Tổng hợp

Hồ Hán Thương là ai? Những câu chuyện kỳ lạ về vua Hồ Hán Thương

Hồ Hán Thương được biết tới là vị hoàng đế cuối cùng của vương triều Hồ. Vậy Hồ Hán Thương là ai? cũng như những câu chuyện kỳ lạ về vua Hồ Hán Thương là gì? Hãy cùng THPT Chu Văn An tìm hiểu về vị vua này qua bài viết dưới đây nhé!

Hồ Hán Thương là ai?

Hồ Hán Thương là ai?

Hồ Hán Thương có tên chữ Hán là 胡漢蒼 và minh sử ghi Hồ Đê (胡𡗨). Ông là hoàng đế thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà Hồ, từ năm 1401 đến khi bị nhà Minh đánh bại vào năm 1407. Hồ Hán Thương bị giải về Kim Lăng (Trung Quốc) rồi bị giết.

Được tài trợ

ho quy ly minh hoa

Thân thế hoàng đế Hồ Hán Thương

Hồ Hán Thương không rõ sinh năm nào là con thứ của Hồ Quý Ly, mẹ là Huy Ninh Công Chúa Trần Thị, con gái của Trần Minh Tông. Công chúa vốn lấy một người tông thất là Trần Nhân Vinh, nhưng Nhân Vinh qua đời sớm.

Được tài trợ

Anh của công chúa là Trần Nghệ Tông muốn thắt chặt quan hệ với Hồ Quý Ly nên bắt em gái gả cho Quý Ly. Sau đó rồi sinh ra Hồ Hán Thương và một con gái nữa là Hồ Thánh Ngẫu. Những năm Hồ Quý Ly chuyên quyền nhà Trần, Hồ Hán Thương được nhậm chức thái phó.

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế cháu ngoại là Trần Thiếu Đế để tự lập, sinh ra nhà Hồ. Do e ngại nhiều thế lực còn chống đối, vào năm sau 1401, Hán Thương được phụ hoàng chính thức truyền ngôi. Bản thân Quý Ly trở thành Thái Thượng Hoàng và vẫn nắm quyền quyết định mọi việc.

1 XGXM

Hồ Hán Thương – hoàng đế Đại Ngu

Sau đây là các cuộc chiến của Hồ Hán Thương sau khi ông lên ngôi, mời các bạn theo dõi.

Hồ Hán Thương đánh Chiêm Thành

Trong thời gian ở ngôi, Hồ Hán Thương đã 2 lần đánh Chiêm Thành. Lần đầu năm 1402, quân nước Đại Ngu thắng lợi, khiến vua Chiêm phải dâng Chiêm Động và Cổ Lũy (Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi hiện nay). Nhà Hồ chiếm được đất ấy đặt ra 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.

images motthegioi vn 8443 y2hhbmxhca

Năm 1403, Hồ Hán Thương lại sai Phạm Nguyên Khôi đi đánh Chiêm. Quân Đại Ngu vây kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành trong 9 tháng không hạ được, bị hết lương phải rút về.

Lãnh thổ Đại Ngu dưới thời Hồ Hán Thương được mở rộng về phía Nam (đến bắc Quảng Ngãi hiện nay).

Cuộc xâm lược của nhà Minh

Năm 1403, phái đoàn sứ giả của Hồ Hán Thương cử sang nhà Minh xin thụ phong, lấy cớ nhà Trần đã tuyệt tự. Hồ Hán Thương là con của một nữ tộc họ Trần được nhân dân tôn kính và xin thay thế nhận phong.

Tháng 5, sứ nhà Minh là Dương Bột (Yang Bo) được cử sang An Nam điều tra về Hồ Hán Thương. Tháng 12 cùng năm, sứ đoàn trở về Trung Quốc và báo cáo việc trên đúng như Hán Thương nói. Nhà Minh khi đó mới quyết định gia phong Hán Thương làm An Nam Quốc Vương.

Tháng 10 năm 1404, Trần Khang; một gia nô của Trần Tông – người bị nhà Trần trị tội theo Chiêm Thành – đổi tên là Thiêm Bình. Trần Khang trốn sang Trung Quốc tự xưng là con cháu nhà Trần và xin viện binh đánh nhà Hồ.

unnamed 7

Năm 1404, nhà Minh sai Lý Ỷ sang hỏi nhà Hồ về việc Trần Thiêm Bình. Sau khi Lý Ỷ về, Hồ Hán Thương sai Nguyễn Cảnh Chân dâng biểu tạ tội và xin rước Trần Thiêm Bình về nước và tôn làm vua. Minh Thành Tổ hứa phong cho Hồ Hán Thương một quận lớn nếu chịu quy phục.

Biết nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Hán Thương cùng Thượng hoàng Hồ Quý Ly ra sức chuẩn bị. Ông động viên thêm quân, xây thành Đa Bang, phòng thủ các cửa sông.

