Soạn giản lược bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Soạn văn 12 bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Phần luyện tập

Câu 1:

a. Vấn đề mà Nê-ru, cố Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người.

 Có thể đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người.

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.

  • Giải thích và chứng minh.

  • Phân tích và bình luận.

  • Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá”: Giải thích và khẳng định vấn đề (chứng minh).

  • Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.

c. Cách diễn đạt văn bản rõ ràng, xúc tích, giàu hình ảnh.

Câu 2:

Tham khảo dàn ý sau:

a. Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

b. Thân bài

* Giải thích và bàn luận

– “Lí tưởng” là cái đích tốt đẹp để con người hướng tới.

  •    “Cuộc sống” ở trong câu nói của Lep Tôn-xtôi là chỉ giá trị sống trong cuộc đời của mỗi người.

– Câu nói của Lep Tôn-xtôi nêu vai trò của lí tưởng ở hai mức độ:

  •      “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”: Không có lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường.
  •     “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Sống không có mục đích, không có lí tưởng, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn.

* Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống của mỗi người.

  • Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người.
  • Lý tưởng sống đẹp đẽ sẽ tạo động lực cho chúng ta thực hiện những hành động đẹp, tạo nên niềm say mê sáng tạo, tạo niềm vui trong cuộc sống.

* Suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Lep Tôn-xtôi:

  • Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu thực hiện lí tưởng.
  • Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh sau khi rời ghế nhà trường là lựa chọn một nghề nghiệp đúng với ý thích và khả năng của bản thân, sẽ phấn đấu hết mình vì lí tưởng nghề nghiệp mình đã theo đuổi.

c. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề.

– Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

Back to top button