ban hành hoặc các văn bản thực hiện các nhiệm vụ được thể chế hóa của tổ chức đều có giá trị pháp lý, có tính ràng buộc, tính bắt buộc thi hành một cách phổ biến.

+ Hình thức hỗn hợp:  Ở Việt Nam, hình thức này được áp dụng trong trường hợp các cơ quan lãnh đạo đảng, lãnh đạo trung ương, các tổ chức chính trị – xã hội được thể chế hóa phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành pháp luật để ra văn bản liên tịch có giá trị pháp lý; hoặc có thể trong trường hợp thực hiện nhất thể hóa, bằng việc hợp nhất cơ quan lãnh đạo đảng với cơ quan nhà nước theo những tiêu chí nhất định. Hiện nay, đây là xu hướng mới trong đổi mới tổ chức bộ máy đảng. Đại hội XII xác định: “Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan đảng và nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ”.Như thế, theo xu hướng trên, hình thức hỗn hợp trong thế chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng sẽ rất linh hoạt, được sử dụng phổ biến.

3.2. Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng:

Đặc điểm của thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng

Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật không đơn thuần chỉ là phương thức xây dựng pháp luật của Nhà nước. Điều đó được thể hiện qua những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng là cơ chế bảo đảm mang tính chính trị – pháp lý, bảo đảm cho Đảng xác lập và thực hiện được sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước và xã hội.

Với tính cách là cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là:

– Thống nhất ý chí của Đảng với ý chí xã hội mà Nhà nước đại diện.

– Thống nhất giữa tính khoa học, thuyết phục của đường lối, chủ trương của Đảng với tính pháp lý, sự bảo đảm thi hành bởi quyền lực nhà nước và bằng toàn bộ hoạt động của bộ máy công quyền;

– Cụ thể hóa những vấn đề có tính quy luật, định hướng, mục tiêu, quan điểm, những vấn đề chung về phát triển Nhà nước, phát triển xã hội trong đường lối, chủ trương của Đảng thành các quy tắc xử sự pháp luật điều chỉnh hành vi, hoạt động cụ thể của cá nhân, tổ chức. Bằng sự cụ thể hóa đó, thể chế hóa bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện chính xác, kịp thời, thống nhất trong toàn quốc, với mọi cá nhân, tổ chức;

– Pháp luật có hai chức năng cơ bản – chức năng điều chỉnh và chức năng đánh giá. Với chức năng đánh giá, pháp luật là tiêu chuẩn khách quan để phán xét một hành vi, một hoạt động của cá nhân, tổ chức là cần thiết hay không cần thiết, là hợp lý hay không hợp lý, là đúng hay sai. Vì lẽ ấy, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng cung cấp cho Đảng những tiêu chí khách quan đánh giá chất lượng lãnh đạo, chất lượng tổ chức đảng, đảng viên; cũng giúp cho Đảng kịp thời hoàn thiện đường lối, chủ trương của mình từ kết quả hoạt động thể chế hóa.

Những vai trò trên của thể chế hóa còn cho thấy: Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng giúp phân biệt rõ ràng sự lãnh đạo của Đảng với quản lý của Nhà nước.

Thứ hai, việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện qua hai giai đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm giai đoạn “nhà nước hóa” và giai đoạn “cụ thể hóa”. Ở giai đoạn “nhà nước hóa”, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định những nội dung của đường lối, chủ trương trong các văn kiện của Đảng phải được ghi nhận trong kế hoạch, chương trình xây dựng pháp luật hằng năm, nhiệm kỳ; ở giai đoạn “cụ thể hóa” những nội dung đó được thể chế hóa thành các điều khoản trong các hình thức văn bản pháp luật cụ thể.

Thứ ba, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện theo hai cấp – cấp trung ương là Quốc hội, Chính phủ; cấp địa phương là chính quyền cấp tỉnh, gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Thứ tư, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng được thể hiện trong các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, lập thành trật tự thứ bậc hiệu lực nghiêm ngặt và thống nhất với nhau, tùy theo mức độ quan trọng của đường lối, chủ trương được thể chế hóa. Thực tế hiện nay, theo cấp độ hiệu lực văn bản thể chế hóa gồm:

– Hiến pháp – luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, thể chế hóa đường lối cách mạng chung, những chủ trương lớn trong Cương lĩnh của Đảng. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 2013 xác định rõ nhiệm vụ của Hiến pháp là “thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”;

– Các luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ. Những văn bản này thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng trong phát triển các lĩnh vực của đời sống nhà nước, xã hội, hội nhập.

– Các văn bản pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, thể chế hóa chủ trương phát triển kinh tế – xã hội địa phương trong các nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương.

Từ những đặc điểm của thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật được phân tích ở trên khái quát lại là: “Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật là hoạt động mang tính chính trị – pháp lý, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương, địa phương cấp tỉnh thực hiện qua hai giai đoạn nhà nước hóa và cụ thể hóa, thể hiện trong chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật, bằng các hình thức văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao và thống nhất với nhau, nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, xây dựng được một hệ thống pháp luật thể hiện thống nhất ý chí của Đảng và nhân dân, có tính khoa học và thực tiễn, hiệu lực và hiệu quả”.

Yêu cầu đối với thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng

Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng đặt ra yêu cầu cả đối với sự lãnh đạo của Đảng, cả với Nhà nước, trước hết là đối với Quốc hội, Chính phủ với những yêu cầu cụ thể sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình thể chế hóa của Nhà nước.

Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định chất lượng thể chế hóa của Nhà nước, bảo đảm hệ thống pháp luật thể chế hóa được đầy đủ, chính xác, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm chất lượng, hiệu lực của hệ thống pháp luật. Với ý nghĩa đó, sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình thể chế hóa của Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc Đảng cho ý kiến chỉ đạo đối với các dự án, dự thảo văn bản pháp luật quan trọng (Hiến pháp, luật).

Thứ hai,phát huy tính độc lập, sáng tạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể chế hóa.

Yêu cầu trên đòi hỏi:

– Khắc phục triệt để tình trạng “chép lại” nghị quyết của Đảng trong văn bản thể chế hóa, tình trạng áp đặt của cấp ủy, nhất là đối với những vấn đề có nội dung pháp lý chuyên sâu và kỹ thuật văn bản;

– Quy định cụ thể các tiêu chí thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản pháp luật về tính phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, mà hiện nay Luật Ban hành văn bản pháp luật chỉ quy định chung;

– Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức soạn thảo, tham gia soạn thảo các văn bản thể chế hóa trong việc bảo đảm thể chế hóa kịp thời, chính xác đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Thứ ba,đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên trong các cơ quan lãnh đạo đảng, trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thể chế hóa, tham gia thể chế hóa. Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, một đảng cầm quyền, và với đặc thù của đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật là đảng viên, đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng cần tập trung.

Để công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, vấn đề thể chế hóa đường lối, chủ trương và định hướng chính sách của Đảng về công tác này cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi vì, việc thể chế hóa đường lối, chủ trương và định hướng chính sách của Đảng không chỉ giúp cho Đảng ngày càng nâng cao tầm trí tuệ, phát triển tư duy lý luận góp phần nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, mà còn làm cho mỗi cán bộ, đảng viên có điều kiện nâng cao lý luận và trau rồi kiến thức thực tiễn sâu sắc, phong phú và qua đó, tiếp tục thể chế hóa đúng, trúng, sát thực hơn, cụ thể hơn mọi đường lối, chủ trương của Đảng.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button