Râu bắp là một loại dược có công dụng đặc biệt trong hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh. Vậy râu bắp có tác dụng gì? Theo dõi hết bài viết của THCS Hưng Bình để được bật mí nhé.
Râu bắp là gì?
Râu ngô hay còn được gọi là râu bắp, râu lúa ngô, râu ngọc mễ, có tên khoa học là Zea mays L, thuộc họ nhà lúa. Là loại cây thân thảo và thường được trồng trên những trên những vùng đồng bằng ở nước ta.
Advertisement
Ban đầu, râu ngô được tìm thấy có nguồn gốc xuất xứ từ châu Mỹ. Phân bố chủ yếu ở miền núi và các vùng đồng bằng và được sử dụng để làm lương thực. Về sau thì dược liệu đã được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi.
Râu bắp thường là thứ bị bỏ đi sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, vì công dụng hữu ích đối với cơ thể con người, ngày nay râu bắp được xem như một loại dược liệu quý và được lưu trữ ở nhiều nơi.
Advertisement
Thành phần dinh dưỡng của râu ngô
Theo Đông y, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt và tính bình, tác động vào 2 kinh thận và bàng quang. Râu ngô được dùng làm thuốc trong điều trị nhiều bệnh như: Đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sỏi niệu quản, bàng quang, phù thũng.
Advertisement
Đồng thời, râu ngô cũng được dùng để hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, đây cũng là một trong những loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan hiệu quả nhất. Mỗi ngày nên sử dụng 30 – 60g dạng khô, 100 – 200g dạng tươi.
Trong râu ngô có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A; vitamin K; vitamin nhóm B: B1, B2, B6 (pyridoxine); vitamin C; vitamin PP; các flavonoid: inositol, axit pantothenic; các saponin; các steroid như sitosterol và stigmasterol; dầu béo; các chất đắng; vết tinh dầu và các chất vi lượng khác.
Vậy nên, có thể coi râu ngô là loại thuốc tự nhiên bao gồm nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thanh xuân, không độc hại giá thành lại rất hợp lý. Vậy bạn đã biết nước râu bắp có tác dụng gì chưa? Cùng theo dõi tiếp nhé.
Nước râu bắp có tác dụng gì?
Râu ngô có tác dụng giúp bổ sung vitamin C
Khi sử dụng râu ngô thường xuyên thì bạn sẽ nhận được rất lượng vitamin C. Đây là loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, chữa bệnh tim mạch và ngăn chặn tác hại của các tế bào gốc tự do.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng tối ưu hóa hoạt động của mọi cơ quan quan trọng trong cơ thể, kích thích lưu thông máu dễ dàng. Do đó, uống nước râu ngô là biện pháp bổ sung vitamin C rẻ tiền mà hiệu quả nhất.
Hơn nữa, trong dược liệu này còn chứa nhiều Vitamin K. Vitamin K là thành phần nhiều thứ 2 trong râu ngô sau vitamin C. Đây là thành phần dinh dưỡng tham gia vào quá trình đông máu và rất quan trọng giúp kiểm soát tình trạng chảy máu rất hiệu quả.
Râu ngô có tác dụng giúp điều hòa đường huyết
Râu bắp cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vì râu bắp chứa vitamin K, vitamin A và vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C… dầu béo và nhiều chất vi lượng khác nên giúp hạ đường huyết.
Những người đang có vấn đề về đường huyết thường dùng trà râu bắp để ổn định lượng đường trong máu và tránh khỏi nguy cơ bệnh tật như tiểu đường.
Râu ngô có tác dụng tốt cho thận, tiêu hóa
Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng dược liệu là vị thuốc giúp cải thiện các vấn đề về thận. Quả đúng như vậy, sau khi sử dụng một thời gian thì những người nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu gắt, viêm hệ thống tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận,… đã cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng mà không cần tới các phương pháp nào khác.
Râu ngô hỗ trợ điều trị bệnh gút
Bệnh gút (gout) là tình trạng khớp bị viêm thường thấy ở những người trung niên. Do cơ thể bị dư quá nhiều chất đạm, làm cho nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến các mối nối khớp bị sưng lên gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Khi sử dụng râu ngô hoặc uống trà râu ngô sẽ làm giảm tiêu sưng nhờ đặc tính chống viêm, giúp người bị bệnh gút giảm bớt cảm giác đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.
Bạn có thể uống trà râu ngô 3 lần/ngày và hãy giảm số lần và liều lượng sử dụng nếu tình trạng bệnh được cải thiện, tránh quá lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ.
Tác dụng chữa bệnh đái dầm của râu ngô
Trẻ em thường hay đái dầm và thậm chí tình trạng đái dầm còn xảy ra ở người lớn (một số trường hợp). Theo phương thuốc Đông Y, trà râu ngô có công dụng hiệu quả để khắc phục bệnh lý này.
