ATM dường như là một loại công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, không chỉ sử dụng để rút tiền, máy ATM hiện nay còn thực hiện được nhiều chức năng hữu ích. Vậy ATM là gì? Hãy cùng THCS Hưng Bình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
ATM là gì?
ATM là viết tắt của từ gì?
ATM là viết tắt của cụm từ Automatic Teller Machine hay Automated Teller Machine, có nghĩa là máy rút tiền tự động, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch mà không cần sự trợ giúp của đại diện chi nhánh hay nhân viên giao dịch.
Tuy nhiên thuật ngữ này còn xuất hiện trong cả Vật Lý và Hóa học với ý nghĩa là đơn vị đo áp suất.
Cây ATM là gì?
Cây ATM là máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động, là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng.
ATM thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.
Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810. Đây là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng khi thanh toán mua sắm hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt tại ngân hàng hoặc tại các máy rút tiền tự động (ATM).
Thẻ ATM được tất cả các ngân hàng cung cấp và có rất nhiều hình thức. Để sở hữu được chiếc thẻ ATM ghi nợ rất dễ dàng, bạn chỉ cần trên 18 tuổi và có CMND là đã được hầu hết các ngân hàng cấp thẻ. Đối với những loại thẻ khác có giá trị hơn thì điều kiện làm sẽ càng khó.
Thẻ ATM nội địa (hay thẻ thanh toán nội địa) là loại thẻ ngân hàng thay cho tiền mặt, dùng để thanh toán hóa đơn ở siêu thị, cửa hàng, rút tiền thông qua ATM hoặc máy POS đều được.
Khác với thẻ thanh toán quốc tế thì thẻ ATM nội địa chỉ có thể thanh toán trong quốc gia của bạn chứ không dùng được ở nước ngoài.
Máy ATM là gì?
Máy ATM là viết tắt của cụm từ Automatic Teller Machine hay Automated Teller Machine, có nghĩa là máy rút tiền tự động.
Vì thế chức năng chính của máy ATM đơn giản chính là để rút tiền mặt. là máy rút tiền tự động. Chính vì thế chức năng chính của máy ATM là để rút tiền mặt.
Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự đòi hỏi cao hơn từ phía người dùng, các máy ATM hiện đại có thể thực hiện nhiều chức năng hơn thế.
Nếu như trước kia máy ATM chỉ cho phép rút tiền mặt được ngân hàng để sẵn trong máy thì ngày nay, máy ATM còn cho người dùng thực hiện nhiều thao tác như vấn tin tài khoản, chuyển tiền,… vô cùng tiện lợi.
Từ khi có máy ATM ra đời, các giao dịch trực tiếp tại quầy được giảm bớt, ở nhiều nơi không còn tình trạng khách phải xếp hàng dài để chờ rút tiền, chuyển tiền như trước nữa.
Mỗi ngân hàng không chỉ có một máy ATM mà có cả một hệ thống hàng trăm máy đặt tại những địa điểm thuận tiện như trường học, bến xe, siêu thị,… giúp khách hàng có thể thực hiện rút tiền, chuyển tiền vô cùng nhanh chóng khi cần mà không cần phải di chuyển quá xa.
Máy ATM gồm 2 loại chính:
- Máy ATM với chức năng cơ bản là rút tiền và truy vấn số dư.
- Máy ATM tích hợp nhiều chức năng như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền khác ngân hàng, rút tiền, kiểm tra số dư, gửi tiền tiết kiệm…
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đã xuất hiện 1 thuật ngữ mới – máy “ATM gạo” do anh Hoàng Tuấn Anh “phát minh” ra để phát gạo từ thiện giúp đỡ người nghèo và khó khăn trong thời điểm cách ly xã hội.
Đây đã trở thành mô hình cứu trợ nghĩa tình nhất trong thời điểm người nghèo lao đao vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Mã PIN ATM là gì?
Mã PIN ATM viết tắt của cụm từ Personal Identification Number, là mã số định danh cá nhân, dùng để xác nhận khách hàng.
