Lớp 11

Dàn ý tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

dan y tieng cuoi trao phung trong hanh phuc cua mot tang gia

Dàn ý tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

I. Dàn ý tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả Vũ Trọng Phụng – nhà văn trào phúng bậc thầy
– Giới thiệu chung về tiểu thuyết Số đỏ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
– Nêu vấn đề: Tiếng cười trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

2. Thân bài

a. Mâu thuẫn trào phúng ngay từ nhan đề tác phẩm
– Tác giả đã sử dụng hai từ ngữ đối lập nhau “hạnh phúc” – “tang gia” tạo gây nên sự tò mò, chú ý và nghi ngờ của người đọc.
– Mở ra trước mắt người đọc về một câu chuyện – một màn bi hài kịch với nhiều cảnh đời nghịch lí, oái oăm và phát lên tiếng cười sâu sắc, chua xót.
– Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm chính là một màn hài kịch mà ở đó các nhân vật thỏa sức diễn: Dẫu bên ngoài họ đang cố khóc, cố tỏ vẻ tiếc nuối thì trong sâu thẳm con người họ vẫn có niềm vui, niềm hạnh phúc đang len lỏi và lớn dần lên.

b. Nhân vật trào phúng sâu sắc
– Cụ cố Hồng – con trai cả của cụ cố Tổ mơ màng nghĩ đến lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, cho thiên hạ phải trầm trồ.
– Ông Phán mọc sừng: Dẫu bị vợ cắm sừng, ông không những không thể làm gì mà còn cảm thấy sung sướng, tự hào bởi lẽ chính cặp sừng ấy có một giá trị to lớn
– Ông Văn Minh với cái dáng vẻ “phân vân”, “đăm đăm chiêu chiêu”, “vò đầu bứt tóc”, vui mừng vì cái chúc thư kia cuối cùng cũng trở thành hiện thực.
– Bà Văn Minh, cô Tuyết khoe những trang phục tối tân, hợp thời, là dịp để cô Tuyết chứng tỏ mình còn trinh, là dịp để những người bạn của cụ cố Hồng khoe huy hiệu, huân chương, để cậu Tú Tân trổ tài chụp ảnh

c. Cảnh tượng, chi tiết trào phúng
– Đám ma của cụ cố Tổ “to nhất cái Hà thành”, một cái đám ma có đầy đủ “theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có cả kiệu bát cống, lợn quay đi lọng” và cả những “lốc bốc xoảng, bú-dích và vòng hoa, có cả vài ba trăm người đi đưa,…”.
– Mọi người tham dự cái đám ma ấy đều lố bịch, họ chẳng có lấy chút gì buồn thương mà mỗi người đều có những niềm vui, những lí do của riêng mình.
+ Tuyết với bộ trang phục Ngây thơ để chứng minh với mọi người về sự trong trắng của mình.
+ Những người bạn của cụ cố Hồng biến đám tang ấy trở thành nơi để khoe huy hiệu, thi râu.
+ Những người bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh biến đám tang thành nơi “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám”.

– Cảnh hạ huyệt:
+ Cậu Tú Tân như một người đạo diễn đang cố sắp xếp, dàn dựng để tất cả mọi người để cậu chụp ảnh lúc kỉ niệm.
+ Ông Phán mọc sừng với tiếng khóc “hứt…hứt…hứt…” tưởng chừng như xé lòng nhưng ẩn đằng sau đó là một vụ trao đổi, mua bán với Xuân Tóc đỏ.

3. Kết bài

Khái quát về tiếng cười trào phúng trong đoạn trích và nêu cảm nghĩ của bản thân.

II. Bài văn mẫuTiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, có rất nhiều gương mặt tác giả tiêu biểu cùng với những tác phẩm độc đáo cho lớp lớp thế hệ sau và trong số đó, Vũ Trọng Phụng được biết đến với danh hiệu “ông vua phóng sự đất Bắc”. Những sáng tác ông đã lột tả một cách chân thực và sâu sắc bức tranh hiện thực đương thời và “Số đỏ” là một trong số những tiểu thuyết thành công nhất của ông. Đọc tiểu thuyết Số đỏ nói chung, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng, người đọc không chỉ thấy được bộ mặt giả dối, bịp bợm của xã hội thượng lưu bấy giờ mà hơn hết còn cảm nhận được sâu sắc và rõ nét tiếng cười trào phúng sâu sắc của ông.

Trước hết, tiếng cười trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia được thể hiện chân thực và rõ nét ngay từ nhan đề của đoạn trích. Ngay từ nhan đề tác phẩm, tác giả đã sử dụng hai từ ngữ đối lập nhau “hạnh phúc” – “tang gia” tạo ra tính mâu thuẫn, phi lí, mang đến sự tò mò, chú ý và nghi ngờ của người đọc…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủTiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang giatại đây.

——————-HẾT——————

Bằng nghệ thuật trào phúng xuất sắc, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã châm biếm, đả kích sâu cay đối với tầng lớp thượng lưu đại tư sản, những kẻ lắm tiền nhiều của nhưng đạo đức suy đồi, thối nát. Cùng với bài Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia, các em học sinh có thể tham khảo thêm:Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button