Đề bài: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
3 bài văn mẫu Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
1. Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, mẫu 1:
Trong khoảng cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX , Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sống gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh thường, ông làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu.Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình.
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc Bình Tây cờ đại tướng
Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”
“Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một qui tắc nhất định. Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một nét độc đáo.
Bài văn Phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng
Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng của một người. Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, ông dung từ “vào lồng” để thay thế cho việc làm quan, ông bị gò bó vào một khuôn mẫu. Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình có tài giỏi đến đâu. Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ. “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” ông tự tin, mạnh dạn cho mọi người biết cái tài cầm binh, thao lược của mình. Ông không khiêm tốn mà có phần ngang tàng, tự kiêu khi thêm vào chữ “ngất ngưởng”. “Ngất ngưởng” là rất cao, ông dung từ đó để nêu bật cái phong cách sống của ông. Một phong cách sống vượt bậc, hơn người, thật “ngất ngưởng”! Trớ trêu thay, cái xã hội phong kiến xưa, cái suy nghĩ hà khắc của Nho giáo phải chăng ghét cái suy nghĩ cách tân như ông nên cứ hết giáng chức làm một người lính quèn rồi lại lên chức đúng với năng lực của ông. Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên và ông đã kết thúc trò chơi “công danh” ấy khi lui về chốn thường dân.
“Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”
Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848. Đó cũng chính là thời điểm ông sang tác bài thơ này. Ông cho mọi người biết rằng Nguyễn Công Trứ đã hết làm quan, đã được tự do, thoát khỏi “cái lồng” làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông có trong con người ông khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ! Câu thơ tiếp theo hiện lên là một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống dưới chốn thần tiên ấy- núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của nah2 Nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà tu, hành xử không đúng với việc ông được học. Những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn vậy mà các nhà sư lại làm lơ phải chăng vì nể ông từng giữ một chức quan cao khi hết thời mới phải sống ẩn dật thế này. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”.
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không tiên, không vướng tục.”
Hai câu thơ nhịp 2/2/2 và 2/3 tạo âm hưởng cho bài thơ. Nó còn nhấn mạnh được việc Nguyễn Công Trứ dù đi chùa mà lại dẫn theo hầu gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm thế nhưng ông không thuộc về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư tật xấu vì ông là một nhà nho chân chính. Cao hơn đó là ông “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”
Ông nêu bật suy nghĩ của mình- “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Cùng với quan niệm “được – mất”, “khen – chê” cũng được Nguyễn Công Trứ suy nghĩ theo một hướng tích cực, không quan trọng.
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”
Hai câu cuối kết thúc bài thơ cũng đồng thời nhấn mạnh một lần nữa phong cách của ông. Ông tự liệt mình vào hang danh nhân, những người tài giỏi. Nguyễn Công Trứ kết thúc với khẳng định và kết thúc “Trong triều ai ngất ngưởng được như ông”. Đó là phong cách riêng biệt của nhà thơ.
Cùng với một cách nghĩ khác về nhân cách nhà nho chân chính là Cao Bá Quát trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên cát) thể hiện tầm nhìn xa rộng của mình. Cao Bá Quát coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát. Đi trên cát mà cứ nghĩ mình đang đi trên đường công danh, bị sa lầy trong cát như vướng vào công danh. Một suy nghĩ sang tạo, cảnh báo công danh là bả mồi mà con người không nên vướng vào. Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo.
“Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ cái sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính. Ông không ép mình bị trói buộc, đóng khuôn theo tư tưởng Nho học lỗi thời. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên cái tôi, phong cách sống thật lạ, đặc trưng của riêng ông Hi Văn mà thôi. Chính Nguyễn Công Trứ, hay Cao Bá Quát hay những người có suy nghĩ như ông Hi Văn đã tạo nên một bộ mặt mới cho Nho học.
———————- Hết bài 1 ——————–
Trên đây là bài cảm nhận Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. Bàitiếp theo, các em cần tham khảo bài mẫuSoạn bài Bài ca ngất ngưởngcùng với bàiCảm nhận Bài ca ngất ngưởng để học, ôn tập và hiểu rõ hơn nội dung tác phẩm.
2. Phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, mẫu 2:
Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau 1848 là năm ông cáo quan về hưu. Bài thơ có giá trị tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ, cả trí tuệ, tài năng, cả cốt cách, cá tính và triết lí. Khúc ca trác tuyệt viết bằng thể Hát nói này là tài hoa và khí phách của “Ông Hi Văn”.
