Collagen là một hợp chất có tác dụng quan trọng trong việc làm đẹp của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi collagen là gì và collagen có tác dụng gì đối với sức khỏe và sắc đẹp? Cùng THCS Hưng Bình tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein chiếm đến 25% tổng lượng protein trong cơ thể và chiếm đến 70% cấu trúc da.
Advertisement
Collagen có chức năng xây dựng các khối cơ quan xương da cơ, gân và dây chằng. Ngoài ra các bộ phận khác như máu, giác mạc và răng cũng có chứa collagen.
Advertisement
Có thể nói, collagen là một trong những thành phần quan trọng giúp cơ thể xây dựng và cũng được xem như là chất kết dính tồn tại ở nhiều bộ phận trong cơ thể.
Collagen bao gồm các loại axit amin liên kết với nhau để tạo thành các chuỗi xoắn ba của những sợi collagen kéo dài.
Advertisement
Tùy theo mức độ khoáng hóa, các mô collagen có thể ở dạng cứng (nằm trong mô xương) hoặc dạng mềm (nằm trong gân), hay là ở dạng cứng hoặc dạng mềm như nằm ở phần sụn.
4 loại collagen chính
Trong cơ thể con người chúng ta, collagen có ít nhất là 16 loại, mỗi loại có một chức năng riêng, có thể chia làm 4 nhóm chính như sau:
- Collagen loại I: Chiếm phần lớn trong các loại collagen có trong cơ thể (90%) và được tạo thành từ các loại sợi dày đặc. Có tác dụng cung cấp các cấu trúc cho da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
- Collagen loại II: Loại này thường được tìm thấy trong sụn đàn hồi, có tác dụng đệm cho khớp. Loại này tạo nên những sợi collagen lỏng lẻo hơn so với loại 1.
- Collagen loại III: Loại này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cấu trúc của cơ, cơ quan và động mạch.
- Collagen loại IV: Collagen loại này thường được tìm thấy trong các lớp da. Do đó càng lớn tuổi, cơ thể càng sản xuất ít collagen và chất lượng cũng kém hơn, làm cho da kém mềm mại và săn chắc.
Collagen hoạt động thế nào trong cơ thể?
Cùng với elastin, collagen làm nên giàn khung nâng đỡ tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Một số collagen còn có chức năng như tấm phủ bảo vệ các cơ quan nhạy cảm trong cơ thể như thận.
Collagen được tìm thấy phần lớn ở hạ bì, với chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất.
Ở da người, chất keratin( tầng sừng), collagen (sợi keo) và elastin (sợi chun) liên kết nhau tạo cho da sức mạnh, độ đàn hồi và ổn định cấu trúc da.
Collagen được hấp thu vào cơ thể qua các con đường nào?
Collagen có thể được hấp thụ vào cơ thể qua dạng bôi da và dạng uống. Ngoài ra collagen còn có thể được hấp thụ qua các loại thực phẩm động vật.
Collagen dạng mỹ phẩm bôi ngoài: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sản phẩm được quảng cáo có nhiều thành phần collagen như xịt khoáng Collagen, son có chứa collagen, dưỡng môi, các loại phấn trang điểm kèm theo thành phần collagen trong đó.
Tuy nhiên hình thức đưa collagen vào cơ thể dưới dạng mỹ phẩm bôi ngoài da ít tác dụng.
Collagen dạng uống: Đây là dạng mà cơ thể có khả năng hấp thụ collagen tốt hơn.
Collagen có cấu trúc rất lớn nên cần thời gian để thủy phân ra cấu trúc nhỏ hơn rồi sau đó mới được hấp thu.
Ngoài ra, khi vào cơ thể, collagen được hấp thụ ở nhiều nơi chứ không phải chỉ ở da. Collagen ở dạng uống sẽ có 3 dạng chính là viên nén, dạng bột và dạng nước.
Collagen được tìm thấy trong các mô liên kết của một số loại thực phẩm động vật như da gà, nước hầm xương, thịt có xương và gelatin (được làm từ da, sụn và xương của động vật)
Tác dụng của collagen với sức khỏe
Tùy thuộc tính năng của mỗi loại cơ quan trong cơ thể chúng ta, collagen sẽ có những tính năng nhất định.
Collagen giúp tăng cơ
Có từ 1 – 10% mô cơ được cấu tạo từ collagen. Loại dưỡng chất này giúp phát triển cơ bắp mạnh mẽ và duy trì hoạt động của chúng một cách đúng cách.
