Dầu oliu xuất hiện nhiều trong các bữa ăn gia đình cũng như là thành phần an toàn tin cậy cho các mẹ nội trợ. Đâu chỉ có vậy, dầu oliu còn là trợ thủ đắc lực trong chăm sóc, làm đẹp cho chị em phụ nữ. Vậy chính xác mà nói thì dầu oliu có tác dụng gì? Theo dõi bài viết sau của THPT Chu Văn An để có thông tin chính xác nhé!
Dầu oliu có tác dụng gì? Công dụng của dầu oliu?
Dầu oliu có tác dụng gì mà được người người tin dùng như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về những công dụng “vàng” của dầu oliu nhé!
Được tài trợ
Dầu oliu có tác dụng trong sức khỏe
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Dầu oliu có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bởi trong nó có một loại chất béo không bão hòa đơn. Hay còn gọi là axit oleic.
Được tài trợ
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các axit béo này giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể – là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer
Dầu oliu có thể loại bỏ các màng beta-amyloid bên trong tế bào não. Chính vì thế giảm thiểu được tình trạng và hỗ trợ phòng chống bệnh Alzheimer. Ngoài ra, dầu oliu còn hỗ trợ tốt cho các chức năng hoạt động của não bộ.
Hỗ trợ chống viêm
Dầu oliu có tác dụng chống viêm hiệu quả cho cơ thể bởi chứa nhiều chất chống oxy hóa. Dầu oliu có khả năng ngăn ngừa viêm mãn tính.
Viêm mãn tính được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý như bệnh tim, viêm khớp, ung thư, tiểu đường loại 2, Alzheimer và béo phì.
Điều trị bệnh viêm tụy cấp tính
Dầu oliu là nguồn giàu axit oleic và hydroxytyrosol. Trong đó, axit có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của bệnh viêm tụy cấp tính (hay còn gọi là chứng viêm đột ngột của tuyến tụy).
Bảo vệ gan
Có nghiên cứu chứng minh rằng dầu oliu nguyên chất bảo vệ gan khỏi bệnh mất cân bằng oxi hóa.
Việc sử dụng dầu oliu hàng ngày còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh về động mạch vành tim; ngăn ngừa ung thư bảo vệ gan khỏi tổn thương.
Ngăn ngừa viêm loét đại tràng
Axit oleic chứa trong dầu oliu là hợp chất đã được nghiên cứu cho kết quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh viêm loét đại tràng.
Cụ thể, kết quả cho rằng nó đẩy lùi 90% nguy cơ phát bệnh viêm loét đại tràng.
Cải thiện hệ miễn dịch và có lợi cho da, mắt
Thành phần của dầu oliu chứa nhiều vitamin E. Chất này sẽ giúp chống lão hóa da, mắt khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Bảo vệ xương
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn dầu oliu sẽ giúp lượng Osteocalcin trong máu cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc mật độ xương rắn chắc hơn.
Bên cạnh đó, dầu oliu còn cung cấp canxi cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể. Cụ thể là cho người loãng xương, xương dễ vỡ, người cao tuổi.
Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong dầu oliu có chứa polyphenol. Chất này giúp ngăn chặn sự khởi phát và tiến triển của các bệnh ung thư thông qua quá trình chống oxy hóa.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác, họ đã tìm thấy một thành phần trong dầu oliu là nguyên chất oleocanthal.
Nguyên chất này giúp giết chết các tế bào ung thư ở người mà không làm hại các tế bào khỏe mạnh khác.
Dầu oliu có tác dụng trong làm đẹp
Tốt cho việc dưỡng da
Dầu oliu có chứa nhiều vitamin E, vitamin A cũng như các khoáng chất giúp cải thiện độ đàn hồi của da. Đồng thời làm giảm nếp nhăn và cung cấp độ ẩm cho da.
Hỗ trợ giảm cân
Dầu oliu chứa nhiều vitamin A, C, D,E, K, giàu chất chống oxy hóa. Các chất này giúp đốt cháy mỡ thừa ở các vùng eo, mông, hông nhằm hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Điều này sẽ giúp bạn hiệu quả hơn trong việc giảm cân.
Trị mụn
Dầu oliu giúp cải thiện tình trạng da dầu nhờn, kháng khuẩn, kháng viêm, kiểm soát sự phát triển của mụn. Hơn thế nữa còn giúp tái tạo và dưỡng ẩm làn da, khiến da thêm căng bóng, mịn màng.