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
…
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Khác với những bài hát nói khác, Nguyễn Công Trứ không mở đầu bằng hai câu chữ Hán mà bằng một câu Hán: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu Việt: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Câu thơ chữ Hán có nghĩa là trong vũ trụ này không có việc gì là không phải phận sự của ta. Đây là quan niệm thiêng liêng của nhà Nho mà Nguyễn Công Trứ đã nhận thức sâu sắc và hạnh động nhất quán từ trẻ cho đến già. Vì nhiễm quan điểm chính thống đó mà “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Câu thơ hay tuyệt! Nội lực phải dữ dội lắm mới có cái điệu tự hào như vậy. Tưởng chừng như Nguyễn Công Trứ cười một “ông Hi Văn” nào đó, không ngờ “ông Hi Văn” chính lại là Nguyễn Công Trứ! Con người suốt đời say mê công danh nhưng lại coi cái vòng công danh ấy là một cái “lồng”. Tại sao lại có thái độ khinh bạc ấy? Cũng dễ hiểu, Nguyễn Công Trứ là người có tài đã đem hết tài năng, trí tuệ giúp đời, cứu nước, cứu dân. Nhưng xã hội phong kiến mà ông cúc cung tận tụy lại quá bé nhỏ, thảm hại, ông Hi Văn luôn luôn cảm thấy bị ràng buộc, mất tự do, khác chi một con chim trong lồng!
Cảm nhận về nhân cách nhà Nho chân chính được thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng
Thành ra những hành động chọc trời khuấy nước, tài thao lược của vị đại tướng để trả “nợ tang bồng” cũng chẳng qua là hành vi bay nhảy của con chim trong lồng.
“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.
Kể như thế cũng đã oanh liệt! Văn võ song toàn ở đỉnh cao. Ấy là tác giả chưa kể đến những công trạng khác mà ông đã sáng tạo và đóng góp cho dân cho nước. Nhưng như thế thì Nguyễn Công Trứ có gì khác với giới quan trường vào luồn ra cúi bấy giờ? Đây, “ông Hi Văn” đây rồi!
“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”
“Ngất ngưởng” ngay trong những hoạt động chính thống! “Ngất ngưởng” ngay trên đỉnh cao danh vọng! Thật là hiếm thấy. Đấy không phải là bộ dạng, hành vi bên ngoài mà ngất ngưởng đã trở thành bản chất của Nguyễn Công Trứ. Là thái độ sống, cũng là cốt cách, là cá tính của “ông Hi Văn”. Làm quan cho một triều đại suy tàn của chế độ pk, giữa đám quan lại, mua bán tước, bên cạnh những “tiến sĩ giấy” oái oăm thay lại cùng trong một “lồng”, nên Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” cao ngạo là phải. Xét về mặt nhân cách thì thái độ “ngất ngưởng” là “công trạng” lớn nhất của Nguyễn Công Trứ. Thái độ “ngất ngưởng” xuyên suốt của cuộc đời. Nguyễn Công Trứ, nhưng xét đến cùng thì “ngất ngưởng” giữa triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh cao danh vọng là thái độ đáng kính nhất của “ông Hi Văn”.
Ngông đã trở thành cốt tủy của Nguyễn Công Trứ. Trong tiểu triều “ngất ngưởng”, cáo quan về “ngất ngưởng”:
“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng…”
Năm cởi áo mũ, cáo quan về hưu, không thèm cưỡi ngựa mà cưỡi bò vàng có đeo lục lạc, “ông Hi Văn” thật là “ngất ngưởng”. Chưa hết, ông còn cột mo cau sau đuôi bò, nói với thiên hạ là để che miệng thế gian. Rồi bỗng xuất hiện dãy núi quen thuộc của quê nhà: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Núi Đại Nại trên quê hương của thi nhân đẹp một cách hư ảo.
Người anh hùng chọc trời khuấy nước nay trở về lân la nơi cõi Phật. “Tay kiếm cung” ấy chỉ có làm đổ đình đổ chùa chứ sao “mà nên dạng từ bi”!
“Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”
Vào chùa mà dắt theo cả ả đào thì chỉ có Nguyễn Công Trứ, hay nói đúng hơn chỉ có Nguyễn Công Trứ là thành thật. Sự thành thật đã làm cho câu thơ trở nên xôn xao, có lẽ còn ở tài hoa nữa. Từ “đủng đỉnh” hay quá, đây là nhịp đi của các nàng ả đào vào chùa, cái nhịp “đủng đỉnh” của tiếng chuông mõ tịch diệt, chứ không phải là nhịp “tùng”, “cắc” dưới “xóm”. Nhưng không phải “đủng đỉnh” chốc lát trước sân chùa mà ả đào thành ni cô. Thì cũng như Nguyễn Công Trứ vào cửa từ bi mà đâu có diệt được lòng ham muốn.