Bạn hãy thử uống một tách trà nhỏ râu ngô trước khi đi ngủ để kiểm chứng tác dụng nhé
Công dụng của râu ngô trị phát ban, mụn nhọt
Dùng râu ngô pha trà uống hàng ngày cũng giúp điều trị các bệnh về da như mụn nhọt, phát ban. Bên cạnh đó, nó giúp giảm đau do côn trùng cắn hoặc ngứa ngáy, các vết xước, vết trầy. Vì trong dược liệu có thành phần giúp khử trùng và kháng khuẩn nên hỗ trợ điều trị ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt.
Uống nước râu ngô có giảm cân không?
Vấn đề cân nặng xuất phát từ một số yếu tố, chẳng hạn như di truyền, tăng cân do giữ nước quá mức trong cơ thể, cũng như độc tố tích tụ trong hệ thống tiêu hóa. Khi uống trà râu bắp, bạn sẽ cảm thấy nhu cầu đi vệ sinh tăng cao, từ đó kích thích đào thải nước dư thừa, làm cho cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Râu bắp có tác dụng gì trong chữa bệnh?
Vậy râu ngô có tác dụng chữa bệnh gì?
Râu ngô có thể dùng làm nước giải khát, vừa làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Nhờ những dược tính có sẵn trong dược liệu, ngày càng có nhiều người dùng chúng để hỗ trợ chữa bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bí tiểu,…
Đến đây chắc hẳn chúng ta cũng đã biết uống râu bắp có tác dụng gì rồi đúng không nào? Để cụ thể hơn cùng đi tìm hiểu về một số bài thuốc chữa bệnh của râu ngô nhé.
Các bài thuốc từ râu ngô
Chữa bệnh xuất huyết
Dùng râu ngô tươi hoặc phơi khô sắc nước uống hàng ngày, có thể kết hợp thêm các vị khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen,… để tăng thêm công dụng.
Cách sử dụng này dùng để trị các chứng: chảy máu cam, xuất huyết cho các trường hợp tiểu tiện ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng lưỡi,…. rất hiệu quả.
Chữa sỏi đường tiết niệu
Bạn hãy hãm hoặc sắc nước râu ngô uống hàng ngày, có thể dùng nước ngay sau khi luộc bắp ngô để uống cũng phát huy tác dụng rất tốt.
Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo,… để tăng cường hiệu quả tác dụng.
Trị viêm thận, viêm bàng quang
- Dùng râu ngô: 100g
- Rau má, mã đề, ý dĩ mỗi loại 50g;
- Sài đất: 40g;
Sắc lấy nước uống, ngày uống 1 thang, uống liên tục trong 1 tháng sẽ khỏi bệnh.
Trị bệnh đái tháo đường
Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn.
Trị bệnh cao huyết áp
Lấy râu ngô sắc nước uống hàng ngày, tốt nhất nên phối hợp thêm với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng bệnh cao huyết áp dần thuyên giảm và tiến tới ổn định.
Trị bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng
- Râu ngô, nhân trần: mỗi loại 30g;
- Cỏ ngọt: 10g;
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rất tốt.
Râu ngô trị bệnh sỏi thận
Chuẩn bị 10 gram râu ngô, rửa sạch, đun sôi với 200 đến 300ml nước trong 30 phút và chia ra uống hết trong ngày.
Hoặc có thể chia ra nấu thuốc mỗi lần nhỏ cùng với khoảng 60ml nước uống vào mỗi bữa ăn chính.
Tác hại của nước râu ngô
Tuy râu ngô có nhiều công dụng thần kỳ, chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá lạm dụng vào nó bởi nó sẽ gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe:
Không dùng cho người mắc bệnh máu đông hoặc đăng dùng thuốc chống đông máu vì râu ngô có đặc tính cầm máu tốt, tăng thêm quá trình đông máu của cơ thể.
Không dùng râu ngô thay thế nước lọc (đặc biệt đối với trẻ em) vì có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước. Khi mất nước có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm việc sẽ kém tập trung.
Trẻ em uống quá nhiều nước râu ngô ảnh hưởng dễ khiến mất cân bằng điện giải và gây kém hấp thu vi chất, chỉ nên dùng râu ngô là nước uống bổ sung với lượng nhỏ cho trẻ uống thêm.
Phụ nữ đang hành kinh không nên uống: Trong thời kỳ đang hành kinh không nên uống nhiều nước rau ngô và cao rau ngô sẽ làm tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Râu ngô có tác dụng đông máu, vì vậy rất dễ hình thành máu hòn máu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh.
