Lá đinh lăng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và có nhiều cách sử dụng từ thân đến lá. Vậy lá đinh lăng có tác dụng gì? Hãy cùng THCS Hưng Bình tìm hiểu về loài thảo dược này nhé!
Advertisement
Lá đinh lăng là gì?
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa thuộc họ Ngũ gia bì. Ngoài ra, cây đinh lăng có nhiều tên gọi khác như cây gỏi cá, nam dương sâm.
Trong dân gian, lá đinh lăng là bài thuốc chữa được nhiều bệnh.
Advertisement
Hoạt chất có trong lá đinh lăng
Rễ và lá đinh lăng chứa hơn 8 loại saponin trong đó có nhiều loại tương tự có trong nhân sâm, các vitamin như B1, B2, C, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,1% đường. Trong lá đinh lăng còn có 1,65% saponin triterpen và một genin được tìm ra là acid aoleanolic.
Advertisement
Lá đinh lăng có tác dụng gì?
Lá đinh lăng là một bài thuốc giá rẻ mà có nhiều công tác dụng đáng kể đến sức khỏe con người. Hãy cùng tham khảo một số tác dụng dưới đây nhé!
Lá đinh lăng có tác dụng gì cho sức khỏe?
Lá đinh lăng được biết đến là vị thuốc quý, có tính mát, hơi đắng, vị nhạt và ít độc. Lá này có nhiều công dụng chữa bệnh như chữa trị chứng mất ngủ ở trẻ, mơ sảng, phụ nữ sau sinh bị tắc sữa, đau vú,…
Tương tự như rễ đinh lăng, lá chứa chất chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư. Dưới đây là một số công dụng lá đinh lăng:
- Giúp hồi phục sức khỏe của sản phụ trước và sau khi sinh
- Hỗ trợ chữa trị chứng suy nhược cơ thể, kiết lỵ, tiêu hóa kém,..
- Chữa tắc sữa, đau vú ở sản phụ
- Giải độc cơ thể, lợi tiểu, hạ sốt,…
- Chữa chứng ho dai dẳng, ho ra máu
- Chữa chứng khó ngủ, mất ngủ nhiều đêm
- Giảm đau nhức, tê tay chân
- Tắm lá đinh lăng có tác dụng trị mẩn ngứa, nổi mề đay ở trẻ
- Gối lá đinh lăng có thể trị được chứng mồ hôi trộm ở trẻ giúp trẻ ngủ ngon hơn, tránh tình trạng mơ sảng
- Có tác dụng làm đẹp da vì chứa nhiều vitamin B, methionin,…
Lá đinh lăng có tác dụng gì cho bà đẻ?
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên cần bồi bổ sức khỏe nhiều hơn. Uống lá đinh lăng hoặc nấu canh lá đinh lăng giúp cơ thể tăng cường hấp thụ dưỡng chất.
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy trong rễ và lá đinh lăng chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Chúng giúp các mẹ tiết sữa nhiều hơn. Ngoài ra, nhiều người cây đinh lăng có nhiều tác dụng như cây chè vằng. Nó không chỉ giúp lợi sữa, hồi phục sức khỏe mà còn giúp các mẹ người cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm hơn.
Lá đinh lăng có tác dụng gì cho bà bầu?
Lá đinh lăng có một số tác dụng đối với phụ nữ mang thai như sau:
- Làm mát cơ thể, bồi bổ sức khỏe, giúp các bà bầu có giấc ngủ ngon hơn
- Giúp lợi sữa, hạn chế tắc sữa dẫn đến đau vú
Tuy nhiên khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trang quá liệu gây mệt mỏi vì lá đinh lăng chứa saponin.
Lá đinh lăng có tác dụng gì cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh khi tắm lá đinh lăng có tác dụng giảm tình trạng mồ hôi trộm, rôm sảy, mụn nước,… giúp các bé có giấc ngủ ngon hơn, ít quấy khóc cũng như giúp làn da bé mịn màng hơn.
Tắm nước lá đinh lăng có tác dụng gì?
Theo các chuyên gia, lá đinh lăng khá an toàn nếu biết cách sử dụng. Cho nên việc tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh có nhiều tác dụng như sau:
- Khắc phục chứng mồ hôi trộm. Vì khi cơ thể toát nhiều mồ hôi nếu không lau khô kịp sẽ thấm ngược lại vào cơ thể sẽ khiến bé mắc các bệnh như phong hàn, cảm lạnh,… ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp của bé, xấu hơn là dẫn đến viêm phổi.
- Giúp bé ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng mơ sảng
- Chữa các bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nước,…
- Lá đinh lăng có mùi đặc trưng cho nên khi tắm xong bé có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu,…
Đắp lá đinh lăng có tác dụng gì?
Đắp lá đinh lăng có tác dụng chữa sưng đau cơ khớp, vết thương,… Cách dùng là lấy 40g lá tươi giã nhuyễn sau đó đắp lên chỗ sưng, đau.
Gối lá đinh lăng có tác dụng gì?
Đối với người lớn
Sau thời gian học tập, làm việc căng thẳng nếu được nằm trên chiếc gối đinh lăng sẽ giúp tâm trạng bạn thoải mái, thư giãn vô cùng, giảm đau mỏi cổ, vai gáy,… đặc biệt hiệu quả đối với nhân viên văn phòng hay tài xế lái xe đường dài.
Thậm chí đối với người lao động chân tay nặng nề thì gối đinh lăng giúp họ ngủ ngon hơn, tinh thần thoải mái nhờ đó mà kết quả học tập, làm việc tốt hơn.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Theo kiểm định của Bộ Y tế, gối lá đinh lăng rất tốt cho hệ thần kinh và vỏ não cho nên được nhiều phụ huynh tin tưởng và sử dụng cho con trẻ nhà mình.
