Hầu như trong nền kinh tế của các nước đều có nợ công. Vậy nợ công là gì? Hãy cùng THCS Hưng Bình tìm hiểu về nợ công nhé!
Advertisement
Nợ công là gì?
Nợ công (còn gọi là nợ quốc gia, nợ chính phủ) là tổng giá trị các khoản tiền của một quốc gia mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Người ta thường đo khoản nợ này bằng bao nhiêu % so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ công tiếng Anh là gì?
Nợ công trong tiếng Anh gọi là Public Debt, Government Debt hay National Debt.
Advertisement
Tỷ lệ nợ công trên GDP là gì?
Trong kinh tế học, tỷ lệ nợ trên GDP là tỷ lệ giữa nợ chính phủ và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tính theo đơn vị tiền tệ mỗi năm. Tỷ lệ nợ công trên GDP càng thấp cho thấy nền kinh tế của quốc gia đó sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ đủ khả năng trả nợ.
Ai sẽ là người phải trả nợ công?
Advertisement
Luật Quản lý nợ công 2017 quy định:
“Điều 32. Trả nợ của Chính phủ
- Chính phủ có trách nhiệm bố trí ngân sách trung ương để trả nợ của Chính phủ. Mức vay mới để trả nợ gốc nằm trong tổng mức vay của ngân sách nhà nước hằng năm được Quốc hội quyết định.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để trả nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đầy đủ, đúng hạn.
- Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại có trách nhiệm thu hồi toàn bộ nợ gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan của các chương trình, dự án vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ để bảo đảm nguồn trả nợ nước ngoài.”
Như vậy, Chính phủ sẽ phải trả nợ công. Tuy nhiên khi có rủi ro, các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, làm ăn thua lỗ không có khả năng thanh toán nợ thì người phải gánh chịu hậu quả là người dân. Khi Chính phủ không có khả năng thanh toán nợ thì khủng hoảng nợ công sẽ xảy ra.
Tác động của nợ công đến nền kinh tế quốc gia
Một số tác động tích cực của nợ công như sau:
- Tăng thêm nguồn lực cho quốc gia, tăng cường ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng, tăng khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài và tăng đầu tư đồng bộ trong quốc gia.
- Phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn giúp gia tăng ngân sách chính phủ sử dụng cho các dự án phát triển đất nước.
- Sử dụng triệt để sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức tài chính trên thế giới.
Tuy nhiên, nợ công còn có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế như:
- Mất đi xếp hạng tín dụng của quốc gia.
- Tăng lãi suất trái phiếu chính phủ, tăng trưởng GDP sụt giảm nghiêm trọng
- Thất nghiệp gia tăng nhanh chóng gây nên những cuộc biểu tình nghiêm trọng đối với các chính sách phát triển của Nhà nước,…
Cách tính nợ công của Việt Nam hiện nay
Do quy mô của nền kinh tế ở các nước có sự khác nhau nên gánh nặng của nợ công quốc gia thường được tính dựa trên phần trăm (%) trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ công có thể chia thành nợ của Chính phủ và nợ chung của Chính phủ và các cấp chính quyền. Bên cạnh đó, nợ công còn chia thành nợ trong và nợ ngoài nước, cụ thể là nợ công từ nhà đầu tư trong và nước ngoài.
Như vậy, nợ công được xác định theo dạng tổng nợ của Chính phủ, tức là tổng nợ tài chính của Chính phủ hoặc nợ ròng Chính phủ, cụ thể là tỏng nợ tài chính – tổng tài sản tài chính do Chính phủ nắm giữ.
Thực trạng nợ công tại Việt Nam
Theo nghị quyết, giai đoạn 2021 – 2025 tổng thu ngân sách khoảng 8,3 triệu tỷ đồng; tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP. Trong đó, thuế và phí chiếm khoảng 13 – 14%GDP, tỷ trọng thu nội địa khoảng 85 – 86%.
Tổng chi giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển khoảng 28%, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng khoảng 62 – 63% tổng chi NSNN. Trong tổ chức, phấn đấu tăng tỷ trọng đầu tư phát triển lên khoảng 29%, giảm chi thường xuyên xuống còn 60%.
Trong tổng chi đầu tư phát triển có chi từ nguồn vốn ngoài nước khoảng 300 nghìn tỷ, chi từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước khoảng 248 nghìn tỷ.
Giai đoạn 2021 – 2025 tỷ lệ bội chi khoảng 3,7% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương bình quân 3,4% GDP, bội chi ngân sách địa phương khoảng 0,3% GDP, đang phấn đấu để giảm dưới 3,7% GDP.