Nó chính là mật khẩu dùng để truy cập vào tài khoản khi thực hiện giao dịch trực tiếp nào đó tại ATM/POS/EDC bằng thẻ.
Khi đăng ký sử dụng tài khoản của một ngân hàng nào đó. Bạn sẽ được cấp một chiếc thẻ ATM cùng mã pin để kích hoạt thẻ.
Cụ thể hơn, mã pin chính là mật khẩu – một dòng số xác nhận quyền truy cập vào tài khoản cho chủ thẻ. Đây công cụ bảo vệ được thiết kế để ngăn ngừa việc sử dụng thẻ của một người nào đó trái phép.
Mã PIN ATM là thông tin quan trọng nhất quyết định rằng liệu số tiền mà bạn đang có trong tài khoản ngân hàng có bị đe dọa không.
Vì vậy không nên đặt mã PIN là ngày tháng sinh, số nhà, số điện thoại, số CMND và các số đặc biệt khác vì chúng rất dễ bị đoán được.
Bạn có thể thay đổi mã PIN của mình bằng thao tác đơn giản tại ATM, hoặc có thể tới quầy giao dịch của ngân hàng đó.
ATM là gì trong Vật Lý?
Trong Vật lý đơn vị atm là đơn vị có tên gọi là: Atmotphe tiêu chuẩn với tên tiếng anh là Standard atmosphere. Đây là đơn vị đo áp suất, không thuộc hệ đo lường quốc tế SI, được Hội nghị toàn thể về Cân đo lần thứ 10 thông qua.
Đơn vị Atmotphe (atm) thường được sử dụng để đo áp suất của khí quyển.
Ngoài ra, người ta cũng sử dụng ATM để biểu thị sự chịu nước của các sản phẩm đồng hồ. Ví dụ, thông số của đồng hồ có ký hiệu 1ATM có nghĩa là độ chịu nước 1 ATM.
1 ATM ở đồng hồ thể hiện đây là loại đồng hồ chỉ chống nước được ở mức thông thường. Tức là bạn có thể sử dụng trong trường hợp đi mưa hay rửa tay, còn các trường hợp tắm hay lặn sâu thì đồng hồ không đảm bảo được.
Người phát minh ra máy ATM đầu tiên
Trên thế giới vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về người đã phát minh ra chiếc ATM (Automatic teller machine).
Hiện có ít nhất 7 người được cho là “cha đẻ” máy ATM, gồm: Luther George Simjian, John Shepherd-Barron, James Goodfellow, Don Wetzel, John D. White, Jairus Larson và Đỗ Đức Cường.
Nếu Luther George Simjian là người đầu tiên thiết kế và hoàn thành máy rút tiền đầu tiên trên thế giới vào năm 1939 tại New York, John Shephrd-Barron là người cho ra đời máy rút tiền điện tử đầu tiên (Anh) vào năm 1967, thì ông Đỗ Đức Cường là người đã hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM.
Tiến sĩ Đỗ Đức Cường là một chuyên viên cao cấp ngành Ngân hàng ở Hoa Kỳ. Ông cũng là Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc và là cố vấn cao cấp ngành Ngân hàng tại Việt Nam.
Ông thường bị người Việt hiểu nhầm là “cha đẻ của máy ATM” khi đọc thông tin này qua báo chí và truyền thông trong nước, nhưng thực tế ông chỉ là người góp phần cải tiến và hoàn thiện chiếc ATM.
Các loại thẻ ATM
Thẻ ngân hàng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch như chuyển khoản, rút tiền hay thanh toán khi mua sắm.
Tuy nhiên, mỗi loại thẻ ngân hàng sẽ có những tính năng khác nhau, do đó tìm hiểu rõ đặc điểm của từng loại thẻ sẽ giúp bạn lựa chọn được loại thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
1. Theo chức năng thẻ ATM được chia thành: thẻ trả trước, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
- Thẻ trả trước(Prepaid card). Với thẻ trả trước, bạn không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ mà chỉ cần nạp tiền vào thẻ và chi tiêu trong giới hạn số tiền đã nạp.