“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
Trong một xã hội mà cá nhân bị thủ tiêu, cá tính bị vo tròn, Nguyễn Công Trứ lại lồ lộ ra một cá nhân, hồn nhiên một cá tính. Với tinh thần nhân văn “ngất ngưởng”, nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã đi trước thời đại hàng thế kỉ!
Theo dõi bài ca từ đầu, ta thấy đã diễn ra ba giai điệu “ngất ngưởng”. “Gồm thao lược đã nên ngất ngưởng” là “ông Hi Văn” “ngất ngưởng” ở trong “lồng”. Đây là giai điệu kỳ tuyệt, thể hiện khí phách của Nguyễn Công Trứ. Nói một cách khác đây là chiến thắng oanh liệt của sự tự diệt (khi lên đỉnh cao danh vọng người ta không còn là mình nữa). “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là giai điệu Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu “ngất ngưởng”. “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” là giai điệu tự hào của Nguyễn Công Trứ muốn “ngất ngưởng” thoát tục.
Và đây là giai điệu cuối có giá trị tổng kết cuộc đời của một nhà nho trung nghĩa mà không đánh mất mình:
“Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Đối với Nguyễn Công Trứ, “được mất dương dương người tái thượng”. Tác giả dùng điển tích “Tái ông thất mã”. Được chưa chắc là may, mất chưa hẳn là rùi. Trong cuộc sống bon chen đó, “được mất” một chút là người ta có thể làm thịt nhau, mà Nguyễn Công Trứ lại có thái độ bất biến trước sự được mất thì phải nói “ông Hi Văn” có bản lĩnh cao cường. Lại còn “khen chê” nữa, “khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Khen thì vui “phơi phới” đã đành, chứ sao chê mà cũng “phơi phới ngọn đông phong” nghĩa là cũng vui như ngọn gió xuân? Là vì cái gọi là chuẩn mực chính thống không trùng khít với chuẩn mực của nhà thơ. Thì mới oai phong đại tướng “Nguyễn Công Trứ đó đã bị cách tuột xuống làm lính thú, có hề chi, vẫn “phơi phới ngọn đông phong”. Có thể mất chức đại tướng nhưng miễn còn Nguyễn Công Trứ! Những âm thanh này mới làm bận lòng con người yêu đời, ham sống đó:
“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục”
Các giác quan của nhà thơ mở về phía cuộc sống tự do, về phía cái đẹp, về phía hưởng lạc. Thơ, rượu, ca trù, hát ả đào mới là đam mê của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ nhịp 2/2 réo rắt thật hay (khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng) làm sôi động cả khúc ca. Tác giả cũng không quên đánh giá lại công trạng của “ông Hi Văn” với triều đại mà ông phụng sự:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
Nguyễn Công Trứ tự liệt vào hàng danh tướng, công thần đời Hán, đời Tống của Trung Quốc như Trái (Trái Tuân), Nhạc (Nhạc Phi), Hàn (Hàn Kì), Phú (Phú Bật). Ông tự hào như vậy là chính đáng, vì lý tưởng anh hùng của ông cũng không ngoài lí tưởng trung quân ái quốc của đạo Nho và ông đã sống thủy chung trọn đạo vua tôi.
Kể ra tìm một bậc danh sĩ văn võ song toàn như Nguyễn Công Trứ trong thời đại nào cũng hiếm, nhưng không phải là không có. Chứ còn “ông ngất ngưởng” thì tìm đâu ra?
“Trong triều ai ngất ngưởng như ông?”
Đây cũng là giai điệu cuối cùng của “Bài ca ngất ngưởng”. Tác giả đã chọn giai điệu “ngất ngưởng” đích đáng để kết thúc bài ca. “Ngất ngưởng” ngay trong triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh núi cao danh vọng, đó là nhân cách, là khí phách của Nguyễn Công Trứ.
