Thuật ngữ scam trở vô cùng phổ biến kể từ khi internet du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai nghe cũng hiểu hết những ý nghĩa của nó. Vậy scam là gì? Mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết này của THPT Chu Văn An nhé.
Scam là gì?
Trước khi đến với các dấu hiệu nhận biết scam là gì, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết các khái niệm liên quan đến scam nhé.
Được tài trợ
Scam là gì?
Scam là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ những hình thức lừa đảo qua mạng. Khi con người xích lại gần nhau hơn nhờ mạng xã hội thì các vụ lừa đảo trực tuyến đã gia tăng.
Đáng buồn hơn, Việt Nam cũng nằm trong TOP những quốc gia có nhiều kẻ lừa đảo nhất thế giới. Bạn cần phải sử dụng mạng Internet một cách hiệu quả và thông minh.
Được tài trợ
Scammer là gì?
Scammer là từ dùng để chỉ các cá nhân, tổ chức lừa đảo. Nếu bạn là người mới chân ướt chân ráo bước vào thế giới kiếm tiền online thì chắc hẳn bạn đang là miếng mồi béo bở cho những scammer này.
Dấu hiệu nhận biết scam là gì?
Trong phần tiếp theo của bài viết này, THPT Chu Văn An sẽ chia sẻ rõ hơn về dấu hiệu nhận biết scam để bạn đọc cảnh giác, đề phòng.
Dựa vào forum của trang
Bạn cần kiểm tra xem trang đó có hoạt động hay không cũng như các thành viên trong trang có đăng tải hay bình luận hay không.
Kiểm tra tên miền của trang
Những scammer thường sẽ lập ra nhiều trang cùng một tên miền để thực hiện hành vi lừa đảo của mình. Việc kiểm tra tên miền cũng là một trong những cách nhận biết đây có phải là là trang web lừa đảo hay không.
Kiểm tra mức tăng trưởng của trang
Các trang mạng xã hội có số thành viên tăng đột biến rất dễ là những trang lừa đảo. Lý do bởi vì họ sẽ trả tiền để có thành viên nhằm tạo sự tin tưởng cho các ‘con mồi’. Do đó, những trang nhiều thành viên chưa hẳn là trang web uy tín.
Lời mời chào với lợi ích hấp dẫn
Một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất là đánh vào lòng tham của con người. Các công ty lừa đảo sẽ tuyên bố mang lại lợi nhuận cao mà không có rủi ro nào cả. Vì vậy các bạn nên cẩn thận trường hợp này.
Một số loại hình scam thường gặp
Dưới đây là 7 loại hình scam thường gặp nhất hiện nay mà THPT Chu Văn An tổng hợp được.
Scam Facebook, Email
Scammer sẽ hack Facebook, Email của người dùng và sử dụng tài khoản này để nhắn tin với bạn bè rồi thực hiện các hành vi lừa đảo.
Ví dụ như xin mượn tiền từ danh sách bạn bè đó hoặc gửi những liên kết lừa đảo để chiếm đoạt tài khoản của họ. Nếu những người click vào đường link thì toàn bộ thông tin của họ cũng sẽ biến mất theo số tiền trong tài khoản của bạn.
Scam từ thiện
Các scammer sẽ đăng tải những thông tin về người có hoàn cảnh khó khăn đang cần hỗ trợ tài chính. Chúng kêu gọi quyên góp và để số tài khoản ngân hàng ở cuối bài đăng. Đây là một hình thức lừa đảo đánh vào tâm lý thương người, cảm thông của người đọc.
Scam hẹn hò trực tuyến
Thực chất, scammer sẽ tạo một tài khoản giả mạo và xây dựng mối quan hệ với rất nhiều người khác nhau trong một thời gian dài. Sau khi đã có được lòng tin từ những người đó, chúng sẽ tìm cách vay tiền hay hỏi thông tin cá nhân để thu lợi.
Scam tên thương hiệu
Scam tên thương hiệu là việc scammer tạo ra tài khoản mạng xã hội giả hoặc logo có tên giống hoặc gần giống với các thương hiệu nổi tiếng. Ví dụ như Mike – Có logo gần giống Nike hoặc Victoria’s Secret – Có logo gần giống Victoria’s Secret.
Nếu người dùng không xem và ghi nhớ kỹ logo của thương hiệu chính hãng hoặc chưa cẩn thận kiểm tra lại đầy đủ các thông tin về website đó thì xác suất bạn bị scam là rất cao.
Scam việc làm và thu nhập
Hình thức scam việc làm và thu nhập đặc biệt phổ biến ở Việt Nam. Hình thức này sẽ lừa bạn chuyển tiền cho scammer. Chúng sẽ cung cấp cho bạn những cách thức để kiếm tiền nhanh chóng hoặc một công việc được cho là ‘việc nhẹ lương cao’.
Scam 419
Tên của scam này đã lấy từ điều luật chống gian lận của đất nước Nigeria. Đây là một hình thức scam đánh vào lòng tham và lòng tin của con người.
Những scammer 419 sẽ gửi mail cho bạn tự xưng là nhân viên cấp cao hay kế toán trưởng của một công ty nổi tiếng. Chúng sẽ đề nghị bạn cung cấp thông tin cá nhân của tài khoản ngân hàng bạn sở hữu để gửi tiền. Thực tế, số tiền trên sẽ không được gửi vào tài khoản của bạn. Ngược lại bạn có thể bị tiền mất tật mang.
Cách phòng tránh scam là gì?
Hiện nay scam rất phổ biến và phức tạp. Vì vậy bạn nên trang bị cho mình những kiến thức để phòng chống scam. Cụ thể cách phòng tránh scam là:
- Đảm bảo có một bên thứ 3 uy tín làm trung gian để thực hiện các giao dịch.
- Yêu cầu cung cấp các thông tin quan trọng trước khi tiến hành giao dịch.
- Tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đăng nhập vào bất kỳ một website nào đó.
- Nếu muốn mở rộng kinh doanh hãy đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ.
- Chỉ nên mua hàng từ những trang web uy tín, có đánh giá tốt, thanh toán sau khi nhận hàng.
- Sử dụng các phần mềm có tính bảo mật cao.
Hiện nay trên thị trường, scam biến tướng vô cùng phức tạp. Khi mua hàng hay tham gia các giao dịch online bạn hãy tỉnh táo và thật cẩn thận, ghi nhớ kỹ cách phòng tránh trên để không bị lừa.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về scam cũng như các đặc điểm giúp bạn nhận biết, phòng tránh scam. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được scam là gì. Theo dõi THPT Chu Văn An để biết được nhiều thông tin bổ ích khác nhé.