Cách nấu nước râu ngô
Cách nấu nước râu ngô đơn giản
Chuẩn bị: 50g râu ngô, 2 lít nước, 50g đường phèn
Cách làm
Rửa sạch râu ngô, để ráo nước
Đun sôi nước, thả râu ngô vào nồi, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 20 phút, thêm đường phèn, khuấy đều để đường tan hết rồi tắt bếp
Dùng rây lọc bỏ râu ngô ra ngoài, lấy nước uống
Nước râu ngô có vị ngọt mát, có thể sử dụng trong mùa hè để giải nhiệt, làm mát cơ thể. Mỗi lần dùng 20-60ml nước râu ngô, 2 lần/ngày, dùng trước bữa cơm 3-4 giờ
Bạn có thể tham khảo cách nấu nước râu ngô chi tiết nhất tại đây.
Cách nấu nước râu ngô với các loại thảo dược khác
Nguyên liệu:
- Râu ngô: 100g
- Rễ cỏ tranh: 50g
- Lá mã đề: 50g
- Đường phèn: 30g
- 2 lít nước
- Nhãn nhục khô: 50g
Cách làm:
Rửa sạch các nguyên liệu với nước muối loãng, để ráo nước
Cho rễ cỏ tranh, râu ngô, nhãn nhục, lá mã đề vào nồi, đổ nước, đun sôi. Khi nồi nước đã sôi, hạ nhỏ lửa, đun liu riu thêm 20 phút
Cho đường phèn vào nồi, khuấy đều để đường tan hết rồi tắt bếp
Đợi nước nguội, dùng rây chắt bỏ bã rồi đổ nước vào bình, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh rồi sử dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, nước râu ngô là đồ uống lành tính, rẻ tiền, tốt cho sức khỏe con người.
Cách bảo quản râu ngô tươi
Vì sản phẩm của công ty không dùng chất bảo quản nên dễ ẩm mốc nếu như quý khách để sản phẩm ở nơi ẩm, tối. Quý khách nên để sản phẩm ở nơi cao khô ráo, thoáng mát và ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm có công dụng tốt nhất trong 3-5 tháng sau khi mở bao bì!
Nếu trong quá trình sử dụng có dấu hiệu nấm mốc do bảo quản, quý khách phơi lại hoặc cho vào chảo sao thơm, sau đó cho vào lọ đóng kín. Nhưng nếu thấy sản phẩm đã mốc hẳn, phải bỏ đi ngay để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi sử dụng râu bắp
Râu ngô được biết đến là dược liệu giúp thanh nhiệt tiêu độc. Bên cạnh đó còn mang lại nguồn sức khỏe dồi dào, nhưng trước khi sử dụng thì nên lưu ý một vài điều sau:
- Lựa chọn địa chỉ các cửa hàng bán thảo dược thiên nhiên uy tín, chất lượng. Để tránh tình trạng mua hàng giả và mang lại tác dụng phụ không mong muốn.
- Khi mua lựa những sợi to, mượt, màu nâu óng ánh như màu nhung. Trước khi sử dụng thì rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Phụ nữ đang mang thai cần trao đổi với bác sĩ trước khi muốn sử dụng dược liệu này.
- Uống từ 2 đến 3 lần trong ngày, không nên chia ra uống quá nhiều lần trong ngày. Người có tiền sử bệnh gan, thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trong quá trình sử dụng cần cẩn thận khi dùng kèm với các thực phẩm chức năng, thuốc tiểu đường và các loại thuốc lợi tiểu khác.
Không sử dụng thay cho nước lọc đối với trẻ nhỏ vì dễ gây nguy hiểm.
Uống nước râu ngô thường xuyên có tốt không?
Nước râu ngô được rất nhiều người ưa thích và sử dụng như một loại đồ uống để giải khát. Trong nước râu ngô có chứa nhiều dinh dưỡng cực kỳ tốt đối với sức khỏe con người. Nước râu ngô không chỉ là loại nước giải khát mà còn là loại nước có chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất từ tự nhiên rất cần thiết đối với cơ thể.
Nước râu ngô có chứa nhiều vitamin K, vitamin A, B1, B2… tinh dầu và nhiều chất khác. uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọc ngậy và mát. Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, uống nước râu ngô hàng ngày sẽ giúp tăng cường bài tiết của mật đồng thời giảm đi độ nhớt của mật và tạo điều kiện tốt dẫn mật đi vào ruột nhanh.
Do trong nước râu ngô có tỷ lệ muối kali và canxi nhiều nên việc uống nước sẽ không sợ mất đi các loại muối khoáng này.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng việc sử dụng nước râu ngô chỉ nên dùng liên tục trong khoảng 10 ngày sau đó nghỉ 1 tuần để tránh các trường hợp liên quan đến rối loạn điện giải trong cơ thể.
Việc sử dụng nước râu ngô hàng ngày để giải nhiệt thì chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn và không nên sử dụng lâu dài vì sẽ làm ảnh hưởng tới mất cân bằng điện giải của cơ thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh câu hỏi râu bắp có tác dụng gì. Hy vọng bài viết này của THCS Hưng Bình đã làm rõ tất cả những thắc mắc của bạn đọc. Thường xuyên theo dõi THCS Hưng Bình để cập nhật thêm nhiều thông tin nhé