Thẻ trả trước được chia thành 2 loại chính là thẻ định danh (có đầy đủ thông tin chủ thẻ, có thể rút tiền tại ATM) và thẻ không định danh (có thể mở mà không cần CMND, không thể rút tiền tại ATM).
Lưu ý, thẻ trả trước có thể thực hiện nhiều giao dịch nhưng không thể chuyển khoản được.
- Thẻ ghi nợ(Debit card) là loại hình thẻ phổ biến nhất, được trang bị tính năng ngân hàng cơ bản. Cho nên loại thẻ này hiện đang được sử dụng nhiều.
Tính năng của thẻ ghi nợ là bạn có tiền trong tài khoản thẻ thì bạn mới có thể sử dụng.
Các tính năng cơ bản bao gồm: Chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, vấn tin tài khoản… Số tiền trong tài khoản (không phải trong thẻ) chính là giới hạn chi tiêu.
- Thẻ tín dụng(Credit card) là loại thẻ chi tiêu trước trả tiền sau. Tức là ngân hàng sẽ tạm ứng một số tiền nhất định hàng tháng để bạn chi tiêu và bạn sẽ trả lại số tiền đã dùng cho ngân hàng sau 45 ngày.
Về tính năng, thẻ có thể dùng để thanh toán hóa đơn, rút tiền mặt… Tuy nhiên bạn cần lưu ý, thẻ tín dụng như một khoản vay ngân hàng, một khi bạn dùng thì bạn sẽ phải có trách nhiệm trả. Nếu trả chậm thì sẽ bị tính lãi suất khá cao.
2. Theo cấu tạo thẻ ATM được chia làm 2 loại là:
- Thẻ từ
- Thẻ chip điện tử
Hướng dẫn rút tiền qua ATM
Việc rút tiền qua ATM rất đơn giản và tiện lợi. Bạn có thể rút tiền mặt từ bất kỳ hệ thống ATM của bất kỳ ngân hàng nào, rút tiền mặt 24/7 không phải phụ thuộc vào giờ làm việc ngân hàng.
Sau đây là các bước giúp bạn rút tiền qua máy ATM một cách đơn giản:
Bước 1: Đưa thẻ ATM vào khe đựng thẻ
Trên mặt thẻ ATM đều có hình mũi tên được in trên thẻ, bạn cần đưa đúng chiều mũi tên vào khe thẻ.
Bước 2: Bấm chọn ngôn ngữ
ATM sẽ yêu cầu bạn chọn ngôn ngữ muốn sử dụng (Select Language). Thông thường, hệ thống ATM có những ngôn ngữ phổ biến như Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tiếng Hoa.
Bước 3: Nhập mã PIN
Sau khi chọn ngôn ngữ, ATM yêu cầu bạn nhập mã PIN. Sau khi nhập mã PIN, bạn chọn tiếp “Enter” để chuyển tiếp, hoặc “Clear” để nhập lại mã PIN.
Nút “Cancel” có chức năng huỷ và không tiếp tục thực hiện giao dịch.
Lưu ý: Khi thao tác nhập mã PIN, bạn nên dùng tay che để tránh trường hợp bị lấy mất thông tin.
Bước 4: Chọn loại giao dịch
- Sau khi nhập thành công mã PIN, Bạn cần chọn tiếp giao dịch rút tiền mặt trên màn hình. Ngoài ra rút tiền, các loại giao dịch thường có tại ATM như:
- Rút tiền mặt
- Vấn tin tài khoản
- Đổi mã pin
- Chuyển khoản
- Gửi tiền có kỳ hạn
- Thanh toán hoá đơn
- Thanh toán thẻ tín dụng…
Bước 5: Chọn tài khoản thanh toán
Đối với giao dịch rút tiền, ATM sẽ yêu cầu bạn chọn loại tài khoản giao dịch như: Tài khoản thẻ (tài khoản mặc định), tài khoản thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm,…
Lưu ý: Thông thường, bạn sẽ chọn “Tài khoản thẻ”. Rút tiền thẻ tín dụng sẽ bị tính lãi suất trên số tiền rút, bạn nên cân nhắc trước khi rút.