Nếu được chọn một tác phẩm tiêu biểu cho toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ thì đó là “Bài ca ngất ngưởng”. Con người, tài năng, khí phách, tinh hoa của Nguyễn Công Trứ thể hiện sinh động trong tác phẩm trác tuyệt này. Thể hát nói đã thành thơ, thơ hay, vừa triết lí, vừa trữ tình, vừa trào lộng. Có một Nguyễn Công Trứ ngoài “lồng” cười một “ông Hi Văn” trong “lồng”, có một Nguyễn Công Trứ ngoại đạo cười một “ông Hi Văn” trong chung. Bốn giai điệu “ngất ngưởng” đã ghi lại cả cuộc đời hoạt động phong phú của một danh sĩ tài tình, trung nghĩa mà không đánh mất mình. Trong một xã hội mà cá nhân không được coi trọng, cá tính bị thủ tiêu thì thái độ “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những là khí phách của ông mà còn là một giá trị nhân văn vượt thời đại.
3. Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, mẫu 3:
Cuộc đời vắt ngang qua hai thế kỉ XVIII, XIX với cá tính độc đáo trong cà lối sống và thơ ca, Nguyễn Công trứ xứng đáng tiếp nối cái “Tôi” phá cách thể hiện trong văn học được truyền lại từ Phạm Thái, Hồ Xuân Hương… Chính những nét riêng ấy đã tạo thành vẻ đẹp cho nhiều sáng tác của nhà thơ, trong đó có “Bài ca ngất ngưởng”.
Bài thơ có một tiêu đề rất lạ “Bài ca ngất ngưởng”. “Ngất ngưởng” là từ chỉ thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. Tên bài thơ đã phản ánh cuộc đời cũng rất thăng trầm nhiều biến động của tác giả. Một cuộc đời chênh vênh lên xuống thất thường. Nhưng những trầm luân thế thái chỉ càng làm nổi bật nhân cách lớn lao của nhà nho chân chính Nguyễn Công Trứ. Nhà thơ sống “ngất ngưởng”, sống tự chủ, phóng khoáng chẳng màng điều tiếng nhân gian.
Bài thơ được viết sau nãm 1848, tức là sau khi Nguyễn Công Trứ về hưu ở quê nhà – Hà Tĩnh. Cuộc sống tự do tự tại không bị gò bó bởi những lệ luật chốn quan trường khiến tác giả đã vốn “ngông” nay càng “ngông” hơn nữa. Ong càng bộc lộ cao độ cá tính phóng khoáng của mình. Đã bước sang bên kia cái dốc của cuộc đời mình, không ai tránh khởi cái quay đầu nhìn lại những vật đổi sao dời thế sự.
Quay lại phía sau, nhà thơ thấy tự hào vì đã không sống hoài, sống phí. Cuộc đời mình, ông đã làm được những gì mà một kẻ sĩ có thể làm để khẳng định vai trò cá nhân, gánh vác mọi việc trong trời dất: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” – Trong trời đất không việc gì không phải là phận sự của ta. Những học trò chốn cửa Khổng sân Trình luôn tâm niệm vai trò của tầng lớp: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Theo dó, cầu thơ của Nguyễn Công trứ đã thể hiện ý thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm của bản thân, của tầng lớp mình đối với thời cuộc.
Hướng dẫn Phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng
Tự xếp mình vào hàng những người luôn lo mọi việc trong trời đất, nhà thơ tự xưng tên: “ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” đã về hưu. Con chim bằng cánh sải chín dặm trời mây đã xếp cánh “vào lồng”, thời lừng lẫy nam bắc đông tây đã lui vào quá khứ nhưng trận gió cuốn, triều dâng đôi cánh ấy tạo nên vẫn thật vang động bốn bề:
“Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc Bình tây cờ đại tướng
Có khi về phủ doãn Thừa Thiên”
Trong lịch sử văn học Việt Nam, cùng với một số ít tác giả độc đáo như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương thì Nguyễn Công Trứ được ghi nhận là cái tôi cá tính, xưng tên riêng của mình trọng tác phẩm – nhà thơ viết “ông Hi Văn”. Nho giáo răn dạy học trò phải biết khẳng định vai trò cá nhân giữa trời đất nhưng đó là cái cá nhân “phi ngã” là cái “ta” ; Nguyễn Công Trứ đã lấy cái “tôi” của mình để chuẩn mực hoá biểu hiện của yêu cầu ấy. Điều đó thể hiện nhà thơ ý thức sâu sắc về cái “tôi” của mình giữa những cái ta chung chung đại khái. Không chỉ vậy ông còn hiểu rõ tài năng của mình. Điệp từ “Khi…khi…” cùng lối nhắt nhịp ngắn, rắn chắc của câu thơ đã khẳng định những tài năng cụ thể, phong phú của nhà thơ. Cuộc đời con người là hành trình đi tìm chính bản thân mình nhưng xã hội phong kiến không cho phép họ nhận thức, khẳng định cái tôi cá nhân. Trong thời đại ấy, thơ Nguyễn Công Trứ là lời ca đẹp ngợi ca khẳng định tính cá nhân của con người, đó là biểu hiện kín đáo của tính nhân bản, nhân vãn trong ý thơ tác giả.
