Tổng hợp

Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Trong bài viết này, THPT Chu Văn An sẽ đưa ra nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và hướng dẫn trả lời các câu hỏi liên quan trong SGK Lịch sử 11.

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nằm trong chương trình Lịch sử 11. Cùng THPT Chu Văn An nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và trả lời các câu hỏi liên quan trong SGK Lịch sử 11 nhé!

Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Cuộc khởi nghĩa của Nghĩa Hòa Đoàn là một cuộc quật khởi của nông dân Trung Quốc. Đây là cuộc nổi dậy với quy mô khá lớn của nông dân Trung Quốc nhằm chống lại sự áp bức của bọn đế quốc.

Được tài trợ

Cuộc khởi nghĩa của nông dân Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra giữa lúc phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc lên cao. Song trong xã hội Trung Quốc lúc này, giai cấp tư sản vừa mới ra đời, vì thế chưa đủ khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh lớn lao của nhân dân.

Cuộc đấu tranh đã bị bọn đế quốc và phong kiến cấu kết với nhau dìm trong biển máu. Thêm vào đó, tổ chức lãnh đạo Nghĩa Hòa Đoàn chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, vì thế cuộc đấu tranh không đi đến thắng lợi là điều tất yếu.

Được tài trợ

Thiet ke khong ten 6 1

Ý nghĩa phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Tuy cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn đã thất bại song ý nghĩa lịch sử của nó mang lại cho nhân dân Trung Quốc vô cùng lớn lao:

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn mang tính chất phong trào yêu nước, chống đế quốc xâm lược và đã giáng những đòn mạnh mẽ vào nền thống trị của bọn đế quốc.

Nông dân Trung Quốc là lực lượng chủ chốt trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn. Tuy thất bại nhưng nông dân Trung Quốc đã có được bài học kinh nghiệm xương máu và có thể phát huy sức mạnh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc sau này.

1658642671 853 Thiet ke khong ten 7

Trả lời câu hỏi SGK bài 3 lịch sử 11

Bài 3 trang 7 tập bản đồ Lịch sử 11

Quan sát lược đồ hình 8 trong SGK, em hãy:

  • Điền vào chỗ chấm (…) trên lược đồ dưới đây tên Bắc Kinh, Vũ Xương, Nam Kinh, Thượng Hải.
  • Dùng các màu khác nhau để tô vào lược đồ phạm vi cách mạng lan rộng và nơi chính quyền nhà Thanh còn tồn tại.
  • Nêu nhận xét của em về phạm vi ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

Thiet ke khong ten 5 1

Nhận xét: Cách mạng Tân Hợi có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, bùng nổ ở Vũ Xương sau đó lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

Bài 4 trang 7 tập bản đồ Lịch sử 11

Hãy điền thời gian phù hợp với sự kiện lịch sử ở bảng sau:

  • Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập
  • Chính quyền Mãn Thanh ra sức lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
  • Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ.
  • Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh.
  • Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức Đại tổng thống lâm thời

Thiet ke khong ten 16

Trả lời:

  • 8-1905: Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.
  • 9-5-1911: Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
  • 10-10-1911: Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ.
  • 29-12-1911: Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh.
  • 2-1912: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức Đại tổng thống lâm thời.

Câu hỏi liên quan

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu?

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay còn được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, bùng nổ tại Sơn Đông – Trung Quốc vào năm 1899. Sau đó, phong trào nhanh chóng lan rộng sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

1658642672 359 Thiet ke khong ten 8

Tại sao phong trào Nghĩa Hòa Đoàn thất bại?

Mặc dù phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra với quy mô khá lớn nhưng tồn tại một số nguyên nhân dưới đây dẫn đến thất bại:

  • Tổ chức thiếu sự lãnh đạo thống nhất cũng như đường lối chiến lược để đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi.
  • Thiếu vũ khí và chênh lệch lực lượng quá lớn giữa nông dân Trung Quốc và bọn đế quốc.

1658642673 356 Thiet ke khong ten 9

Mục đích phong trào Nghĩa Hòa Đoàn là gì?

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn mục tiêu chính là chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc, các đại sứ quán nước ngoài tại Bắc Kinh.

Xem thêm:

Từ bài viết trên, bạn đã có thể nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn rồi phải không nào? Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về bài giảng phong trào Nghĩa Hòa Đoàn trong chương trình Lịch sử 11. Cùng đón xem những chủ đề tiếp theo của THPT Chu Văn An nhé!

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button