Bước 6: Nhập số tiền cần rút
Các máy ATM sẽ hỗ trợ mặc định các hạn mức tiền bạn có thể rút như: 100.000VNĐ, 200.000VNĐ, 500.000VNĐ, 1.000.000VNĐ, 1.500.000VNĐ, 2.000.000VNĐ và “Số khác”.
Sau khi chọn số tiền cần rút, bạn chọn “Enter”. ATM sẽ hỏi bạn có muốn in hoá đơn không, bạn có thể bấm chọn Có (Enter) hoặc Không (Cancel)
Lưu ý: Số tiền rút từ tài khoản thẻ phải nhỏ hơn số dư có trong thẻ ATM.
Bước 7: Nhận tiền và thẻ
Sau khi thực hiện đúng các thao tác, máy ATM sẽ thực hiện giao dịch. Sẽ có 2 hình thức nhận tiền trước và nhận thẻ sau hoặc nhận thẻ trước và nhận tiền sau. Bạn có thể quan sát thông báo trên màn hình máy ATM hiện thị.
Lưu ý: Có một số cây ATM sau khi bạn thực hiện giao dịch và nhận tiền xong thì trong một khoảng thời gian nếu bạn không lấy thẻ ATM thì cây ATM sẽ tự động nuốt thẻ của bạn nhé.
Cách tìm máy ATM gần đây
Cách dễ nhất bạn có thể vào Google gõ từ khóa: ATM + tên ngân hàng gần đây vô thanh tìm kiếm là xong. Hoặc bạn có thể gõ ATM + tên ngân hàng, ví dụ: ATM Vietcombank, ATM BIDV… Google sẽ hiển thị ra danh sách cây ATM gần bạn.
Lưu ý: hãy nhớ cho phép Google quyền truy cập địa chỉ hiện tại của bạn.
Rút tiền qua ATM có tốn phí không?
Thông thường, giao dịch trong cùng hệ thống ngân hàng bạn sẽ được miễn phí các phí giao dịch trên máy ATM.
Nếu có, thì sẽ một khoản phí nhỏ khi thực hiện rút tiền mặt tại ATM. Đối với việc sử dụng máy ATM khác hệ thống. Trừ dịch vụ truy vấn số dư thì hầu hết các ngân hàng đều tính phí giao dịch.
Chính vì vậy, việc thu phí dịch vụ ngân hàng này là hợp lý và để đảm bảo quyền lợi của người dân, phí sử dụng máy rút tiền tự động được giám sát chặt chẽ bởi Ngân Hàng Nhà Nước.
Hiện nay, duy nhất TPBank miễn phí cho khách hàng rút tiền với cả các giao dịch ngoài hệ thống ATM ngân hàng. ACB cũng miễn phí dịch vụ này nhưng chỉ áp dụng cho các khách hàng sở hữu thẻ VIP, nếu khách rút bằng thẻ thanh toán thông thường tại ATM của ngân hàng khác sẽ phải chịu 3.300 đồng tiền phí cho mỗi giao dịch.
Mức phí 3.300 đồng đang được hầu hết ngân hàng áp dụng, kể cả những ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, hay MBBank…
Chỉ rất ít ngân hàng thu phí rút tiền ngoài hệ thống ATM thấp hơn như SHB thu 1.100 đồng; LienVietPostBank thu phí 1.650 đồng; hay Eximbank thu 2.200 đồng…
Trên đây là những chia sẻ của THCS Hưng Bình xoay quanh ATM là gì và một số lưu ý khi sử dụng. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để THCS Hưng Bình có thêm động lực mang đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.