Hoa đậu biếc thường được dùng để pha trà uống hoặc làm màu thực phẩm. Vậy hoa đậu biếc có tác dụng gì? Nên uống trà hoa đậu biếc vào lúc nào thì tốt? Tất cả sẽ được THPT Chu Văn An giải đáp ngay sau đây.
Hoa đậu biếc có tác dụng gì? Các công dụng của hoa đậu biếc
Cây đậu biếc thuộc chi đậu biếc, họ Đậu và có tên khoa học là Clitoria Ternatea.
Được tài trợ
Loài thực vật này có thân thảo, thường mọc thành dây leo, thân mảnh và có lông. Chiều cao của cây trưởng thành có thể lên đến 10m. Lá cây đậu biếc có hình bầu dục và nổi gân khá rõ.
Chúng là loài loài cây thân thảo sống lâu năm, cành mảnh và có lông. Chiều cao của cây trưởng thành có thể lên đến 10m. Lá cây đậu biếc có hình bầu dục và nổi gân khá rõ. Khi còn non, lá có màu xanh và đổi thành màu nâu lúc về già.
Được tài trợ
Hoa đậu biếc thường mọc thành từng chùm, có hình cánh bướm. Màu sắc phổ biến nhất của hoa là màu xanh tím.
Hoa đậu biếc thường được dùng để chế biến thực phẩm hoặc pha trà uống. Chúng không chỉ có tác dụng tốt với sức khỏe mà còn giúp làm đẹp nhan sắc. Sau đây là các công dụng của hoa đậu biếc.
Làm đẹp
Công dụng làm đẹp của hoa đậu biếc rất đa dạng, từ đẹp da, đẹp tóc cho đến chống lão hóa, giảm cân. Trong hoa có các hoạt chất giúp cải thiện sức khỏe tế bào.
Uống hoa đậu biếc tốt cho lưu thông máu, từ đó giúp nuôi dưỡng tốt làn da, tóc,… cải thiện sắc đẹp. Các hợp chất có trong hoa đậu biếc hoạt động như chất chống oxy hóa, giúp giảm stress và ngăn ngừa lão hóa do các gốc tự do gây ra.
Ngoài ra, hợp chất trong trà đậu biếc là catechin EGCG (epigallocatechin gallate), một chất giúp thúc đẩy việc đốt cháy calo, tăng cường quá trình trao đổi chất. Bạn có thể giảm cân và ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ bằng trà đậu biếc rất hiệu quả.
Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư
Hoạt chất chống oxy hóa trong hoa đậu biếc có tác dụng giảm sự hình thành gốc tự do, ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, trong hoa còn có chất làm ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất cliotide trong hoa đậu biếc có thể ức chế tế bào ung thư một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có khả năng tăng cường hồng cầu trong máu, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Tốt cho hệ miễn dịch
Hoa đậu biếc có chứa hoạt chất anthocyanin giúp bảo vệ DNA và lipid peroxidation tránh các tổn thương và tăng sản xuất cytokine. Vì thể, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng được tăng cường bảo vệ.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các chất trong hoa đậu biếc có tác dụng hỗ trợ bảo vệ thành mạch; ngừa xơ cứng mạch máu. Cho nên, sử dụng hoa đậu biếc có thể giảm được nguy cơ tử vong do động mạch vành, ngăn ngừa huyết khối não.
Trong một nghiên cứu về bệnh máu nhiễm mỡ, hoa đậu biếc có thể ức chế triglycerid và cholesterol toàn phần. Hoa và rễ cây đậu biếc cũng có tác dụng giảm cholesterol, tác động tích cực đến tim mạch.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Theo nghiên cứu, hoa đậu biết giúp ức chế α-glucosidase của ruột và α-amylase của tuyến tụy. Chúng còn làm thực phẩm chức năng gốc thực vật, giúp phòng ngừa và điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Cụ thể, hoa có thể giúp cơ thể tăng tiết insulin, kiểm soát lượng đường trong máu. Thiếu insulin chính là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường ở cơ thể người.
Hạ sốt
Hoa đậu biếc giúp giảm đau và hạ sốt tự nhiên rất hiệu quả. Chiết xuất trà đậu biếc có thể giúp giảm đáng kể nhiệt độ cơ thể trong tối đa 5 giờ sau khi uống.
Chiết xuất methanol trong hoa đậu biếc giúp hạ nhiệt bằng cách mở rộng các mạch máu dưới da. Từ đó, giúp cơ thể tăng lưu lượng máu và hạ sốt nhanh chóng.
Cải thiện thị lực
Một chất chống oxy hóa trong hoa đậu biếc là proanthocyanidin có chức năng tăng lưu lượng máu đến mao mạch của mắt. Nó giúp hỗ trợ điều trị tình trạng tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp hoặc mắt bị mờ.
Ngoài ra, hoạt chất cũng giúp tránh tổn thương ở tế bào gốc và ngăn chặn bị đục thủy tinh thể. Vì vậy, sử dụng hoa đậu biếc rất hiệu quả trong việc duy trì đôi mắt khỏe mạnh.
Giảm căng thẳng, lo âu và ngăn ngừa trầm cảm
Từ xưa, dân gian đã có bài thuốc an thần làm từ hoa đậu biếc. Bởi vì màu xanh đẹp mắt của hoa giúp người nhìn cảm thấy dễ chịu và thoải mái.
Chất chống oxy hóa là anthocyanin trong hoa cũng giúp cải thiện tâm trạng và thư giãn thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ ngon. Ngoài ra, trà đậu biếc còn có hiệu quả chống trầm cảm, giảm căng thẳng và lo âu.
Một ly trà đậu biếc sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần sau một ngày dài làm việc căng thẳng và mệt mỏi.