Ý thức được tài năng, con người “ngất ngưởng” ấy còn ý thức được cả đức hạnh phẩm chất tốt đẹp của mình. Song, vẻ thanh cao trong đạo đức ông Hi Văn không phải để (và cũng không thể để, không chịu để) nơi thanh bần ẩn dật. Khác với Nguyên Trãi, Nguyễn Khuyến,… đức hạnh Nguyễn Công Trứ còn đi cùng một cá tính “ngông” khác đời khác người nên ông không ngại ngần phô phang con người thật của mình: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. Thiên hạ cỡi ngựa riêng ông Hi Văn cưỡi bò! Đã vậy ông còn đeo mo cau sau đuôi bò nhằm “che miệng thế gian . Lối sống khác người, khác đời vô cùng độc đáo ấy nhằm tách mình ra khỏi bụi trân xô bồ, xu nịnh, tham danh hám lợi của thê gian. Cá tính của nhà thơ cũng là thái độ của nhà thơ khinh thị những kẻ a dua, tầm thường, giả dôi. Ta từng ngợi ca khí tiết như mai như tùng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến,… thì ắt hăn không thể quên nét thanh cao nơi Nguyễn Công Trứ (dù chúng cao ngạo “ngất ngưởng” trên lưng bò!).
Không chỉ ngạo nghễ ngồi trên thế gian, ông Hi Vãn cũng biết hạ xuống nhân gian để thể hiện cái đa tình ở một nơi rất mực thanh cao:
“Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Gót tiên theo đủng đỉnh một dôi dì”
Chỉ nhà thơ đi chùa mang cô đầu theo mà thôi. Không phải Nguyễn Công Trứ không biết sự ấy đáng cười: “Bụt cũng bật cười ông ngất ngưởng”, đó là bụt cười, là người đời cười và cũng chính ông tự cười mình đó thôi.
Ai cười thù cũng mặc ai. Con người đã nếm đủ vị đời “lên voi xuống chó” thì còn sợ gì nữa! Ông ung dung trước những được mất của cuộc đời, trước những khen chè của thế gian.
“Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
Bản lĩnh sống ấy đâu phải ai cũng có. Đó là khí tiết của bậc trượng phu đã thấu lẽ đời, hiểu mệnh trời “Kinh luân sẵn có trong tay” (Nguyễn Đình Chiểu) chỉ còn ung dung mà sống. Âm thanh “cắc – tùng” đệm vào câu thơ khiến ta tưởng cuộc đời này cũng như một cuộc chơi mà thôi. Những thú vui ca hát, rượu thơ giúp cuộc chơi thêm phong phú.
Ttưởng như ung dung bảo thủ với lối sống “chẳng giống ai” nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn biết gắn lô’i sống riêng với cuộc đời chung. Điều ấy nhà thơ cũng đã tự ý thức được giá trị của nó. Dù sống sao đi nữa, ông Hi Văn vẫn dặn lòng mình “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Giữ được cá tính nhưng vẫn hoà nhập vào cái chung, đó là bản lĩnh, là vẻ đẹp của sự tự tin hiếm có trên đời.
Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến một cá tính có một không hai trong nền văn học Việt Nam. Thơ Nguyễn Công Trứ luôn “ngất ngưởng” một cái tôi ngạo nghễ, song không hề tách rời cuộc sống đời thường. “Bài ca ngất ngưởng” đã chứng minh vẻ đẹp trong lốỉ sống tự tại, thấu tỏ lẽ đời ấy.
——————- Hết ——————-
Trên đây là 3 bài mẫu viết cảm nhận nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ hay, đặc sắc. Ngoài ra, để hiểu hơn về phong cách viết, sự phóng túng trong tâm hồn của các nhà văn trong văn học đương đại Việt Nam, các em có thể tham khảo các bài mẫu phân tíchPhân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương,Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến,Phân tích bài thơ Thương vợ, phân tích bài văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc,…