Năm 1406, nhà Minh sai Hoàng Trung mang quân đưa Trần Thiêm Bình về nước. Hồ Hán Thương điều binh đón đánh. Quân Đại Ngu đánh bại quân Minh khiến Hoàng Trung phải giao nộp Thiêm Bình mới rút được về nước.

Cuối năm 1406, Minh Thành Tổ lại sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang 80 vạn quân sang đánh Đại Ngu. Lấy danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. Các chính sách cải cách do Thượng Hoàng Hồ Quý Ly nêu ra không được nhân dân ủng hộ nên đất nước bị chia rẽ từ bên trong. Từ đó dẫn tới việc nhà Hồ liên tiếp bị thua các trận Mộc Hoàn và mất thành Đa Bang.

02 2

Tháng 2 năm 1407, Hồ Hán Thương cùng Thượng hoàng Quý Ly phải lui về Tây Đô. Tháng 3, Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng tập hợp lại lực lượng và sai người đón Hồ Hán Thương cùng Hồ Quý Ly ra Bắc cự địch.

Hai bên đụng độ ở Hàm Tử. Quân nhà Hồ bị phục binh của quân Minh, bị thua nặng. Hồ Hán Thương cùng cha lại phải chạy vào Tây Đô (Thanh Hóa).

Ngày 23 tháng 4, quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân nhà Hồ không đánh mà tan. Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, thủy quân nhà Hồ tự tan vỡ. Hồ Hán Thương cùng cha định lánh đến Thâm Giang nhưng không thành, phải bỏ chạy vào Tân Bình. Cha con lạc nhau, Hồ Hán Thương mang Thái tử Hồ Nhuế chạy vào núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Ngày 11 tháng 5, quân Minh đánh vào Vĩnh Ninh. Tướng Minh là Vương Sài Hồ bắt được Thái Thượng Hoàng Hồ Quý Ly ở ghềnh Chẩy Chẩy; Lý Bân bắt được Hồ Nguyên Trừng ở cửa biển Kỳ La.

Ngày 12 tháng 5, bộ tướng của Mạc Thúy – hàng tướng người Việt – là Nguyễn Như Khanh bắt được Hồ Hán Thương và Thái tử Hồ Nhuế ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Kết cục

Người Minh thống kê những thứ đã thu được: 48 phủ, châu, 168 huyện, 3.129.500 hộ, 112 con voi, 420 con ngựa, 35.750 con trâu bò, 8.865 chiếc thuyền.

Sau đó, Trương Phụ, Mộc Thạnh sai Đô đốc thiêm sự Liễu Thăng; Hoành hải tướng quân Lỗ Lân; Thần cơ tướng quân Trương Thăng… bắt giải Hồ Quý Ly cùng Hồ Hán Thương và các ấn tín đến Kim Lăng để dâng.

Khi đó, vua Minh hỏi rằng: “Đại Minh như vậy, sao không sợ phục mà dám láo xược chống cự?” Đều trả lời là không biết. Vua Minh lại nói: “Từng sai sứ giả sang bảo, không phải là không biết”.

Nhà Minh vờ cho Vương Nhữ Tương, Đồng Ngạn Hú, Nguyễn Quân, Lê Sứ Khải làm Kinh Bắc thị lang và tham chính ở Sơn Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, sai người đưa đi, đến nửa đường thì giết. Nhà chính trị Hồ Hán Dân thời Trung Hoa Dân Quốc nhận mình là dòng dõi của Hồ Hán Thương.

Riêng gia đình họ Hồ, theo Minh thực lục ghi lại đều được tha tội. Con cả Quý Ly và là anh của Hán Thương là Hồ Nguyên Trừng có tài được thu dụng, còn cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị đày ra Quảng Tây.

Những chuyện lạ kỳ về Hồ Hán Thương

Sau đây THPT Chu Văn An sẽ chỉ ra những điều lý thú về vị của vị vua này mà chúng ta nên biết đến, cùng theo dõi nhé.

Được phong Thái tử khi cha chưa làm vua

Được chọn vào ngôi vị Thái tử là người sẽ kế thừa ngôi báu sau này. Nhưng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có một trường hợp phong làm Thái tử trong khi người cha chưa làm vua, đó là chuyện của Hồ Hán Thương.

Tháng 3 năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly cướp ngôi Trần Thiếu Đế, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, lập ra triều Hồ và lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thế nhưng trước đó, dù chưa lên ngai vàng nhưng Hồ Quý Ly đã lập Hồ Hán Thương làm thái tử, định chọn người con thứ này nối nghiệp mình.

Mẹ là công chúa, con được truyền ngôi

Thông thường, ngôi vua được truyền cho con trưởng, nhưng dù là con thứ, Hồ Hán Thương vẫn được chọn bởi mẹ ông chúa Huy Ninh nhà Trần. Hồ Quý Ly biết rằng chuyện thoán đoạt ngôi vị sẽ là cái cớ để triều Minh ở phương Bắc tìm cách can thiệp vào nội tình nước Nam. Vì vậy nên để Hồ Hán Thương với danh nghĩa cháu ngoại nhà Trần nối nghiệp sẽ dễ biện bạch hơn trong đối sách ngoại giao.

