La hán quả là một vị thuốc không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Loại quả này không chỉ được sử dụng như một loại nước giải khát, thanh nhiệt ngày hè nóng bức mà còn là một loại dược liệu quý trong Đông Y. Vậy quả la hán có tác dụng gì? Nếu bạn đang thắc mắc về công dụng của loại quả này thì hãy theo chân THCS Hưng Bình đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quả la hán là gì?
Trước khi đi tìm hiểu quả la hán có tác dụng gì thì hãy cùng tìm hiểu quả la hán là gì nhé. Có thể bạn chưa biết, la hán quả thuộc loại cây dây leo rụng lá theo mùa. Cây mọc hoang và được trồng nhiều tại vùng Tây Nam Trung Quốc. La hán là loại cây được trồng để lấy quả. Quả la hán vừa được dùng làm nước uống giải khát thanh nhiệt cơ thể vừa là một vị thuốc Đông Y.
Advertisement
Quả la hán khô có màu nâu vàng sẫm hơi bóng có lông nhung, hình tròn hoặc tròn dài, đường kính rơi vào khoảng 5-8 cm. Quả giòn dễ vỡ, sau khi vỡ mặt trong có màu trắng vàng, xốp nhẹ. Hạt bên trong dẹt hình tròn trong hạt có hai lá mầm vị ngọt. La hán quả tốt là quả tròn, lớn, cứng chắc, màu nâu vàng, lắc không kêu. Hiện nay cây thuốc này đã được trồng rộng rãi nhờ công dụng hiệu quả mà nó đem lại cho sức khỏe.
Advertisement
Nguồn gốc của quả la hán
Quả la hán chắc hẳn là cái tên không còn xa lạ với người Việt Nam tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguồn gốc của loại quả này. Nếu bạn cũng chưa biết thì hãy theo dõi những chia sẻ sau của THCS Hưng Bình nhé.
Quả la hán được biết đến là có nguồn gốc từ Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ và cả Việt Nam. Loại cây này được trồng lấy quả sau đó chế biến thành các loại nước giải khát rất tốt cho sức khỏe. Cây la hán được trồng nhiều tại Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Còn tại Việt Nam thì la hán quả chủ yếu được sử dụng nhiều trong y học, cụ thể là trong Đông Y.
Advertisement
La hán quả có vị gì?
Theo Lĩnh Nam Thái Dược Lực, la hán quả là thuốc có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc. Dược liệu này có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh rất hiệu quả, thường được dùng để trị táo bón, viêm phế quản, ho đờm, hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều căn bệnh khác.
Thành phần hóa học của quả la hán
Để biết rõ hơn quả la hán có tác dụng gì thì hãy cùng nhau tìm hiểu xem trong quả la hán có chứa những thành phần hóa học nào nhé.
Có thể bạn chưa biết, quả la hán có chứa rất nhiều hợp chất cho lợi cho sức khỏe, đặc biệt thích hợp sử dụng làm dược liệu làm ngọt trong thức uống cho người bị bệnh tiểu đường. Các thành phần trong quả la hán gồm có:
- Trong thành phần quả la hán có đến 8,67%-13,35% protein.
- La hán quả chứa vitamin C, khoáng chất Sắt, Mangan, Niken, Kẽm và rất nhiều nguyên tố vi lượng khác.
- Trong hạt quả la hán có khoảng 41% acid béo
- Đường hữu cơ: Fructose, glucose…hàm lượng không cao trong quả la hán nên không ảnh hưởng đến người tiểu đường
- Chất nhầy (D-mannitol)
- Nhiều nguyên tố vi lượng có ích (Mn, Fe, Zn, Se, Iốt…)
- Hợp chất protein monogrosvin
- Hỗn hợp mogrosid trong quả la hán tạo ra vị ngọt cao hơn đường mía 300 lần. Rất thích hợp dùng làm thức uống cho người bệnh tiểu đường, béo phì…
Quả la hán có tác dụng gì?
Tiếp theo hãy cùng bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu xem quả la hán có tác dụng gì nhé. La hán quả không chỉ được sử dụng làm nước giải khát mà còn là vị thuốc tốt cho Đông Y. Loại quả này có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả: tiểu đường, béo phì, bệnh về đường hô hấp, lão hóa, bệnh tiết niệu…
Hỗ trợ giảm cân
Công dụng đầu tiên của quả la hán chính là hỗ trợ giảm cân. Có lẽ đây là điều mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Có thể không phải ai cũng biết, la hán quả không chứa calo, carb hoặc chất béo nên rất phù hợp với những chị em đang muốn giảm cân mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách uống nước la hán quả giảm cân
Chắc hẳn xem đến đây chị em đang rất tò mò không biết uống nước la hán quả có tốt không, có tác dụng giảm cân không? Sau đây sẽ là một gợi ý để chị em phụ nữ có thêm một cách giảm cân hiệu quả nữa. Cùng xem nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 quả la hán
- 1 lít nước
Cách làm:
- Bóc quả la hán, tách phần hạt và phần cơm cho vào nước sau khi loại bỏ lớp vỏ bên ngoài.
