Hối phiếu là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đây vẫn còn là một từ ngữ khá mới, hãy theo chân THCS Hưng Bình tìm hiểu xem hối phiếu là gì và những thông tin cần biết về hối phiếu qua bài viết dưới đây nhé.
Advertisement
Hối phiếu là gì?
Hối phiếu tiếng Anh là gì?
Hối phiếu trong tiếng anh là Bill Of Exchange hoặc Draft.
Advertisement
Hối phiếu đòi nợ là gì?
Hối phiếu đòi nợ là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện, do một đối tượng ký phát cho một đối tượng khác. Trong đó, nội dung yêu cầu người này khi nhận được hối phiếu, hoặc đến thời điểm nhất định trong tương lai phải trả khoản tiền được ghi trong hối phiếu cho đối tượng hoặc theo chỉ định cho một đối tượng khác.
Hối phiếu thương mại là gì?
Hối phiếu thương mại được hiểu đơn giản là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu.
Advertisement
Hối phiếu thương mại có thể được chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn nhất định, người trả sẽ thanh toán cho người cầm hầm hối phiếu kể cả trong trường hợp hợp đồng mua bán có thể không được thực hiện hoàn chỉnh.
Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về những đặc điểm của hối phiếu thương mại tại đây.
Hối phiếu ngân hàng là gì?
Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu.
Quá trình hình thành hối phiếu
Hối phiếu được biết đến từ thời xa xưa như một phương tiện tín dụng và thanh toán trong thương mại. Ban đầu hối phiếu chỉ được hình thành dưới dạng lệnh phiếu (một hình thức hối phiếu tự nhận nợ).
Sau đó, do lệnh phiếu không tạo được sự chủ động trong việc đòi nợ của người bán đối với người mua nên bắt đầu từ thế kỉ XVI, bắt đầu xuất hiện hối phiếu đòi nợ (loại chứng từ do chủ nợ lập sau đó gửi cho con nợ để yêu cầu thanh toán.
Để thống nhất các điều luật của hối phiếu, năm 1912, Hội nghị quốc tế đầu tiên về hối phiếu đã được tổ chức tại Den Haag nhằm tuyên bố chung về các quy định của hối phiếu trong các nước thành viên. Tuy nhiên, bộ luật này cũng mất hiệu lực từ sau khi thế chiến thứ nhất xảy ra.
Năm 1930, một hội nghị về Luật hối phiếu được tổ chức tại Giơ – ne – vơ, các nước thành viên đã đi đến ký kết một Công ước quốc tế, trong đó có ban hành một luật điều chỉnh về hối phiếu gọi là “ Luật thống nhất về hối phiếu ” (Uniform Law for Bills of Exchange) viết tắt là ULB 1930 mà ngày nay vẫn có ý nghĩa quan trọng.
Ngày nay, công ước Giơ-ne-vơ được áp dụng rộng rãi ở các nước, tuy nhiên ngoại trừ Mỹ và Anh. Công ước Giơ-ne-vơ vẫn tồn tại một số những mâu thuẫn nhất định như:
- Hình thức trình bày hối phiếu phụ thuộc vào luật quốc gia nơi mà nó được ký
- Năng lực của người chịu nghĩa vụ trên hối phiếu phụ thuộc vào luật quốc gia của người đó.
- Hậu quả của nghĩa vụ chính thức của người chấp nhận hối phiếu và nghĩa vụ của người ký phát hối phiếu phụ thuộc vào luật được áp dụng tại nơi thanh toán.
- Hình thức kháng kiện và thời gian hiệu lực cho kháng kiện phụ thuộc vào luật quốc gia nơi mà hối phiếu kháng kiện.
- Luật áp dụng nơi thanh toán sẽ được xác định tiêu chuẩn để đánh giá nếu hối phiếu bị mất hoặc hư hỏng.
Trên thế giới, cho đến nay, về phương diện pháp lý, có 4 nguồn luật điều chỉnh lưu thông hối phiếu. Đó là:
- Luật thống nhất về hối phiếu ( Uniform Law for Bills of Exchange – ULB 1930 )
- Luật hối phiếu của Anh 1882 ( Bills of Exchange Act of 1882 – BEA )
- Luật thương mại thống nhất của Mỹ ( Uniform Commercial Code of 1995- UCC )
- Hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế ( International Bills of Exchange and Promissory Notes ) do Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc ban hành 1982.
Trong đó, Luật thống nhất hối phiếu ( ULB 1930 ) được nhiều nước thống nhất sử dụng như: Australia, Belgium Denmark, Finland France, Greece Hungary, Italia, Luxembourg, Monaco, the Netherlands, Noways, Poland, the Soviet Union, Brazil, Japan…
Pháp tham gia Công ước Giơ – ne – vơ 1930, nhưng 6 năm sau mới chính thức áp dụng USB. Việt Nam khi đó là thuộc địa của Pháp nên cũng áp dụng luật này từ 1937 theo nghị định của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
Luật các công cụ chuyển nhượng số 49 / 2005 / QH11 ( hay còn gọi là Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam chính thức ra đời và được áp dụng tại Việt chuyển nhượng trong việc phát hành chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm Nam từ ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Luật này điều chỉnh các quan hệ công cụ cổ, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường.
Luật trên được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( điều 2 ).
Chương II của luật về các công cụ chuyển nhượng Việt Nam gồm 37 điều khoản về việc lập, phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh… hối phiếu đòi nợ. Các điều khoản này cũng dựa trên các điểm cơ bản của ULB 1930.
Bên cạnh đó, khi lập và sử dụng hối phiếu trong các phương thức thanh toán quốc tế, bên cạnh luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam, các ngân hàng Việt Nam vẫn tuân theo ULB 1930 nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra khi có xung đột về quyền lợi giữa các bên có liên quan.