Làm đẹp tóc, cho mái tóc óng mượt
Không chỉ tốt cho da, dầu oliu còn là trợ thủ giúp ích cho mái tóc thêm suôn mượt.
Dầu oliu giúp tóc mềm mượt, tăng độ bóng, trị gàu tốt. Đồng thời, dầu oliu cũng giúp phục hồi tóc chẻ ngọn một cách hiệu quả.
Tác dụng phụ của dầu oliu
Những công dụng “vàng” của dầu oliu là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, ta cần biết rằng dầu oliu sẽ gây ra những tác dụng phụ nếu không được sử dụng một cách hợp lý.
Một số tác dụng phụ mà dầu oliu có thể gây ra nếu bạn sử dụng quá nhiều:
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Dầu oliu có chứa hàm lượng chất béo bão hòa. Đây chính là nhân tố tạo điều kiện cho việc vận chuyển các chất độc đi vào đường máu và mạch bạch huyết ở ruột.
Lúc này, cơ thể sẽ kháng lại chất insulin gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Mắc bệnh về chất béo bão hòa
Bên cạnh chất béo đơn không bão hòa mang lại lợi ích cho dầu oliu, nó còn chứa một nguồn chất béo đơn bão hòa khá lớn.
Chất béo này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gây tử vong như xơ vữa động mạch, đau tim, béo phì, đột quỵ, ung thư vú…
Mắc bệnh liên quan đến chất béo chuyển hóa
Dầu oliu cũng như các sản phẩm chế biến khác. Chúng được tinh chế và hydro hóa một phần trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.
Quá trình này làm thay đổi cấu trúc phân tử của dầu oliu, đốt cháy hàm lượng axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Đồng thời ảnh hưởng tới hàm lượng cholesterol trong máu.
Cách sử dụng dầu oliu an toàn, đúng cách
Dầu oliu có tác dụng gì chắc hẳn bạn đọc đã nắm được. Vậy cách sử dụng dầu oliu sao cho an toàn, bạn đã biết chưa?
Cách sử dụng dầu oliu trong nấu ăn
Dầu oliu thường được các chị em phụ nữ thay thế cho các loại dầu thực vật trong khi chế biến món ăn. Trong nấu ăn, dầu oliu có thể được sử dụng để:
- Làm món trộn, salad: Dầu oliu thường được rưới lên các món salad hoặc dùng trong nước sốt trộn salad. Cách dùng này khiến món salad được thanh mát và lưu giữ hương vị.
- Làm sốt ướp: Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể sử dụng dầu oliu để ướp trước khi chế biến.
- Thêm vào món ăn chính: Bạn có thể thêm dầu oliu vào món ăn sau khi đã chế biến nhằm gia tăng thêm hương vị.
Bạn cần lưu ý rằng, bởi đặc tính riêng của nó nên dầu oliu được khuyến nghị không dùng cho các món ăn nấu ở nhiệt độ cao. Cụ thể như áp chảo, xào, chiên giòn trong thời gian dài.
Cách sử dụng dầu oliu cho da
Dầu oliu có tác dụng gì cho sức khỏe đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau. Hơn thế nữa, dầu oliu còn là một trợ thủ giúp cải thiện làn da cho chị em phụ nữ.
Một số cách sử dụng dầu oliu cho da chị em nên tham khảo:
Dùng để tẩy trang
Dầu oliu có chứa nhiều chất kháng khuẩn chống viêm và lành tính cho làn da. Chị em phụ nữ có thể sử dụng dầu oliu để loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn một cách an toàn.
Dầu oliu có thể tẩy trang hằng ngày nên bạn đừng sợ bị khô da nhé.
Hỗ trợ chống lão hóa
Dầu oliu có thể giảm sự tổn hại cho da, nhờ đó ức chế được quá trình lão hóa đang diễn ra.
Bạn có thể tham khảo hòa tan dầu oliu với 1/4 quả bơ nghiền rồi thoa hỗn hợp này lên mặt. Bạn để trong khoảng 15 phút sau đó rửa sạch.
Tẩy tế bào chết
Bạn tham khảo cách sau để tẩy da chết cho làn da mịn màng hơn. Trộn muối biển (hoặc đường thô) với dầu oliu theo tỉ lệ 1:1 và thoa nhẹ lên da mặt. Hỗn hợp này giúp cải thiện tình trạng da bị tróc vảy, khô ráp hoặc xỉn màu.