Sách Việt sử tiêu án chép rõ hơn: Quý Ly giao hết ngôi vua cho Hán Thương, tự xưng là Thượng hoàng. Hai cha con cùng giữ chính quyền và sai sứ sang báo với nhà Minh nói rằng họ Trần hết người rồi. Hồ Hán Thương là cháu ngoại vua Minh Tông quyền giữ việc nước.

Vua Minh sai sứ sang hỏi các kỳ mục nước ta xem con cháu nhà Trần còn hay không? Người trong nước lập Hán Thương lên là sự thật hay dối? Hán Thương liền cho người sang cống nhà Minh và xin phong vương, nhà Minh phong cho Hán Thương làm An Nam quốc vương”.

Chuyện huyền kỳ về những người con

Chính sử ghi chép rất ít về vợ con Hồ Hán Thương. Chỉ biết rằng vợ cả của vua là Hiến Gia hoàng hậu Trần Thị Hiến sinh ra các con có tên Hồ Nhuế (được phong Thái tử), Hồ Lỗ, Hồ Phạm, Hồ Ngũ Lang tại làng An Phú. Truyền rằng Hoàng hậu của vua Hồ Hán Thương sinh được một bọc con, đầu tròn lông lốc, không có chân tay. Bài giáo rối làng An Phú có câu rằng:

Vua Hồ Hán Thương.

Trị vì thiên hạ.

Mong cho bệ cả.

Con nối cha truyền.

Cầu lạy Hoàng thiên.

Sớm sinh quý tử.

Việc lành hóa dữ.

Hoàng hậu mang thai.

Đủ một ngàn ngày.

Sinh con một bọc.

Đầu trọc long lóc.

Chẳng có chân tay.

Sự lạ nhường này.

Cổ kim chẳng thấy.

Vua cho là quái thai, sai vứt xuống sông, bọc thai đó trôi đến bến sông làng An Phú thì dừng lại. Dân làng được thần báo mộng, kéo nhau ra thấy trên cây cổ thụ có một lá cờ ghi rõ sự tích bọc thai và lời ủy thác nếu nơi nào vớt được bọc thai này thì phải khắc tượng để thờ.

Từ đó làng An Phú khắc 8 tượng đầu rối (6 nam, 2 nữ) để thờ và hàng năm đều làm lễ tế. Khi tế xong có biểu diễn rối; một người gọi là giáo trò đứng đọc lời giáo rối. Đây là nghi thức cầu may, bởi thế trong đoạn kết của bài giáo rối có câu:

Theo lệ hàng năm.

Đèn nhang cúng rối.

Trống, chiêng vang dội.

Múa hát xênh xang.

Cầu chúc xóm làng.

An khang thịnh vượng.

Cũng theo nội dung bài giáo rối, những người con kỳ lạ của vua Hồ Hán Thương được đặt tên là Hồ Quý, Hồ Vị, Hồ Hoan, Hồ Sĩ, Hồ Ban, Hồ Báo và 2 người con gái tên là Hồ Lan, Hồ Điệp.

Không mời được ẩn sĩ giúp vương triều

Vì cho rằng nhà Hồ được lập là do làm việc thoán đoạt, cướp ngôi do đó nhiều danh sĩ đương thời tỏ thái độ bất hợp tác với vương triều mới, dù các vua nhà Hồ cũng chiêu hiền đãi sĩ. Câu chuyện Hồ Hán Thương đốt núi Na là minh chứng cho điều đó.

Núi Na ở xứ Thanh Hóa là nơi sinh sống của một ẩn sĩ, tính tình vui vẻ, ai cũng quý mến. Hồ Hán Thương đi săn, tình cờ gặp ẩn sĩ ấy vừa đi vừa hát, nên vua đoán là một ẩn giả, không phải người thường. Ông bèn sai một viên quan tên là Trương Công đuổi theo mời lại nhưng không kịp. Viên quan nọ đến được nơi ở của ẩn sĩ, truyền ý vua muốn mời ông ra giúp nước nhưng ẩn sĩ từ chối.

Thuyết phục nhiều lần không được, viên quan về tâu vua. Hồ Hán Thương vì muốn tuyển được nhân tài bèn sai viên quan kia đi thuyết phục lần nữa. Nhưng ông này vào tìm thì không thấy người đâu, chỉ thấy trên vách đá trong động đề hai câu thơ:

Kỳ La hải khẩu ngâm hồn đoạn.

Cao Vọng sơn đầu khách tứ sầu.

Nghĩa là:

Kỳ La cửa biển hồn thơ dứt.

Cao Vọng đầu non dạ khách buồn.

Hồ Hán Thương cả giận sai đốt cháy cây cối trong núi, cháy hết vẫn không thấy gì, chỉ thấy con hạc đen lượn trên không bay múa.

Trên đây là những điều liên quan đến vị vua Hồ Hán Thương. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết Hồ Hán Thương là ai và là người như thế nào. Cùng đón chờ những bài viết sau của THPT Chu Văn An nhé!

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button