Lớp 11

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

dan y cam nhan ve bai tho chieu toi cua ho chi minh

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

I. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về Bác Hồ.
– Giới thiệu khái quát về tác phẩm.

2. Thân bài

a. 2 câu thơ đầu

– Bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn:
+ Cánh chim mỏi mệt tìm chốn ngủ
→ Cánh chim chiều về mang cả một nỗi sầu khắc khoải khôn nguôi
→ Gợi ra sự mỏi mệt về thể xác của người tù trên đường chuyển lao đồng thời thể hiện khát khao tự do như cánh chim trời.

+ Mây cô độc bơ vơ giữa khoảng không.
→ Nỗi cô độc, lạc lõng của người cách mạng nơi đất khách quê người.
– Tâm trạng người thi nhân: buồn, nỗi nhớ thương quê nhà da diết.

b. 2 câu thơ cuối

– Bức tranh sinh hoạt bình dị, êm ấm:
+ Hình ảnh lao động khỏe khoắn “thiếu nữ xay ngô”
→ Ca ngợi vẻ đẹp con người trong công việc lao động
+ Ánh than hồng thắp sáng cả không gian.
– Tâm trạng thi nhân: lạc quan, hướng về người lao động, hướng về nhân dân. Niềm tin vào một tương lai tốt đẹp.

3. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
– Liên hệ bản thân.

II.Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Chiều tối

2. Thân bài:

* Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ
– Cảnh núi rừng âm u, vắng vẻ và quạnh hiu
– Trạng thái mệt mỏi, cô đơn của con người giữa không gian
=> Thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ có sự tương đồng

* Cảm nhận về bức tranh đời sống lao động của con người
– Hình ảnh cô gái lao động toát lên vẻ trẻ trung, năng động đầy sức sống
– Cuộc sống bình dị đáng trân trọng, hơi ấm của sự sống mang lại niềm vui và hạnh phúc
=> Cuộc sống lao động tuy vất vả nhưng tự do và hạnh phúc

* Cảm nhận nét đẹp tâm hồn của nhà thơ
– Yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu cuộc sống
– Phong thái ung dung, lạc quan, ý chí kiên cường vượt lên nghịch cảnh

3. Kết bài:

Đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ, khẳng định giá trị ý nghĩa bài thơ

III. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu bài thơ: “Chiều tối” được Hồ Chí Minh sáng tác vào cuối thu năm 1942 khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ, bài thơ thể hiện được tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người cùng ý chí, tinh thần thép của Bác trong hoàn cảnh xiềng xích, mất tự do.

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên
+ Bức tranh thiên nhiên chiều tối được Bác gợi mở với hình ảnh cánh chim mỏi mệt, là đám mây trắng đơn độc.
=> Một khung cảnh rừng núi rộng lớn, choáng ngợp nhưng lại tịch mịch, quạnh quẽ khi hoàng hôn.
+ Bác Hồ đã sử dụng những thi liệu đậm màu sắc cổ điển ấy để làm cầu nối thể hiện nỗi buồn xa xứ, tâm trạng cô đơn của người cộng sản khi phải lưu lạc nơi đất khách.

– Hai câu thơ sau: Bức tranh sự sống
+ Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô không chỉ gợi ra cái khỏe khoắn của con người trong công việc lao động mà còn phản chiếu bức tranh đời sống bình dị mà ấm áp.
+ Chữ “hồng” được coi là nhãn tự của bài thơ bởi sự xuất hiện của lò than rực hồng đã xua đi bóng tối và sự lạnh lẽo của khung cảnh rừng núi.
+ Hai câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu cuộc đời và sự lạc quan của Bác ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thử thách nhất.

3. Kết bài

– Khái quát ngắn gọn giá trị bài thơ

IV. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù) và bài thơ “Mộ” (Chiều tối).

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên hữu tình
+ Khung cảnh chiều tà có sự chuyển động của cánh chim và chòm mây
+ Vào thời khắc mặt trời xuống núi, ngày dần tàn, cánh chim mỏi cũng cần một nơi chốn nghỉ ngơi.
+ Sự khác biệt giữa “quyện điểu” và người tù chính trị: Chim có động lực thúc đẩy cất đôi cánh bay đi tìm chốn ngủ còn mỗi bước chân di chuyển của người tù ở đây gần như là vô nghĩa.
+ Trên bầu trời cao và rộng, có lẻ loi đám mây cô đơn – “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
+ Khung cảnh buồn nhưng không hề có lấy một lời than oán trách móc, tất cả chỉ có sự thả hồn tận hưởng khung cảnh thiên nhiên.
=> Tình yêu thiên nhiên đến rạo rực, phong thái ung dung, tinh lần lạc quan thả hồn chắp nên những vần thơ tuyệt vời.
=> Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng đặc tả cảnh vật.

– Hai câu thơ cuối: Bức tranh lao động của con người
+ “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”: Vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn và tràn đầy sức sống trong lao động thường ngày.
+ So sánh “sơn thôn thiếu nữ” trong nguyên tác và “cô em xóm núi” trong bản dịch.
+ Cấu trúc điệp liên hoàn được sử dụng trong câu 3 và 4: “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” tạo ra sự nhịp nhàng, uyển chuyển khéo léo.
+ Nhãn tự “hồng”: Bừng lên thứ ánh sáng để xua tan đi bóng tối và sự mệt mỏi, sưởi ấm không gian.
=> Hai câu thơ cuối của bài thơ “Chiều tối” đã tô điểm bức tranh trở nên hoàn hảo, có cảnh, có người.
=> Ý thơ còn bộc lộ được sức sống mãnh liệt cũng như tinh thần sắt đá của tác giả Hồ Chí Minh.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Chiều tối”.

V. Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (Chuẩn)

“Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, một nhà chính trị kiệt xuất, một con người đầy trách nhiệm mà còn là một thi nhân có trái tim ấm áp. Những vần thơ Bác viết luôn chất chứa những nỗi niềm và tâm tư của một người vì nước, vì dân. Một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất tinh thần và phong cách Hồ Chí Minh, đó là bài thơ Chiều tối (Mộ).

Chiều tối là bài thơ số 31 trong tập thơ nổi tiếng Nhật ký trong tù. Bài thơ được viết năm 1942 trong một lần chuyển lao của Bác.

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa, tầng không”

Bức tranh thiên nhiên hiện lên vương chút buồn thi vị. Cánh chim trời sau ngày dài đập cánh, bay đi kiếm ăn cũng mỏi mệt trở về nơi rừng sâu tìm chốn nghỉ ngơi. Giữa khoảng không rộng lớn của đất trời, cánh chim nhỏ bé chao nghiêng dẫu có mỏi mệt, nhọc nhằn vẫn cố gắng vươn mình bay về tìm nơi nương náu…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh tại đây.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button