Cách sử dụng dầu oliu cho tóc
Sử dụng dầu oliu để ủ tóc có thể khiến mái tóc bạn nhanh dài và mềm mượt hơn. Bạn có thể tham khảo 2 cách sử dụng dầu oliu đơn giản cho tóc sau đây:
Cách 1: Ủ tóc bằng dầu oliu nguyên chất
- Sử dụng 3 thìa dầu oliu.
- Làm nóng dầu oliu khoảng 10 phút bằng lò vi sóng.
- Gội đầu sạch, thoa đều dầu oliu từ chân đến ngọn tóc.
- Massage nhẹ nhàng da đầu khoảng 3 phút.
- Dùng khăn hoặc mũ ủ tóc ủ trong khoảng 15 phút.
- Cuối cùng là xả sạch bằng nước mát.
Cách 2: Ủ tóc bằng dầu oliu + sữa chua
- Bạn chuẩn bị 2 thìa dầu oliu + 1 hộp sữa chua không đường.
- Trộn đều sữa chua không đường với dầu oliu.
- Gội đầu sạch, thoa đều hỗn hợp lên tóc từ chân đến ngọn.
- Massage nhẹ nhàng da đầu khoảng 3 phút.
- Dùng khăn hoặc mũ ủ tóc ủ trong khoảng 15 phút.
- Cuối cùng là xả sạch bằng nước mát.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu oliu
Một số lưu ý khi sử dụng dầu oliu bạn cần biết để tránh những hậu quả không đáng có:
- Lưu ý khi sử dụng với phụ nữ mang thai và cho con bú. Hiện nay chưa có đủ thông tin tin cậy về việc sử dụng ô liu cho đối tượng này. Vì vậy không nên sử dụng với liều lượng lớn hơn thường thấy trong thực phẩm.
- Người bị bệnh tiểu đường. Dầu ô liu có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu khi sử dụng dầu ô liu.
- Người trước và sau khi phẫu thuật. Dầu ô liu có thể ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là trong và sau phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng dầu ô liu 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Lựa chọn dầu oliu tinh khiết tuyệt đối để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Dầu oliu tốt nhất sẽ có vị đắng. Đó là vị của chất chống oxy hoá.
- Sử dụng vừa phải, đúng liều lượng cho phép.
- Chú ý trong công tác bảo quản. Bạn chú ý đừng bảo quản dầu oliu trong tủ lạnh bởi nó sẽ chuyển sang thể rắn.
Liều dùng dầu oliu như thế nào?
Liều dùng dầu oliu như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Bạn có thể tham khảo các liều dùng sau đây. Đây là một số liều lượng nhất định đã được nghiên cứu trong khoa học:
- Đối với táo bón: 30ml dầu ô liu.
- Ngăn ngừa bệnh tim: 54g dầu ô liu mỗi ngày (khoảng 4 muỗng canh).
- Ngừa bệnh tiểu đường: Khoảng 15-20g mỗi ngày.
- Người có cholesterol cao: 23g dầu ô liu mỗi ngày (khoảng 2 muỗng canh). Đồng nghĩa với cung cấp 17,5g axit béo không bão hòa đơn, thay cho chất béo bão hòa trong chế độ ăn.
- Người huyết áp cao: 30-40g mỗi ngày trong chế độ ăn hoặc 400mg chiết xuất lá ô liu mỗi ngày.
Câu hỏi thường gặp
Ngoài câu hỏi dầu oliu có tác dụng gì, công dụng của dầu oliu ra sao, thì vẫn còn một số thắc mắc mà mọi người thường quan tâm. Vậy THPT Chu Văn An xin giải đáp sơ lược những câu hỏi thường gặp sau:
Dầu oliu là gì?
Dầu oliu là loại dầu được chiết xuất từ quả oliu. Dầu oliu được sử dụng như các loại dầu ăn thông thường khác.
Ô liu là một loại cây trồng truyền thống ở khu vực Địa Trung Hải. Dầu oliu được làm bằng cách ép toàn bộ trái ô liu.
Dầu ô liu được sử dụng phổ biến nhất cho người mắc bệnh tim, cholesterol cao và huyết áp cao.