Collagen giúp tăng cơ một cách cực kỳ hiệu quả. Cung cấp một lượng collagen cần thiết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein tốt cho cơ bắp như creatine.
Creatine là một chất hỗ trợ tốt cho việc tăng cơ, kích thích hiệu quả tập luyện và tốc độ hồi phục cơ nhanh chóng.
Ngoài ra, collagen còn giúp hạn chế được tình trạng mất khối lượng cơ theo thời gian trong cơ thể, đồng thời, nếu kết hợp với việc tập luyện thường xuyên, collagen có thể thúc đẩy quá trình tăng cơ một cách hiệu quả nhất.
Collagen giúp ngăn ngừa loãng xương
Collagen giúp xương giữ cấu trúc và chắc khỏe, là thành phần có tỷ lệ lớn trong xương của chúng ta.
Giống như collagen trong cơ thể sẽ giảm sút khi chúng ta già đi, khối lượng xương của chúng ta cũng như vậy.
Do đó điều này có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, mật độ xương thấp và gia tăng nguy cơ gãy xương cao hơn.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc bổ sung collagen có tác dụng nhất định trong cơ thể giúp ức chế sự phân hủy xương và hạn chế chứng loãng xương khi chúng ta ngày càng già đi.
Collagen giúp làm dịu các cơn đau khớp
Collagen giúp duy trì lớp sụn, là mô giống như cao su để bảo vệ khớp của chúng ta.
Khi cơ thể già đi, các nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp như viêm xương khớp sẽ tăng cao.
Trong một nghiên cứu đã cho thấy, 73 vận động viên tiêu thụ 10 gram collagen mỗi ngày trong 24 tuần đã giảm đau khớp đáng kể khi đi bộ và nghỉ ngơi so với một nhóm còn lại không sử dụng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, collagen bổ sung có thể thích lũy trong sụn và kích thích các mô của chúng ta tạo ra collagen nhiều hơn.
Collagen giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Mặc dù các dữ liệu còn hạn chế, nhưng nghiên cứu cho thấy uống collagen có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch của chúng ta. Collagen giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Collagen cung cấp cấu trúc cho các động mạch của chúng ta, các mạch máu mang máu từ trái tim đến phần còn lại của cơ thể. Không có đủ collagen, các động mạch có thể trở nên yếu và dễ vỡ.
Điều đó hoàn toàn có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, một bệnh đặc trưng bởi sự thu hẹp các động mạch. Và hoàn toàn có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của collagen đối với sức khỏe của tim.
Tác dụng của collagen trong làm đẹp
Collagen giúp cải thiện làn da
Collagen loại I và III là thành phần chính, giúp da khỏe mạnh với cấu trúc vững chắc.
Mặc dù collagen trong cơ thể có thể tự động tổng hợp liên tục nhưng nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mỗi năm, lượng collagen trong cơ thể tự sản sinh ra sẽ giảm đi 1%, gây ra hiện tượng lão hóa da.
Collagen tốt cho móng tay
Collagen có trong chất sừng ở tóc, móng chân và móng tay và có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của chất sừng này.
Do đó bổ sung đầy đủ collagen giúp móng chân và móng tay chắc khỏe, bóng mượt và mịn màng.
Collagen giúp tóc dày và chắc khỏe
Collagen chiếm phần lớn trong lớp hạ bì của da, là nơi các nang lông sinh sống. Lớp hạ bì khỏe mạnh là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của tóc.
Collagen còn tự sản sinh ra keratin giúp cung cấp chất dinh dưỡng làm tóc mượt và chắc khỏe.
Collagen còn bảo vệ nang tóc đã bị hư tổn, không sản sinh ra được dinh dưỡng, làm lớp màng này trở nên mềm hơn giúp chân tóc khỏe hơn từ đó cải thiện tóc gãy rụng.
Collagen còn giúp kích thích mọc tóc nhiều hơn. Collagen giúp giải phóng cho các nnang tóc, tái tạo lại lớp màng collagen ở chân tóc, giúp tóc hấp thu được đầy đủ các loại dưỡng chất từ đó kích thích các chân tóc mọc được nhanh hơn giúp sợi tóc dày và chắc khỏe hơn.
