Dàn ý suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống
I. Dàn ý suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống
1. Mở bài
– Trong cuộc sống, ai cũng muốn trở thành một người chiến thắng, khôn ngoan
– Thế nhưng, có ai hiểu được ý nghĩa thực sự của thằng – bại, dại – khôn?
2. Thân bài
– Giải thích ý nghĩa:
+ Thắng: vượt qua cản trở, thử thách, đối thủ để đạt tới mục đích, khẳng định bản lĩnh, sức mạnh bản thân.
+ Khôn: khôn khéo, khôn ngoan, hiểu biết trong suy nghĩ, hành động.
+ Dại, bại: trái ngược với thắng khôn, sự thua thiệt, thiếu khôn ngoan.
-> Thắng – bại, dại – khôn: Luôn đi kèm với nhau, là quy luật của cuộc sống. Có bại mới có thắng, có dại mới có khôn.
-> Để chiến thắng, con người cần phải trải qua quá trình dài học tập, chịu thử thách, tích lũy kinh nghiệm.
-> Khôn dại: Biểu hiện thường thấy trong cuộc sống. Mỗi lần dại dột sẽ cho ta kinh nghiệm để trưởng thành (khôn ngoan) hơn.
-> Trong cuộc sống con người thường xuyên gặp phải những vấn đề này, quan trọng là phải luôn biết hướng tới mục tiêu của cuộc đời mình, biết rút ra những bài học kinh nghiệm để trưởng thành, khôn ngoan hơn.
– Bàn luận: Mối quan hệ giữa thắng – bại, dại – khôn
+ Thắng – bại: Trong cuộc sống, ai cũng đã từng trải qua, như Tố Hữu từng nói “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại”
+ Dẫn chứng: Edison thất bại hơn hai ngàn lần trước khi tạo ra bóng đèn điện
Walt Disney: bị từ chối ba trăm hai mươi lần mới thành lập được công ty Walt Disney.
-> Để thành công, chúng ta cần thiết phải có thất bại -> học tập kinh nghiệm, rút ra bài học để chọn ra con đường đúng nhất dẫn tới thành công.
+ Dại – khôn: Ai cũng từng một lần dại dột để từ đó trưởng thành hơn.
+ Hãy cứ dại dột một vài lần, đừng giấu dốt, giấu dại -> bỏ lỡ những bài học quý.
+ Dẫn chứng: Học sinh không hiểu bài không hỏi giáo viên thì sẽ mãi vẫn không hiểu.
-> Cần hạn chế tối đa mắc sai lầm, nhưng đừng vì thế mà giấu giếm những điều không biết
– Hiện tại:
+ Xã hội phát triển, nhiều cơ hội mở ra, phải cố gắng rèn luyện dù thất bại, bị coi là dại dột để tìm ra con đường chiến thắng, khôn ngoan để thành công.
+ Đặc biệt là các bạn trẻ.
– Kết luận chung: Hãy cố gắng dù thất bại, dại dột. rút ra bài học rồi tiến về phía trước, không nên nản lòng.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề.
– Thắng – bại, dại – khôn là quy luật tất yếu của con người, hãy tận dụng nó cũng như dám tiến lên.
II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống
Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình trở thành một người chiến thắng, một người thành công, khôn ngoan nhất. Chẳng vậy mà Tố Hữu đã viết:
“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?”
Thế nhưng không phải ai cũng là người đạt được đích đến thành công, hay chiến thắng. Bởi bài học rút ra ở đây, sau mỗi lần chiến dại, dại khờ là sự kiên cường, quyết tâm cao hơn nữa, là những kinh nghiệm để tích lũy cho những lần sau này. Vậy thắng bại, dại khôn là như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
Cũng như câu thơ mà Tố Hữu đã đúc kết, từ chiêm nghiệm thực tế mà chúng ta hiểu rằng chiến thắng – chiến bại, dại – khôn trong cuộc sống hôm nay đều là những thăng trầm, những thử thách mà cuộc sống dành tặng cho chúng ta. Chúng là những quy luật hết sức tự nhiên của loài người và bất cứ ai cũng đều gặp phải. Tuy mang ý nghĩa khác nhau, đối lập với nhau thế nhưng chúng lại luôn đi song hành cùng với nhau, bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Như “thắng” tức là sự vượt qua khó khăn, thử thách, cản trở cũng như đối thủ để đạt tới đích đến, thành công, khẳng định được bản lĩnh cũng như sức mạnh của bản thân mình…(Còn tiếp)
>> Bài văn đầy đủSuy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống