Hiến pháp là gì, vì sao cần phải có hiến pháp? Cùng THCS Hưng Bình giải đáp những câu hỏi này trong nội dung sau.
Hiến pháp là gì?
Hiến pháp có nguồn gốc từ tiếng La-tinh là constitution, trong nhà nước La Mã cổ đại có nghĩa là những luật quan trọng do Hoàng đế ban hành. Hiến pháp là một hệ thống cao nhất của pháp luật. Hiến pháp quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân.
Advertisement
Ngoài ra hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị.
Hiến pháp còn là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.
Advertisement
5 bản hiến pháp của Việt Nam
Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước Việt Nam ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) và Hiến pháp năm 2013.
Advertisement
Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Do đó, chế định về Quốc hội trong các bản Hiến pháp có những thay đổi khác nhau.
Đặc điểm chính của hiến pháp là gì
- Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước.
- Hiến pháp thiết lập một hệ thống tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là việc thiết lập 1 hệ thống các cơ quan nhà nước, quy định nguyên tắc hoạt động, thẩm quyền và các mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Chỉ có Hiến pháp mới có quyền quy định thành lập hay bãi bỏ các cơ quan này. Mọi văn bản pháp luật sau hiến pháp chỉ được cụ thể hóa hiến pháp chứ không được quy định mới các cơ quan nhà nước.
- Hiến pháp quy định một hệ thống chế độ xã hội của nhà nước (chế độ kinh tế, chính trị, quốc phòng, xã hội, an ninh, đối ngoại) làm cơ sở xã hội trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Với các quy định về chế độ xã hội khác nhau sẽ quyết định đến bản chất nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực khác nhau của nhà nước nhà nước.
- Hiến pháp không chỉ quy định các cơ quan ở Trung ương mà còn quy định các cơ quan ở địa phương, như ở Việt Nam không những quy định về Chính Phủ, Quốc Hội. Hay các cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân với các cấp chính quyền ở địa phương.
Vai trò của hiến pháp trong đời sống xã hội
Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.
Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này dẫn đến một quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia đó.
Vai trò của hiến pháp 2013 mới nhất
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã thể hiện trọn vẹn được ý của Đảng, của dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Sự khác nhau giữa pháp luật và hiến pháp là gì
Về mặt tính chất thì luật pháp và hiến pháp hoàn toàn khác nhau. Hiến pháp là những đạo luật được xây dựng để giới hạn hành vi thuộc quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo sự tự do và quyền lợi của người dân. Trong khi đó, dựa vào luật pháp, quyền lực nhà nước giới hạn tự do, quyền lợi của người dân. Do đó, để tránh việc quyền lực nhà nước bị lạm dụng, hiến pháp được xây dựng với mục đích để giới hạn quyền lực nhà nước.
Hiến pháp và luật hiến pháp khác nhau như thế nào
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.
Luật hiến pháp là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch,…
Luật hiến pháp là gì?
Luật Hiến pháp còn được gọi là Luật Nhà nước. Đây là một ngành Luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của các công dân, về quốc tịch…
Những bản hiến pháp hiện hành hiện nay
- Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946
- Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 (Đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 31/12/1959)
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Cơ quan nào có quyền ban hành hiến pháp luật
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền ban hành lập hiến và lập pháp. Quốc hội có quyền được làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.
Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết.
Nội dung cơ bản của hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số quyền mới là quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được đảm bảo an sinh xã hội; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền được sống trong môi trường trong lành.
Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 quy định rõ quyền nào là quyền con người, quyền nào là quyền công dân và quy định chương này theo thứ tự: đầu tiên là các nguyên tắc hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp đến là các quyền dân sự, chính trị, sau đó đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và cuối cùng là các nghĩa vụ của cá nhân, công dân. Điều này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về nhận thức lý luận và giá trị thực tiễn khi không đồng nhất quyền con người với quyền công dân.
Nội dung cơ bản của hiến pháp 1946
Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 là một bản hiến văn ngắn, bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều.
Lời nói đầu khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản Hiến pháp này:
- “Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
- “Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
- “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.”
Nội dung cơ bản của hiến pháp 1946 qua các chương.
- Chương I: Quy định chính thể của Việt Nam là Dân chủ Cộng hòa
- Chương II: Quy định nghĩa vụ và quyền lợi công dân, xác nhận sự bình đẳng về mọi phương diện của tất cả công dân Việt Nam trước pháp luật.
- Chương III: Quy định về nghị viện nhân dân.
- Chương IV: Quy định về chính phủ – cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc
- Chương V: Quy định phương diện hành chính, bộ, tỉnh, huyện, xã; quy định về cơ quan hành chính (ủy ban hành chính và hội đồng nhân dân) các cấp.
- Chương VI: Quy định về cơ quan tư pháp bao gồm tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp.
- Chương VII: Quy định về việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có quyền phúc quyết hiến pháp của dân.
Qua nội dung trên, THCS Hưng Bình hy vọng bạn đã có thêm thông tin để giải đáp cho câu hỏi hiến pháp là gì và ý nghĩa của hiến pháp. Đừng quên Like & Share để ủng hộ THCS Hưng Bình tiếp tục cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.