- Đun với nước và đậy kín nắp nồi đểu giúp các dưỡng chất trong quả hòa tan trong nước.
- Sau khi đun sôi, tắt bếp chờ 5-10 phút là có thể sử dụng.
Mách bạn một mẹo nhỏ, bạn có thể pha loãng hỗn hợp nước vừa nấu để uống hàng ngày thay nước để thanh lọc cơ thể đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn.
Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng nước quả la hán bạn hãy uống vào sáng sớm, trước bữa ăn 1-2 tiếng và buổi tối trước khi đi ngủ 1-2 tiếng. Mỗi người trung bình chỉ nên sử dụng 1-2 quả mỗi lần sử dụng thôi nhé.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Từ nhiều thế kỷ trước, y học cổ truyền Trung Quốc cũng đã biết dùng loại quả này để làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Dược liệu này giúp làm giảm hàm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Qua đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh đái tháo đường một cách tự nhiên.
Kháng viêm và chống xơ hóa
Xưa nay, quả la hán được dân gian dùng nấu nước uống để làm mát cơ thể mỗi khi có biểu hiện nóng trong người, táo bón. Ngoài ra, dược liệu này còn thể hiện rõ đặc tính kháng viêm. Nó giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, giảm sưng đau ở khu vực tổn thương.
Ngăn ngừa ung thư
Có thể bạn chưa biết, chất chống oxy hóa trong la hán quả có khả năng ức chế sự tăng sinh của khối u, ngăn chặn không cho tế bào ung thư lan rộng. Theo y học, mặc dù người bị ung thư cần kiêng ăn đường nhưng chất ngọt trong quả la hán là loại đường tự nhiên 100% nên hoàn toàn không có ảnh hưởng tiêu cực nào đến bệnh ung thư giống như các loại đường nhân tạo khác.
Điều trị bệnh lý về hô hấp
Uống nước la hán quả được biết là có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như ho gà, ho khan, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản hay bệnh viêm amidan. Một số trường hợp bị huyết áp cao, xơ cứng động mạch dùng dược liệu này cũng thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể.
Hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh
Một công dụng nữa của quả la hán mà ít ai biết đó là nó có khả năng hỗ trợ đường ruột. La hán quả có tính hàn giúp làm mát máu, hỗ trợ giải độc gan và có thể làm sạch đường ruột. Đồng thời dược liệu này còn được biết đến với tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
Có thể mùi vị của la hán quả không thực sự hấp dẫn, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể kết hợp cùng với bí đao để làm nước sâm bí đao thanh nhiệt giải độc. Tham khảo cách làm ngay sau đây từ kênh YouTube Sức Khỏe Tâm Sinh nhé.
Đối tượng sử dụng la hán quả
Sau khi tìm hiểu quả la hán có tác dụng gì thì chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc không biết những ai nên sử dụng la hán quả và những ai không nên sử dụng. Hãy để THCS Hưng Bình bật mí cho bạn nhé.
Ai nên uống nước la hán quả hàng ngày?
Theo các chuyên gia thì la hán quả có thể sử dụng được cho nhiều đối tượng để tăng cường sức khỏe tốt nhất, đặc biệt là các đối tượng sau:
- Người có nhu cầu dùng nước la hán quả giải khát.
- Bệnh nhân tiểu đường, béo phì.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về đường hô hấp, người bị mắc chứng ho gà, viêm họng, hen suyễn, táo bón, viêm phế quản.
- Bệnh nhân ho lao muốn điều trị dứt điểm.
- Đối tượng có cơ thể gầy gò, có sức đề kháng yếu, khí huyết hao tổn.
- Bệnh nhân bị mắc chứng huyết áp thấp, thiếu máu.
- Trẻ em trên 6 tuổi cũng có thể sử dụng la hán quả nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng.
Ai không nên sử dụng quả la hán
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà la hán quả mang lại cho sức khỏe thì người dùng cũng nên tuân thủ cách dùng và liều lượng sử dụng, giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Đặc biệt, một số đối tượng sau nên có sự cân nhắc, thăm hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua và sử dụng la hán quả như:
- Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Người mẫn cảm với các thành phần của la hán quả.
Trên đây là những bật mí của THCS Hưng Bình để trả lời cho câu hỏi quả la hán có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng quả la hán. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về kho tàng thuốc quý dân gian. Đừng quên Like và Share để THCS Hưng Bình có thêm động lực mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.