Câu hỏi thường gặp về hoa đậu biếc có tác dụng gì
Hoa đậu biếc có tác hại gì?
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời kể trên thì hoa đậu biếc vẫn có một vài tác hại tiềm ẩn. Theo Đông Y, trong cây đậu biếc có chứa một lượng nhỏ độc tố, được tìm thấy ở phần rễ và hạt. Chất độc này thường được dùng để điều chế các loại thuốc trị côn trùng, rắn cắn, thuốc xổ và thuốc tẩy.
Hoa đậu biếc được dùng chủ yếu để tạo màu thực phẩm và dược liệu chữa bệnh. Tuy nhiên, trong hoa đậu biếc lại chứa lượng lớn chất anthocyanin. Chất này có tác dụng tăng cường lưu thông máu nhưng cũng có thể kích thích tử cung co bóp mạnh.
Vì thế, hoa đậu biếc có tác dụng tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Một số đối tượng nhất định nên lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc.
Phụ nữ mang thai
Trong hoa đậu biếc có chất anthocyanin có thể làm co bóp tử cung. Cho nên, phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng.
Nếu muốn dùng hoa đậu biếc để chế biến món ăn hay pha trà uống, mẹ bầu nên kiểm tra thật kỹ xem bông hoa có còn dính hạt hay không. Đồng thời, lượng hoa đậu biếc sử dụng không nên vượt quá 4 bông/lần và không nên sử dụng thường xuyên.
Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần hạn chế dùng hoa đậu biếc. Nhất là các bé có hệ tiêu hóa kém, ăn các món hoặc thức uống có hoa đậu biếc sẽ dễ bị tiêu chảy và buồn nôn. Nhiều chất trong hoa cơ thể trẻ nhỏ cũng chưa thể hấp thụ được, dễ xảy ra phản ứng phụ.
Nếu gia đình có trồng hoa đậu biếc, nên chú ý rào cây lại hoặc tạo khoảng cách an toàn đối với bé. Tránh trường hợp để bé tự ý bứt hoa và hạt cây đậu biếc để ăn, sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm.
Đối với người lớn
Các trường hợp chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang uống thuốc chống đông máu nên hạn chế sử dụng hoa đậu biếc. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp cũng không nên dùng nhiều hoa đậu biếc.
Trong hoa đậu biếc có các thành phần làm hạ huyết áp và giảm đường huyết. Nếu sử dụng có thể sẽ gặp phải tình trạng choáng váng, chóng mặt và buồn nôn.
Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không?
Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày tốt cho cơ thể. Uống hàng ngày giúp cho sức khỏe và nhan sắc của chúng ta lên hương. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều.
Trong trà hoa đậu biếc có chứa caffeine. Nếu uống quá nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, trong hoa đậu biếc có chứa các chất như flavonoid, antioxidants và anthocyanin. Nếu bạn bị dị ứng với một trong số các hoạt chất này thì không nên sử dụng thực phẩm được chế biến từ hoa đậu biếc.
Để đảm bảo sức khỏe và tránh các tác hại thì nên uống hoa đậu biếc với lượng vừa phải. Theo các chuyên gia, mỗi lần dùng hoa đậu biếc để nấu ăn chỉ nên dùng 5 – 10 bông. Người bình thường chỉ nên uống 1 – 2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5 – 10 bông, tương đương 1 – 2g hoa khô).
Cơm hoa đậu biếc có tác dụng gì?
Cơm là thức ăn không thể thiếu trên mâm cơm của người Việt. Và nếu nấu cơm hoa đậu biếc sẽ có tác dụng gì?
Cơm hoa đậu biếc sẽ giúp bữa ăn của các bạn trở nên hấp dẫn hơn với màu xanh dương lạ mắt. Món cơm thơm ngon dinh dưỡng này chắc chắn sẽ làm xiêu lòng các thành viên trong gia đình bạn.
Đặc biệt, món cơm đậu biếc sẽ kích thích các bé ăn ngon miệng hơn. Màu xanh dương bắt mắt của cơm sẽ giúp cho các bé yêu thích thú hơn với mỗi bữa ăn.
Nên uống hoa đậu biếc vào lúc nào?
Bạn có thể uống trà hoa đậu biếc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nên uống hoa đậu biếc trong khoảng thời gian từ 15 – 17h chiều hoặc 30 phút trước khi đi ngủ.
Đây được đánh giá là thời điểm tốt nhất để trà hoa đậu biếc phát huy tối đa tác dụng trong việc làm giảm lượng mỡ thừa, trẻ hóa làn da; làm giảm căng thẳng lo âu và giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Thời gian để thưởng thức trà hoa đậu biếc tốt nhất là khi trà vừa được pha xong. Lúc này, hương vị trà đậm nhất, đồng thời hấp thụ được hết chất dinh dưỡng. Nếu hãm quá lâu, trà hoa đậu biếc sẽ có màu sẫm và giảm hương vị trà.
Để trà lâu thì trà dễ bị oxy hóa và khiến vi khuẩn bắt đầu sinh sôi. Như vậy, chất lượng trà sẽ bị giảm đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, khi uống hoa đậu biếc cần lưu ý:
- Không uống khi bụng rỗng, sẽ khiến cho dạ dày khó chịu.
- Không tráng miệng bằng nước hoa trà đậu biếc sẽ gây đầy bụng khó tiêu. Nước hoa trà có thể ngăn quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể.
- Không được uống cùng với uống thuốc.
Qua bài viết chúng ta đã biết được hoa đậu biếc có tác dụng gì. Sử dụng hoa đậu biếc đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không thưởng thức ngay một ly trà hoa đậu biếc nào. Nhớ chia sẻ bài viết của THPT Chu Văn An để mọi người cùng biết nhé!