Bên cạnh những dấu hiệu sinh tồn cơ bản như nhiệt độ, mạch, huyết áp và nhịp thở, thì nồng độ oxy trong máu cũng là một trong những chỉ số quan trọng để nhận biết tình trạng sức khỏe của con người. Vậy SPO2 là gì? Làm thế nào để theo dõi chỉ số SPO2? Tất cả những thắc mắc xoay quanh nồng độ oxy trong máu (SPO2) sẽ được THCS Hưng Bình giải đáp trong bài viết dưới đây.
Advertisement
SPO2 là gì?
Khái niệm chỉ số SPO2 là gì?
SPO2 ( viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen ) là độ bão hòa oxy trong máu. Cụ thể hơn, SPO2 là tỷ lệ phần trăm oxy có trong hemoglobin hay còn gọi là HgB (huyết sắc tố – protein màu có trong hồng cầu) so với tổng lượng hemoglobin của cơ thể.
Advertisement
Bên cạnh những cách để lấy dấu hiệu sinh như đo huyết áp, nhiệt độ, đếm mạch, đếm nhịp thở, thì việc xác định chỉ số nồng độ oxy trong máu là vô cùng cần thiết.
Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới thì việc trang bị đầy đủ những kiến thức về dấu hiệu bệnh sẽ giúp bệnh nhân có thể nhận biết khá chính xác về tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến bệnh tình của mình.
Advertisement
Chỉ số SpO2 ở người bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số SPO2 của người khỏe mạnh thường giao động từ 97-100%. Đây là chỉ số thể hiện nồng độ oxy trong máu tốt, có thể cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống cơ bản của con người.
Chỉ số SPO2 từ 94-96% thể hiện chỉ số oxy trong máu trung bình, cần bổ sung dinh dưỡng và tập luyện thể thao đều đặn để giúp tăng nồng độ oxy trong máu.
Chỉ số SPO2 dưới 94% báo hiểu máu thiếu oxy, cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng kiệt sức mệt mỏi và có thể đang ẩn chứa nhiều loại bệnh. Trong trường hợp này, bạn bắt buộc phải đến bệnh viện kiểm tra và được điều trị sớm nhất có thể.
Chỉ số SPO2 dưới 92%, đây là số báo động đỏ, dấu hiệu của suy hô hấp nặng, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.
Ý nghĩa của chỉ số SPO2 với bệnh nhân Covid-19
Chỉ số SPO2 giúp bệnh nhân Covid-19 có thể tự theo dõi tình trạng viêm phổi đang diễn ra như thế nào, để từ đó có thể chủ động ứng phó kịp thời khi bệnh trở nặng.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh thành trên cả nước. Tính đến ngày 30/8/2021, thành phố HCM đã có 60.581 trường F0 được chỉ định tự cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà.
Chính vì thế, người mắc bệnh Covid-19, đặc biệt là những F0 đang tự điều trị tại nhà cần phải trang bị đầy đủ những thông tin cần thiết về dấu hiệu bệnh để theo dõi thể trạng và kịp thời ứng phó khi bệnh trở nặng là vô cùng quan trọng.
Theo đó, bộ y tế cũng yêu cầu các F0 tự theo dõi chỉ số SPO2 tại nhà. Đây là một biện pháp an toàn, cần thiết và hiệu quả khi bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà khi không có sự hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên y tế.
Đối với những bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng dưới đây cần liên hệ với nhân viên y tế để được cấp cứu kịp thời:
- Rối loạn ý thức, khó thở;
- Thở nhanh > 25 lần/phút và SpO2 < 94%;
- Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút;
- Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg;
- Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.
Ứng dụng của chỉ số SPO2 là gì?
Trong hồi sức cấp cứu
Trong hồi sức cấp cứu, SPO2 là một trong những chỉ số sống cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sinh hiệu của bệnh nhân. Thông qua chỉ số SPO2, bác sỹ có thể đưa ra những nhận định chính xác về thể trạng hiện tại của người bệnh, để từ đó đưa ra biện pháp cấp cứu kịp thời.
Chẩn đoán huyết áp thấp
Sự thay đổi của chỉ số SPO2 cũng phản ảnh về tình trạng giảm áp lực mạch máu ở những bệnh nhân bị huyết áp thấp. Chỉ số nồng độ trong máu có thể bác sĩ và cả bệnh nhân nhận định được tình trạng huyết áp hiện tại và có những biện pháp chữa trị kịp thời, để được các trường hợp trở nặng gây ra hậu quả khó lường.
Chẩn đoán thiếu máu
Việc đo SPO2 sẽ giúp biết được nồng độ oxy trong máu, khi hiện tượng HgB giảm đi đáng kể so với mức bình thường sẽ dẫn đến thiếu máu. Chỉ số SPO2 giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng thiếu máu của bệnh nhân và kịp thời đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời tùy theo cấp độ nặng, nhẹ khác nhau của bệnh.