Các phản ứng phụ của collagen
Mặc dù có tác động thích cực đến với sức khỏe của con người, nhưng nếu lạm dụng thì cũng sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta. Một số các tác dụng đó có thể liệt kê dưới đây:
- Tăng canxi: Thực phẩm bổ sung collagen chiết xuất từ da cá hoe, bò không qua thủy phân sẽ có hàm lượng canxi cao hơn so với các loại collagen thông thường. Lạm dụng collagen có thể làm hàm lượng canxi trong cơ thể tăng cao dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, táo bón, nhịp tim thất thường…
- Dị ứng, gây kích ứng, cơ thể mẫn cảm: Đây là biểu hiện xuất hiện điển hình cho việc lạm dụng uống collagen. Các thành phần trong collagen có thể không tương thích với cơ thể của bạn gây ra tình trạng ngứa rát, mẩn đỏ, khó thở.
- Gây nổi mụn: Việc sử dụng collagen trong thời gian dài đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống không khoa học sẽ khiến mụn bắt đầu xuất hiện.
- Tăng cân: Trong hàm lượng collagen bổ sung thêm có thành phần chất béo và calo cao, là các hương liệu, có vị ngọt nhằm mục đích làm giảm vị tanh của chiết xuất collagen.
- Có thể gây hại thận: uống collagen quá nhiều có thể gây tình trạng dư thừa collagen, thận sẽ phải làm việc cật lực hơn để đào thải ra ngoài. Dẫn đến chức năng của thận có thể bị suy yếu.
- Vị giác bị ảnh hưởng: Uống collagen có thể dẫn đến việc không ăn được gì khác, không còn được ngon miệng. Đặc biệt là các sản phẩm chiết xuất từ cá biển, có mùi khá tanh, khó uống, gây cảm giác khó chịu hoặc thậm chí là buồn nôn.
Uống collagen có hại thận không?
Nhiệm vụ chính của thận là loại bỏ các chất thải, các chất dinh dưỡng bổ sung từ máu, sau đó chuyển hóa thành nước tiểu.
Khi chúng ta nạp vào lượng collagen quá nhiều dẫn đến dư thừa collagen, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ nó.
Về lâu dài nếu việc này diễn ra một cách thường xuyên có thể khiến thận làm việc quá sức và dẫn đến suy giảm các chức năng của thận.
Do đó, bổ sung collagen cần vừa phải trong quá trình ăn uống của mình. Nếu biết cách uống collagen đúng cách sẽ không làm hại thận.
Uống collagen có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng uống collagen không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chúng ta.
Về bản chất, collagen là một loại protein, bổ sung collagen cũng giống như chúng ta bổ sung các loại thực phẩm khác thịt, cá, trứng…
Do đó uống collagen không gây ảnh hưởng đến nội tiết tố hay sinh sản.
Những bệnh không nên uống collagen
Những người mắc các bệnh dưới đây không nên uống collagen để tránh các tác dụng phụ không mong muốn:
- Người bị bệnh viêm loét dạ dày nặng: việc sử dụng collagen đối với người mắc loại bệnh này sẽ khiến cho vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Vì hàm lượng vitamin C cao trong collagen sẽ khiến dịch vị dạ dày tăng tiết acid, dẫn đến vết loét bị nặng hơn.
- Người bị mắc bệnh huyết áp thấp: Collagen làm giảm huyết áp nên những người mắc huyết áp thấp nên cẩn trọng khi sử dụng collagen.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Chưa có đủ thông tin về sự an toàn của collagen peptide khi được sử dụng với lượng thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Bôi collagen có tác dụng gì?
Da của chúng ta thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời, tia cực tím, các loại bụi bẩn, bụi mịn, các loại khói thải trong không khí…
Tất cả các yếu tố đó dễ dàng làm cho các mô liên kết trên da rời ra. Điều này dẫn đến việc xuất hiện nếp nhăn, bọng mắt.
Các dưỡng chất chứa collagen tác động trực tiếp đến vùng da được bôi collagen. Giúp trẻ hóa và tăng độ đàn hồi cho da, tái tạo làn da, giảm nếp nhăn, vết thâm và tàn nhang.
Bôi collagen trên da còn giúp cung cấp chất dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng khô, bong tróc và sần sùi.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà THCS Hưng Bình muốn chia sẻ đến mọi người, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết để có thể cải thiện sức khỏe của mình ngày một tốt hơn. Cùng like và chia sẻ để bài viết đến được với nhiều người hơn nhé.