Đề bài: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) về Bài thơ số 28
Bài văn mẫu Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) về Bài thơ số 28
Bài mẫu: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) về Bài thơ số 28
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là một nhà thơ đồng thời cũng là một nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm thi ca nhạc họa viết về lẽ sống, về tình yêu với cuộc đời. Mà tiêu biểu là tập thơ Người làm vườn mang đậm chất triết lý và trữ tình sâu sắc, trong đó bài thơ số 28 là bài thơ hay nhất, xuất hiện trong nhiều tập thơ tình trên thế giới bởi giá trị biểu tượng về tình yêu đôi lứa thật nồng nàn, xinh đẹp.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, trong tình yêu ai cũng muốn hiểu sâu sắc người mình yêu ấy là cá tính là sự chiếm hữu, sợ mất sợ được. Chính vì thế mới có câu “Đôi mắt băn khoăn của em buồn/Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng anh”, ấy là nỗi niềm khát khao của người con gái đang trong tình yêu nhưng chẳng thể hiểu người ấy đang nghĩ những gì nên có chút sầu muộn lại băn khoăn, thiếu cảm giác an toàn. Ta-go so sánh tâm tưởng ấy như “Trăng kia muốn vào sâu biển cả”, ví tâm hồn cô gái thật trong sáng, cao đẹp tựa vầng trăng trên cao, lại ví người đàn ông như biển cả mênh mông, kỳ bí, khó mà để ánh trăng soi tỏ đáy lòng. Tất cả đều là những hình ảnh biểu tượng đẹp đẽ, để trăng sóng đôi với biển cả, đẩy tình yêu đôi lứa lên tới mực sánh ngang thiên nhiên vĩnh cửu, trường tồn đầy ý nhị và nhân văn. Chàng trai tự nhận đã để cuộc đời “trần trụi”, cũng chẳng giấu bất cứ điều gì, nhưng anh cũng chưa bao giờ kể cô gái nghe về cuộc đời mình nên hầu như cô gái ấy chẳng biết gì về anh ngoài vẻ bề ngoài tựa biển sâu không thấy đáy. Chàng trai ấy thể hiện sự khao khát được tận hiến hết tình yêu cho cô gái từ thể xác lẫn tâm hồn, tác giả đã rất tinh tế khi dùng những hình ảnh vừa quý giá như ngọc lại thanh cao như hoa để ví cuộc đời của người nghệ sĩ, ấy vừa là những hình ảnh chân thực lại khơi gợi được những khát vọng hiến dâng cho tình yêu mạnh mẽ của chàng trai. Thể hiện bằng hình ảnh sẵn sàng đập vỡ viên ngọc cuộc đời chỉ để làm thành chiếc vòng đeo vào cổ cho người con gái ấy, sẵn sằng ngắt đóa hoa cuộc đời để tô điểm thêm cho mái tóc của người thương. Đó là một sự hy sinh cao cả và lãng mạn nhất mà chàng trai dành cho cô gái. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở chữ “Nếu”, quay về với hiện thực “đời anh là một trái tim”, một trái tim không bến bờ, không ai hay nó sâu tận nhường nào, kể cả cô gái ấy vốn đã ngự trị trong trái tim chàng trai cũng chẳng thể nào hiểu được đâu là “ranh giới”. Lối so sánh trái tim với “nụ cười lạc thú” và hình ảnh “nụ cười nhẹ nhõm” hay “khổ đau” và “lệ trong” đều là những giả thiết vừa cụ thể lại cũng mang tính trừu tượng để nhấn mạnh bản chất trái tim của chàng trai thực ra là “tình yêu”, tất cả những “vui sướng, khổ đau đều là vô biên” chẳng ai có thể cân đo đong đếm, và tình yêu cũng vậy chẳng thể nào nói ta yêu nhau bao nhiêu. Trái tim ấy trong tình yêu thì sự đòi hỏi là vô tận và sự “giàu sang” sẵn sàng cho đi là “trường cửu”, người con gái ấy chẳng thể nắm trọn và biết hết được trái tim lạ lùng ấy của chàng trai. Chung quy lại tình yêu luôn khó hiểu, khó nắm bắt, trái tim con người cũng vậy chẳng một cá thể hay lý trí nào có thể nắm giữ bất luận là đàn ông hay phụ nữ.
Bài thơ số 28 trong tập thơ Người làm vườn đã diễn tả một nghịch lý rất lạ lùng cũng rất kỳ diệu của tình yêu, chúng ta càng cố phơi bày thì lại càng trở nên bí ẩn, cái chúng ta có thể thấy được có chăng chỉ là vẻ bề ngoài tuy rõ ràng nhưng lại khiến chúng ta càng mông lung, bởi ẩn sâu trong ấy là một thế giới cảm xúc đầy phức tạp, là sự tổng hoà và giao thoa giữa nhiều luồng cảm xúc không tên. Và chúng ta đừng cố nắm bắt lấy nó bởi dường như là điều không thể, có câu: Tình yêu như nắm cát, nếu ta nắm càng chặt cát chảy càng nhanh.
Xem thêm các bài viết cùng chủ để trên TH Văn Thủy
– Phân tích bài thơ số 28
– Soạn văn lớp 11 – Bài thơ số 28