Tổng mức vay giai đoạn này là 3,068 triệu tỷ đồng, trong đó mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, tổng mức vay của ngân sách địa phương khoảng 148 nghìn tỷ đồng, mức vay của từng địa phương trong giới hạn, nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 35,3 nghìn tỷ đồng.
Thực trạng nợ công tại Mỹ
Cơ quan xếp hạng tín dụng S&P đã hạ mức tín nhiệm AAA của Mỹ xuống hạng AA+, do lo ngại về thâm hụt ngân sách, nâng trần nợ công của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kể từ năm 1941 đến nay, một tuyên bố của S&P đã tạo ra một cú sốc kinh tế lớn về khả năng vỡ nợ tại Mỹ vì khối lượng công trái Mỹ đã lên tới 9.340 tỷ USD trong đó nợ chính phủ theo đồng hồ đo nợ đã lên hơn 14.000 tỷ USD.
Thực trạng nợ công tại Trung Quốc
Kể từ năm 2010 trở lại đây nợ công tại Trung Quốc có xu hướng tăng. Theo thống kê của Chính phủ, nợ công tăng lên mức 47% GDP trong năm 2017, tiếp tục tăng lên 50,1% GDP vào năm 2018 và dự báo năm 2019 nợ công đạt 53,9%.
Tuy nhiên những con số thống kê của các tổ chức quốc tế mang tính chất báo động hơn. Nếu tính cả nợ của trung ương gần 13.500 tỷ NDT cuối năm 2017 thì tổng nợ của Trung Quốc đã vượt 70.000 tỷ NDT tức là hơn 10.000 tỷ USD, chiếm hơn 80% GDP năm 2017. Như vậy theo thống kê từ Bloomberg tính đến hết tháng 11/2018 Trung Quốc đã đứng đầu về sở hữu nợ công trong bất kỳ thị trường mới nào.
Các rủi ro nợ công nào hiện hữu sau đại dịch Covid?
Tuy nợ công của Việt Nam được đánh giá là quản lý nợ tốt và trong mức an toàn nhưng vẫn tồn tại những rủi ro nhất định.
Một là, nghĩa vụ trả nợ tăng lên. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN giai đoạn 2016-2020 đã vượt ngưỡng 25% mà Quốc hội cho phép nhưng điều này chưa đáng lo vì nguyên nhân chủ yếu là các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trước đây đáo hạn ở mức cao năm 2021 ((187.001 tỷ đồng, chiếm 13,9% thu NSNN).
Hiện nay đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam đặc biệt là khả năng cân đối ngân sách. Trong bối cảnh thu ngân sách đang trong giai đoạn khó khăn thì tỷ lệ trả nợ tăng nhanh, làm giảm mạnh nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN.
Mặt khác, tiềm ẩn rủi ro cho an ninh quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tín nhiệm quốc gia. Thêm vào đó còn ảnh hưởng đến khả năng cân đối thanh khoản, bố trí ngân sách trả nợ đến hạn là không nhỏ.
Rủi ro thanh khoản trong giai đoạn tới phát sinh từ các khoản nợ trong nước của Chính phủ do đến hạn trả nợ tập trung vào một số thời điểm trong năm, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho NSNN.
Sẽ ra sao nếu một quốc gia vỡ nợ?
Nếu một quốc gia vỡ nợ sẽ phải trả lãi suất cao hơn khi đi vay. Để cứu vãn danh tiếng của mình, các quốc gia sẽ nỗ lực tái cấu trúc các khoản nợ thay vì từ chối chi trả. Tái cấu trúc nợ vay bằng cách giảm tiền lãi, tiền nợ gốc hoặc gia hạn thời gian trả nợ. Tuy nhiên, trường hợp này các quốc gia vẫn phải chịu thiệt hại nhất định.
Ngoài chịu mức lãi suất cao ngất ngưỡng hoặc bị từ chối khi đi vay thì các tổ chức xếp hàng tín dụng sẽ cảnh báo các nhà đầu tư không nên rót tiền vào quốc gia vỡ nợ. Giá trị đồng nội tệ sẽ lao dốc, các nhà đầu tư và người dân sẽ đổ xô rút tiền ở ngân hàng và chuyển ra nước ngoài.
Để ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt, Chính phủ sẽ phải đóng cửa các ngân hàng và áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn. Người dân gửi tiền ngân hàng bỗng mất trắng dẫn đến những cuộc biểu tình, nổi loạn gây bất ổn cho xã hội.
Nếu bạn thấy bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích về nợ công là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ cho THCS Hưng Bình tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!