Lớp 11

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 11 năm 2021 – 2022 gồm 2 đề kiểm tra chất lượng giữa kì 2, được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng cả tự luận và trắc nghiệm, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa.

Thông qua bộ đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 11 quý thầy cô và các em học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức luyện giải đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi giữa kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là 2 đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 11, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 11 năm 2021 – 2022

Câu 1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

C. Giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức.

D. Tất cả các giai cấp trong xã hội.

Câu 2. Nhà nước có nhiều chức năng. Đây là chức năng tổng hợp gồm nhiều nội dung cơ bản?

A. Đảm bảo an ninh chính trị.

B. Tổ chức và xây dựng, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp.

C. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

D. Tổ chức và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào?

A. Chế độ công hữu về TLSX.

B. Chế độ tư hữu về TLSX.

C. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.

D. Kinh tế nhiều thành phần.

Câu 4. Một trong các yếu tố không thể thiếu khi xây dựng nền dân chủ XHCN là gì?

A. Pháp luật, nội qui, chế tài.

B. Pháp luật, kỷ luật, kỉ cương.

C. Pháp luật, cơ quan nhà nước.

D. Pháp luật, Hiến pháp, thiết chế tương ứng.

Câu 5. Bạn A năm 19 tuổi, trong đợt bầu cử, bạn A nhận được một phiếu bầu, bạn A rất hãnh diện và trực tiếp đi bầu cử. Trong trường hợp này bạn A thể hiện

A. dân chủ trong lĩnh vực xã hội.

B. dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.

C. dân chủ trong lĩnh vực chính trị.

D. dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.

Câu 6. Trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013, nhân dân được tham gia góp ý xây dựng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Việc làm này của nhân dân được thực hiện thông qua hình thức

A. dân chủ trực tiếp.

B. dân chủ gián tiếp.

C. dân chủ đại diện.

D. dân chủ công khai.

Câu 7. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?

A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.

B. Tiếp tục giảm quy mô dân số.

C. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư.

D. Tiếp tục tăng số lượng dân số.

Câu 8. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần, kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản cần tập trung vào phương hướng nào của chính sách dân số?

A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.

B. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.

C. Nâng cao sự hiểu biết của người dân.

D. Nhà nước cần đầu tư đúng mức.

Câu 9. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước thì cần tập trung vào phương hướng nào của chính sách dân số?

A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.

B. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.

C. Nâng cao sự hiểu biết của người dân.

D. Nhà nước cần đầu tư đúng mức.

Câu 10. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là gì?

A. Phát triển sản xuất và dịch vụ.

B. Mở rộng thị trường lao động.

C. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.

D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 11. Nhằm kêu gọi các thành phần kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều việc làm là phương hướng nào của chính sách giải quyết việc làm?

A. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

B. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

C. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.

D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 12. Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động là phương hướng nào của chính sách giải quyết việc làm?

A. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

B. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

C. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.

D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 13. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thì Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu gì?

A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước.

B. Bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng môi trường.

C. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác.

D. Tuyên truyền giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm.

Câu 14. Đây là phương hướng hiệu quả để tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động, thực vật?

A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước.

B. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ.

C. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện và bảo tồn thiên nhiên.

D. Tuyên truyền giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Câu 15. Để bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường chúng ta cần phương hướng nào?

A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước.

B. Bảo tồn sinh học, nâng cao chất lượng môi trường.

C. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác.

D. Tuyên truyền giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm.

Câu 16. Hãy chỉ ra đâu là hành vi đúng trong bảo vệ môi trường?

A. Thu gom chất thải đổ ra ao tù.

B. Chôn động vật chết dưới lòng đất.

C. Sử dụng túi giấy thay cho túi nilong.

D. Treo băng rôn, dán tờ rơi tại cột điện, hàng rào.

Câu 17. Hai bố con bạn A dùng xiệc điện để bắt cá, bắt cả những con cá bé, lồng rồng. Hành vi của bố con bạn A đã

A. vi phạm pháp luật và chính sách dân số.

B. vi phạm đạo đức và chính sách môi trường.

C. vi phạm pháp luật và chính sách tài nguyên.

D. vi phạm đạo đức và chính sách KH-CN.

Câu 18. Trong năm 2016, công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh đã có hành vi xả thải ra môi trường. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến

A. tài nguyên và môi trường sinh thái rừng tràm.

B. tài nguyên và môi trường biển.

C. tài nguyên và môi trường đất.

D. tài nguyên và biến đổi khí hậu.

Câu 19. Một trong những hoạt động thiết thực để bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và nơi ở?

A. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

B. Khai thác và xử lí tiếng ồn.

C. Chống lại các hành vi vi phạm.

D. Trồng cây, vệ sinh công cộng và môi trường.

Câu 20: Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu nhằm

A. phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao.

B. phát triển tiềm năng thể chất, cung cấp nguồn nhân tài có chất lượng cao.

C. xây dựng và phát triển văn minh, văn hóa nhân loại.

D. xây dựng và phát triển cơ sở vật chất cho các trường học.

Câu 21. Hiện nay ngân sách chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo chiếm khoảng

A. 10%.

B. 20%.

C. 30%.

D. 40%.

Câu 22: Đây là một đòi hỏi khách quan của đất nước trong chính sách giáo dục và đào tạo?