Lá đinh lăng kết hợp với bông chất lượng sẽ giúp đỡ phần đầu và gáy bé tốt hơn từ đó bé ngủ ngon hơn, không bị giật mình lúc ngủ. Từ đó, các bà mẹ sẽ có thời gian nghỉ ngơi sau ngày dài chăm sóc con. Ngoài ra, mùi lá đinh lăng còn khiến côn trùng không dám tới gần và đốt các bé.
Lá đinh lăng ăn sống có tác dụng gì?
Lá đinh lăng ăn sống có tác dụng như sau:
- Hỗ trợ giảm tắc sữa, ngăn ngừa mẩn ngứa, ho ra máu
- Bồi bổ khí huyết, lưu thông huyết mạch
- Giúp giải độc, mát người
- Tăng biên độ điện thế não
- Giúp hệ thần kinh tập trung tiếp nhận thông tin
- Lợi tiểu, thải độc cơ thể
Uống nước lá đinh lăng tươi có tốt không?
Uống nước lá đinh lăng hỗ trợ lưu thông khí huyết, hạn chế rối loạn kinh nguyệt, ổn định chu kỳ kinh. Ngoài ra nước lá đinh lăng tươi còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm đau nhức vùng bụng, cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh,…
Uống nước thân cây đinh lăng có tốt không?
Uống nước thân cây đinh lăng có tác dụng cải thiện giấc ngủ, tinh thần minh mẫn, giải độc gian,… đồng thời hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh hơn. Đặc biệt thân cây đinh lăng có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý ở phái mạnh do hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương giúp các cuộc yêu được kéo dài hơn.
Công dụng lá đinh lăng phơi khô
Lá đinh lăng phơi khô cũng có những công dụng tương tự như lá đinh lăng tươi như:
- Bồi bổ cơ thể, lợi tiểu, giải độc cơ thể
- Chữa cảm sốt hiệu quả
- An thần, ngủ sâu và có tinh thần tỉnh táo hơn
- Chữa đau nhức xương khớp
- Giải quyết tình trạng tắc sữa, đau vú ở bà bầu
- Hỗ trợ điều trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh.
Tác dụng phụ của lá đinh lăng
Đinh lăng là một dược liệu ít độc. Nếu sử dụng quá liều lâu dài, độc tính trường diễn thường thấy là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.
Trong rễ cây có chứa nhiều saponin nên có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy. Bạn cần tham khảo ý kiến từ các y sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng các loại dược liệu để đảm bảo an toàn.
Sử dụng lá đinh lăng đúng cách
Lá cây đinh lăng thường được thu hoạch tỉa dần trong năm. Khi lá già, mầu sậm lại ta sẽ tỉa và dùng dần. Lá khô dùng làm gối, hoặc làm trà, sắc uống chữa bệnh. Lá là phần rẻ nhất và ít được ưa chuộng hơn so với rễ.
Lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng
Nói chung, lá đinh lăng khá lành tính nhưng nếu sử dụng liều lượng không phù hợp với từng đối tượng sẽ gây ra một số tác dụng không tốt cho nên cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng lá đinh lăng như sau:
- Không lạm dụng lá đinh lăng mà chỉ nên sử dụng một liều lượng vừa đủ
- Chất saponin có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa đối với những người có triệu chứng ruột kích thích do đó sử dụng lá khô sẽ an toàn hơn lá tươi.
- Đối với trẻ em, chỉ nên làm gối nằm hoặc tắm cho trẻ
- Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng lá đinh lăng
Uống nước lá đinh lăng có tăng cân không?
Nước lá đinh lăng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, giúp người dùng ăn uống ngon hơn cho nên hoàn toàn có khả năng giúp cơ thể tăng cân nếu sử dụng liều lượng phù hợp.
Trẻ em là đối tượng phải cân nhắc khi sử dụng lá đinh lăng vì cơ thể trẻ còn khá yếu, hệ miễn dịch chưa đầy đủ có thể gặp một số tác dụng phụ không đáng có.
Uống nước lá đinh lăng có giảm cân không?
Uống nước lá đinh lăng không béo do đã có sự nghiên cứu trước đây. Chính vì vậy bạn không cần phải đau đầu đến vấn đề này khi uống nước lá đinh lăng.
Nên uống lá đinh lăng tươi hay khô?
Bạn có thể sử dụng lá khô hoặc lá tươi để nấu nước vì công dụng của chúng là như nhau. Tuy nhiên lá tươi thì còn nhiều nhựa, đặc biệt là thành phần saponin trong lá rất cao nếu uống nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa ở những người có hội chứng rối loạn ruột kích thích.
Còn lá khô, lượng saponin sẽ ít hơn nên sẽ hiếm gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa như trên. Ngoài ra khi phơi khô lá để nấu nước, pha trà sẽ mang đến mùi thơm nhẹ nhàng rất thích hợp cho những ai không chịu được mùi hăng, nồng của lá.
Cách bảo quản lá đinh lăng tốt nhất?
Nếu bạn muốn bảo quản lá đinh lăng lâu thì có những cách sau:
- Nếu muốn sử dụng được lâu thì bạn nên nấu nước lá khô để uống vì lá tươi có nhiều men vi sinh dễ làm biến đổi mùi vị của nước.
- Bạn có thể đóng chai bỏ vào ngăn mát tủ lạnh nếu chưa uống hết
- Bạn chỉ sử dụng tối đa 3 ngày khi để trong tủ lạnh, đừng để quá lâu nhé!
Nếu bạn thấy bài viết này mang đến những thông tin hữu ích về lá đinh lăng có tác dụng gì. Hãy Like và Share để ủng hộ cho THCS Hưng Bình tiếp tục phát triển và sáng tạo thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!