Dầu oliu bao nhiêu calo?
Tính trung bình, dầu oliu chứa 120 calo và 12gr chất béo trong mỗi muỗng canh dầu oliu nguyên chất (tầm 15ml). Trong đó, chất béo trong dầu oliu có 2 loại là chất béo bão hòa (2,2gr) và chất béo không bão hòa (1,8gr).
Không khó để nhận ra rằng, hàm lượng calo và chất béo trong dầu oliu chỉ tương tự với dầu hạt cải và bơ động vật.
Dầu oliu có thể uống trực tiếp không?
Dầu oliu có thể uống trực tiếp. Tuy nhiên, việc uống dầu oliu trực tiếp nên được thông qua tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Dầu oliu có tác dụng gì khi uống trực tiếp?
Đôi khi sử dụng dầu oliu thông qua chế biến thực phẩm sẽ không có tác dụng trực tiếp bằng khi uống. Một số tác dụng của dầu oliu khi uống trực tiếp có thể kể đến là:
- Giảm cân.
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Giảm đau.
- Giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng dầu oliu uống trực tiếp. Một số lưu ý khi uống dầu oliu trực tiếp bạn cần nắm:
- Uống quá nhiều dầu ô liu có thể dẫn đến thừa vitamin E, làm giảm khả năng đông máu khi gặp phải chấn thương do tai nạn.
- Dầu oliu chứa 120 calo năng lượng mỗi thìa. Nếu bạn uống không kiểm soát sẽ gây nên tình trạng thừa cân béo phì.
- Mùi vị dầu oliu khá khó chịu. Bạn có thể cân nhắc thêm dầu oliu vào uống cùng sinh tố trái cây hoặc ăn cùng salad sẽ dễ dàng hơn.
Dầu oliu có tác dụng gì cho bé?
Dầu oliu không chỉ có tác dụng cho sức khỏe và làm đẹp mà còn là nguồn thực phẩm dồi dào năng lượng cho trẻ em. Dầu oliu có tác dụng gì cho bé bạn đã biết chưa?
Giúp bé phát triển trí não
Sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm là một lựa chọn tuyệt vời.
Chất dinh dưỡng trong dầu oliu có thể bảo vệ bé khỏi nguy cơ xơ vữa động mạch. Đồng thời, làm tăng cholesterol có lợi cho bé.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm:
- Chỉ nên sử dụng cho bé sau 6 tháng tuổi trở lên.
- Sử dụng tối đa 1/4 muỗng canh dầu oliu trong thức ăn cho trẻ nhỏ (khoảng 56,67g). Bởi dùng quá nhiều sẽ gây tiêu chảy.
Dưỡng da cho bé
Dưỡng da bằng dầu oliu cho bé giúp làm dịu cơ thể và cải thiện giấc ngủ của bé. Đồng thời hỗ trợ sự tăng trưởng và tốt cho sức khỏe của trẻ em.
Bạn có thể sử dụng dầu oliu hòa cùng nước với tỷ lệ 1:1 để massage cho bé. Sau 15 đến 20 phút, dùng nước ấm để lau sạch người.
Bạn nhớ lau sạch kỹ lưỡng để tránh bé không bị phát ban.
Giảm táo bón cho bé
Bạn xoa dầu oliu nóng lên bụng của bé theo chiều kim đồng hồ. Mẹo này sẽ giúp đảm bảo giấc ngủ ngon cho bé.
Vấn đề hăm tã của bé
Hăm tã ở trẻ là một vấn đề phổ biến. Mách bạn rằng chỉ với một lượng nhỏ dầu oliu, vấn đề hăm tã ở trẻ sẽ được giải quyết hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo cách sau:
- Trộn dầu oliu với nước theo tỷ lệ 2:1 (2 thìa oliu, 1 thìa nước).
- Cho lên lòng bàn tay và xoa đều vào vùng bị hăm tã, bao gồm vùng mông.
Áp dụng cách này sẽ giúp tình trạng hăm tã ở bé giảm đi. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Dầu oliu là một loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Khi bạn đã biết dầu oliu có tác dụng gì rồi, bạn có thể sử dụng nó một cách triệt để và hiệu quả hơn.
Vậy là thông qua bài viết, dầu oliu có tác dụng gì chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ. Bạn đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi THPT Chu Văn An để được cập nhật nhiều kiến thức hơn nhé!