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả.

B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

D. Tăng cường hợp tác quốc tế.

Câu 23. Đây được xem là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta?

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Câu 24. Nhằm xây dựng một xã hội học đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời là phương hướng nào của chính sách giáo dục và đào tạo?

A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả.

B. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

C. Mở rộng quy mô giáo dục.

D. Tăng cường hợp tác quốc tế.

Câu 25. Nhà bạn B rất nghèo, cha mẹ làm mướn, nhưng bạn B rất ham học, và có tài năng về toán. Bạn B xin gia đình đi thi HSG quốc gia, nhưng cha mẹ không đồng ý vì nhà nghèo. Nếu là bạn của B em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đến nhà bạn B và nói cho cha mẹ bạn B biết về trình độ thật sự của bạn B.

B. Khuyên bạn B nên từ bỏ ý định đó vì gia đình không đủ khả năng tài chính.

C. Khuyên cha mẹ bạn B đi vay mượn tiền vàng của bà con để cho B đi thi.

D. Trình bày với GVCN và nhà trường để kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ.

Câu 26. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học công nghệ là gì?

A. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.

B. Nâng cao vị thế của đất nước.

C. Điều kiện để phát triển văn hóa.

D. Tiền đề để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Câu 27. Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?

A. Xây dựng tiềm lực cho KH-CN.

B. Xây dựng cơ sở tạo trình độ cho việc phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH.

C. Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động KH-CN.

D. Nâng cao chất lượng và tạo thị trường cho KH-CN.

Câu 28. Nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ KH-CN là nội dung nào của phương hướng KH-CN?

A. Đổi mới cơ chế quản lí KH-CN.

B. Tạo thị trường cho KH-CN.

C. Xây dựng tiềm lực cho KH-CN

D. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.

Câu 29. Nhà nước coi trọng việc nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học, tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật là phương hướng nào của chính sách KH-CN?

A. Đổi mới cơ chế quản lí KH-CN.

B. Tạo thị trường cho KH-CN.

C. Xây dựng tiềm lực cho KH-CN.

D. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.

Câu 30. Những lĩnh vực nào của khoa học công nghệ được xác định là trọng tâm?

A. Công nghiệp, dịch vụ, làng nghề truyền thống.

B. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới.

C. Công nghệ năng lượng, hạt nhân, vũ trụ.

D. Công nghệ thực phẩm, công nghệ hóa chất.

Câu 31. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thể hiện

A. tinh thần yêu nước và tiến bộ.

B. tinh thần tự tôn dân tộc và truyền thống lâu đời.

C. tinh thần đoàn kết và tự cường dân tộc.

D. tinh thần nhân ái và trọng nghĩa tình.

Câu 32. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa chứa đựng những

A. yếu tố tiến bộ và hài hòa giữa xã hội và tự nhiên.

B. tư tưởng tiến bộ trên thế gới, vì tự do và toàn diện của con người.

C. yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

D. hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và vì hạnh phúc.

Câu 33. Để đảm bảo dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn. Đây là phương hướng nào của chính sách văn hóa?

A. Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần.

B. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa.

Câu 34. Tìm phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây khi nói về tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại?

A. Cần tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, thành tựu văn hóa nhân loại.

B. Cần chọn lọc những văn hóa nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam.

C. Phải ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại.

D. Phải tiếp thu, cổ vũ những văn hóa hiện đại, phù hợp với giới trẻ và lối sống thực dụng.

Câu 35. Trong thời gian gần đây, gần nhà bạn B có bà A được mọi người đồn thổi về khả năng chữa bách bệnh, mọi người tụ tập rất đông tại nhà bà A để chữa bệnh. Phương pháp chữa bệnh của bà A rất phản khoa học. Nếu là bạn B, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Phê phán hành vi của bà A và trình báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

B. Nói với những người lớn tuổi biết để qua xử lí bà A.

C. Lợi dụng đông người mở quán bán các sách tử vi, xem bói, sách chữa bệnh không rõ nguồn gốc.

D. Tuyên truyền và thêu dệt thêm về khả năng chữa bệnh của bà A.

Câu 36. Một trong những trách nhiệm công dân đối với chính sách GD-ĐT, KH-CN, văn hóa là?

A. Biết hưởng thụ và tự do sáng tạo văn hóa.

B. Không ngừng nâng cao thể chất.

C. Có mối quan hệ yêu đương trong sáng.

D. Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức.

Câu 37. Các quyền lao động, bình đẳng nam nữ, an toàn xã hội,… là nội dung cơ bản của dân chủ trong

A. lĩnh vực chính trị.

B. lĩnh vực văn hóa.

C. lĩnh vực xã hội.

D. lĩnh vực kinh tế.

Câu 38. Trong lĩnh vực chính trị, người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân là?

A. Đại biểu Quốc hội.

B. Thủ tướng chính phủ

C. Chủ tịch nước.

D. Chủ tịch Quốc hội.

Câu 39. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng

A. đạo đức.

B. chuẩn mực xã hội.

C. pháp luật.

D. chính sách.

Câu 40. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta bao hàm cả

A. tính dân chủ và nhân văn sâu sắc.

B. tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.

C. tính nhân văn và tính nhân dân sâu sắc.

D. tính giai cấp và tính xã hội sâu sắc.

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Công dân 11

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button