Lớp 11

Kết bài bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đề bài: Kết bài bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

ket bai bai tho voi vang cua xuan dieu

Kết bài bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

1. Mẫu số 1:

Vội vàng của Xuân Diệu đã đưa người đọc thực hiện cuộc hành trình khám phá vẻ xuân sắc, sức sống căng tràn nơi vạn vật, qua hành trình khám phá ấy người đọc có thêm những cảm nhận độc đáo về thời gian cũng như những triết lí sống sâu sắc về thái độ của con người trước cuộc sống, trước sự chảy trôi vô tình của thời gian: Thời gian là vô hạn nhưng thời gian của cuộc đời con người là hữu hạn, một đi không trở lại, vì vậy cần trân trọng mọi giá trị, vẻ đẹp của cuộc sống để không phải hối tiếc khi thời gian qua đi.

2. Mẫusố 2:

Qua bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu không chỉ gợi mở cho người đọc bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn ngập hương sắc mà từ khung cảnh thiên nhiên, người thi sĩ lại gợi lên trong lòng người đọc những liên tưởng về tình yêu, về cuộc sống của tuổi trẻ. Đồng thời, từ những quan niệm về thời gian, nhà thơ Xuân Diệu như muốn nhắc nhở những người trẻ chúng ta cần có thái độ sống đúng đắn, cần biết trân trọng, tận hưởng những vẻ đẹp, giá trị của hiện tại, biết trân trọng hiện tại chúng ta không chỉ đón nhận được niềm hạnh phúc mà còn không phải hối tiếc khi thời gian qua đi.

3. Mẫu số 3:

Xuân Diệu là nhà thơ thiết tha với cuộc đời, với sự sống. Bằng sự nhạy cảm trong tâm hồn và tinh tế trong cảm nhận, nhà thơ đã mang đến cho chúng ta bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về sự sống nơi trần thế. Cái chất riêng độc đáo của nhà thơ mới nhất trong nhà thơ mới được thể hiện trong bài thơ này không chỉ là cái tinh tế, đẹp đẽ của bức tranh thiên nhiên mà là quan niệm sâu sắc về thời gian và đời người. Thời gian chảy trôi tuyến tính, nó sẽ không đợi chờ bất kì ai, bởi vậy tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi hãy sống hết mình, sống tận độ để chiếm lĩnh trọn vẹn vẻ đẹp nơi cuộc sống.

4. Mẫu số 4:

Bài thơ Vội vàng khép lại với khát khao chiếm lĩnh sự sống đầy mạnh mẽ, táo bạo của người thi sĩ. Dù luôn phấp phỏng, lo âu trước những bước đi của thời gian nhưng bằng tình yêu tha thiết với sự sống, Xuân Diệu đã tìm cho mình một giải pháp thiết thực “vội vàng sống” để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống. Sự nồng nhiệt, sôi nổi của cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống của Xuân Diệu cũng đã mang đến những ảnh hưởng tích cực đến nhận thức, thái độ sống của người đọc. Cần sống tích cực, sống ý nghĩa để không phí hoài những giây phút đẹp đẽ của tuổi trẻ.

————–HẾT—————

Nắm được phương pháp viết kết bài, các em sẽ không còn gặp khó khăn khi cố gắng lên ý tưởng và hoàn thiện cho phần kết bài của một bài văn nữa. Hi vọng rằng với bốn cách viết kết bài trên đây, các em đã có thêm những phương pháp viết kết bài hay cho mình, bên cạnh đó để học tốt, các em không nên bỏ qua: Mở bài bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu,Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng, Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button