Khi cơ thể bị thiếu máu, ban đầu, người bệnh có thể mắc phải các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng (mặc dù đang ngồi yên một chỗ), mất ngủ thường xuyên, gặp các vấn đề về hô hấp như khó thở dẫn đến cơ thể suy kiệt đi trông thấy.
Phát hiện ngộ độc khí CO
CO là một loại khí độc, xuất hiện nhiều ở những nơi sản xuất có sử dụng nhiên liệu, đặc biệt là than. Khi hít phải một lượng lớn khí CO, bạn có khả năng sẽ bị ngộ độc, cơ thể sẽ bắt đầu trở nên mệt mỏi và suy kiệt kèm với các triệu chứng như chóng mặt, khó thở,…
Nếu bị nhiễm độc CO thì nồng độ oxy trong máu sẽ giảm một cách đáng kể. Chính vì thế, việc đo nồng độ SPO2 trong máu sẽ giúp nhận định được chính xác việc cơ thể có nhiễm độc CO hay không.
Hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp
Người bệnh có chỉ số SPO2 dưới 94% sẽ có khả năng cao mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Quá trình chữa trị có khả năng sẽ có sự trợ giúp của máy thở, việc theo dõi chỉ số SPO2 thường xuyên sẽ giúp bác sĩ có được nhận định chính xác về diễn biến bệnh của bệnh nhân để đưa ra liệu pháp phù hợp .
Cách theo dõi chỉ số SpO2
Đo SPO2 bằng máy đo
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều loại máy đo SPO2 tiện dụng. Việc theo dõi nồng độ oxy trong máu trở nên dễ dàng hơn khi người dùng có thể tự thực hiện tại nhà bằng các loại máy đo SPO2 kẹp tay.
Về cơ bản, các bước để đo SPO2 bằng máy đo sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Đặt ngón tay vào khe kẹp, đầu ngón tay phải chạm vào điểm trên cùng của khe kẹ, người dùng không được sơn móng tay hoặc dùng móng tay giả hoặc để móng quá dài vì có thể gây cản trở quá trình làm việc của bộ phận cảm ứng trong khe kẹp.
Bước 2: Nhấn nút khởi động và chờ trong vài giây. Lưu ý không được cử động tay trong bước này.
Bước 3: khi máy đã hiện kết quả, người dùng rút tay ra khỏi khe kẹp và tắt máy.
Bạn đọc có thể tham khảo cụ thể hơn về cách dùng máy đo SPO2 dòng Jumper tại đây.
Các sản phẩm máy đo SPO2 thường giao động với mức giá từ vài trăm ngàn tới vài triệu. Tuy nhiên, nó mang lại hiệu quả lâu dài trong việc theo dõi tình trạng oxy trong máu để nhận định chính xác về sức khỏe của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn giúp người dùng tránh được những trường hợp biến chứng đột ngột từ việc nồng độ SPO2 giảm mạnh.
Bạn đọc có thể tham khảo loại máy đo SPO2 được tin dùng nhiều nhất hiện nay tại đây.
Đo SPO2 bằng Apple Watch
Bên cạnh máy đo SPO2, thì hiện nay, việc xác định chỉ số oxy trong máu còn có thể thực hiện được trên các sản phẩm Smartwatch như Apple Watch.
Trước khi muốn đo SPO2 bằng Apple Watch, người dùng cần lưu ý thực hiện như sau:
Khởi động ứng dụng sức khỏe trong điện thoại sau đó chọn “Duyệt” => chọn “Hô hấp” => chọn “Oxy trong máu” (Blood Oxygen) => chọn “cho phép”
Dưới đây là hướng chỉ số SPO2 bằng Apple Watch:
Bước 1: Đeo Apple Watch vào tay, sau đó khởi động và nhấn chọn vào ứng dụng Blood Oxygen.
Bước 2: Sau khi đã vào ứng dụng chạm vào nút Start để bắt đầu đo. Lưu ý trong các quá trình đo, người dùng cần giữ nguyên cổ tay thẳng và hướng mặt đồng hồ lên trên.
Bước 3: Chờ cho đến khi quá trình đo hoàn thành sau đó bấm Done, người dùng cần đặc biệt chú ý không được di chuyển tay trong bước này.
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu mã của các sản phẩm Apple Watch tại đây.
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã biết được SPO2 là gì, tầm quan trọng của SPO2 trong chẩn đoán y khoa cũng như trang bị thêm cho mình những thông tin cần thiết để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe một cách hiệu quả. Đừng quên like và share bài viết để ủng hộ THCS Hưng Bình nhé!