Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến vị vua Lê Thái Tổ rồi phải không nào? Vậy thì Lê Thái Tổ là ai? Còn chần chừ gì nữa, hãy lướt ngay xuống bài viết dưới đây để cùng THPT Chu Văn An tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về vị vua này nhé!
Lê Thái Tổ là ai?
Lê Thái Tổ là một nhà chính trị, một nhà lãnh đạo quân sự. Ông là người đã thành lập và lãnh đạo đội quân Lam Sơn hùng mạnh chống lại sự chiếm đóng của nhà Minh. Năm 1428, nghĩa quân đã đánh đuổi hoàn toàn giặc Minh ra khỏi Đại Việt và bắt đầu xây dựng lại đất nước.
Được tài trợ
Lê Thái Tổ được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, nhân cách vĩ đại, khả năng cai trị và lòng yêu nước thương dân. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi đã chứng minh Lê Thái Tổ là người có tầm vóc của một thiên tài, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường.
Được tài trợ
Tiểu sử Lê Thái Tổ
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tiểu sử của vua Lê Thái Tổ nhé!
Lê Thái Tổ sinh năm nào?
Lê Thái Tổ sinh năm 1385, cụ thể là ngày 10 tháng 9 năm 1385 (tức 6/8 năm Ất Sửu). Ông sinh ra trong một gia đình giàu có tại Lam Sơn, Thanh Hóa và trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt.
Lê Thái Tổ mất năm nào?
Lê Thái Tổ mất năm 1433 tại Hà Nội. Ông làm vua được 5 năm thì mất và an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.
Lê Thái Tổ tên khai sinh là gì?
Tên khai sinh của Lê Thái Tổ là Lê Lợi. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Vua Lê Lợi trị vì từ năm 1428 đến khi qua đời, và sử dụng niên hiệu là Thuận Thiên.
Vợ Lê Thái Tổ là ai?
Vua Lê Thái Tổ có tất cả bốn người vợ, sử sách ghi lại bao gồm các bà:
- Thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ, người trang Bái Đô, huyện Lôi Dương, phủ Thiện Thiên, trấn Thanh Hoa, là người vợ đầu tiên của Thái Tổ.
- Cung Từ Cao Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần.
- Huệ phi Phạm Thị Nghiêu, bà không có con.
- Trinh Thục phi Trần Thị Ngọc Hiền, là Huy Chân công chúa nhà Trần, con gái vua Trần Duệ Tông.
Cha/mẹ Lê Thái Tổ là ai?
Cha của Lê Thái Tổ là Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương là mẹ của ông. Họ đều là người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá.
Con Lê Thái Tổ là ai?
Vua Lê Thái Tổ có bốn người con là:
- Quận Ai vương Lê Tư Tề, con của Trịnh Thần phi.
- Lê Thái Tông, con của Cung Từ Cao Hoàng hậu.
- Công chúa Lê Thị Đào Nữ, con gái của Trịnh Thần phi.
- Trang Từ Công chúa Lê Thị Ngọc Châu, con của Trần Trinh Thục phi.
Tuổi thơ của Lê Thái Tổ
Tuổi thơ của Lê Thái Tổ gắn với thời điểm biến động của nước Đại Việt. Từ khi còn nhỏ, ông đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người. Vua Lê Thái Tổ có dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.
Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam. Ông luôn chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược. Lê Thái Tổ ra sức tìm mời những người mưu trí, hăng hái dấy nghĩa binh với mong muốn trừ loạn lớn.
Lê Thái Tổ và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến nay vẫn khiến chúng ta nhớ mãi. Sau đây là một số mốc sự kiện lịch sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Tháng 2/1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Giữa năm 1418, quân Minh đã tập hợp lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình thế nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh.
Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận.
Tháng 5/1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Sau đó, đội quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An vào năm 1424.
Từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo và chiến thắng nhiều trận lớn. Điều này khiến quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
Cuối năm 1426, nghĩa quân đã giành chiến thắng tại trận Tốt Động – Chúc Động cuối năm 1426 và chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang tháng 10/1427. Như vậy, dưới sự chỉ huy tài tình của Lê Thái Tổ (Lê Lợi), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
Lê Thái Tổ cai trị
Lê Thái Tổ cai trị nước Đại Việt ta kể từ năm 1428, sau khi ông lên ngôi hoàng đế. Ông là người sáng lập ra vương triều Lê.
Trong buổi đầu của sự nghiệp xây dựng đất nước, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao. Ông thực hiện những điều này với mong muốn khôi phục, củng cố và phát triển đất nước trên mọi mặt.
Vua Lê Thái Tổ đã ban lệnh tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách; những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo nhân tài.
Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng biết vua Lê Thái Tổ là ai rồi phải không nào? Còn chần chờ gì nữa, hãy theo dõi THPT Chu Văn An ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích nhé!