Đặc điểm của hối phiếu là gì?
Hối phiếu có 3 đặc điểm sau:
Tính trừu tượng: Hiệu lực pháp lý của hối phiếu không bị ràng buộc do nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu, nói một cách khác thì trên hối phiếu không yêu cần phải ghi nguyên nhân hình thành hối phiếu.
Chính vì thế khi tách ra khỏi hợp đồng thì hối phiếu trở thành trái vụ độc lập, điều này đồng nghĩa với việc nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.
Tính bắt buộc: Hối phiếu là “tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện”. Đặc điểm này được thể hiện ở chỗ là người ký phát bắt buộc phải trả tiền cho người thụ hưởng mà không kèm theo bất cứ một điều kiện nào.
Tính lưu thông: Đặc điểm này được thể hiện thông qua việc hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của nó kể cả khi hợp đồng mua bán có thể không thực hiện hoàn chỉnh.
Chức năng của hối phiếu là gì?
Hối phiếu là công cụ tín dụng giữa người ký phát với con nợ của họ, giữa người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng, giữa ngân hàng kinh doanh người chiết khấu, giữa ngân hàng trung ương với ngân hàng kinh doanh.
Hối phiếu là phương tiện đảm bảo. Hối phiếu còn là một công cụ đảm bảo trong các quan hệ tín dụng. Điều này dựa trên cơ sở sự nghiêm ngặt của hối phiếu, có nghĩa là người chủ nợ luôn luôn có quyền đòi hỏi thanh toán hối phiếu của họ vào ngày đến hạn.
Hối phiếu là công cụ đầu tư vốn. Trong phạm vi nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, tất cả các ngân hàng đều có thể mua các loại hối phiếu của khách hàng. Hối phiếu là công cụ thanh toán.
Hối phiếu là công cụ thanh toán đối với tất cả những ai liên quan đến nó. Khi hối phiếu được thanh toán vào ngày đến hạn thì món nợ gốc ghi trên hối phiếu coi như đã được trả xong.
Ý nghĩa của hối phiếu là gì?
Hối phiếu được sử dụng phổ biến trong thanh toán xuất nhập khẩu & thường gắn với những hình thức thanh toán quốc tế như Ủy thác thu, L/C.
Hối phiếu đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh, buôn bán vì bản chất nó tạo ra được sự chủ động trong việc đòi nợ của người bán đối với người mua. Chính vì thế, nó giúp việc giao lưu buôn bán được trở nên thuận tiện hơn trong khâu thanh toán.
Nội dung của hối phiếu là gì?
Nội dung hối phiếu phải đảm bảo đầy đủ những mục sau:
- Tiêu đề của hối phiếu đòi nợ;
- Địa điểm ký phát của hối phiếu;
- Ngày tháng ký phát;
- Mệnh lệnh vô điều kiện để đòi thanh toán một số tiền nhất định;
- Mệnh giá của hối phiếu;
- Thời hạn trả tiền của hối phiếu;
- Địa điểm trả tiền của hối phiếu;
- Người hưởng lợi, người trả tiền, người ký phát hối phiếu;
- Chữ ký của người ký phát hối phiếu.
Có bao nhiêu loại hối phiếu?
Căn cứ vào thời hạn trả tiền, hối phiếu được chia làm 2 loại:
- Hối phiếu trả tiền ngay ( bao gồm loại hối phiếu trả tiền ngay và loại hối phiếu trả tiền sau “x” ngày )
- Hối phiếu có kỳ hạn.
Căn cứ vào chứng từ kèm theo, hối phiếu được chia làm 2 loại:
- Hối phiếu trơn.
- Hối phiếu kèm chứng từ.
Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng thì hối phiếu được chia làm 3 loại:
- Hối phiếu vô danh.
- Hối phiếu đích danh.
- Hối phiếu theo lệnh.
Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, hối phiếu được chia làm 2 loại:
- Hối phiếu thương mại.
- Hối phiếu ngân hàng.
Căn cứ vào phương thức thanh toán, hối phiếu được chia làm 2 loại:
- Hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu.
- Hối phiếu sử dụng trong phương thức thanh thư tín dụng chứng từ.
Các bên tham gia hối phiếu
Các chủ thể có liên quan đến việc tạo lập hối phiếu bao gồm:
- Người ký phát (Drawer): là người chủ nợ, người phát hành hối phiếu để đòi tiền người mắc nợ.
- Người trả tiền hoặc người nhận ký phát (Drawee) là người thiếu nợ hay người nào đó do người thiếu nợ chỉ định để trả nợ cho mình.
- Người hưởng lợi (Beneficiaries) là người được thụ hưởng số tiền ghi trên hối phiếu. Người này có thể chính là người ký phát (Drawer) hoặc do người ký phát chỉ định.
Chiết khấu hối phiếu là gì
Chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ L/C xuất khẩu là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng, theo đó Ngân hàng sẽ mua lại và có quyền truy đòi Hối phiếu đòi nợ và/hoặc Bộ chứng từ theo L/C xuất khẩu trước khi đến hạn thanh toán.
Số tiền chiết khấu tùy thuộc vào lãi suất chiết khấu và kỳ hạn còn lại của hối phiếu. Nếu lãi suất chiết khấu thấp và kỳ hạn còn lại của hối phiếu ngắn thì số tiền chiết khấu nhỏ và ngược lại.
Một số ví dụ mẫu hối phiếu
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được hối phiếu là gì cũng như những thông tin cần thiết về thuật ngữ kinh doanh này. Nếu thấy hữu ích hãy Like và Share bài viết để ủng hộ THCS Hưng Bình nhé!