Nho là loại trái cây chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của con người. Vậy ăn nho có tác dụng gì? Hãy cùng THCS Hưng Bình giải đáp thắc mắc này nhé!
Advertisement
Thành phần dinh dưỡng có trong nho
Trong nho chứa một lượng lớn vitamin K. Đây là loại vitamin tan trong chất béo quan trọng trong quá trình đông máu có tác dụng giúp xương chắc khỏe.
Nho cũng chứa nhiều vitamin C, các chất dinh dưỡng khác và các chất chống oxy hóa mạnh mẽ cho các mô liên kết. Ngoài ra nho còn chứa một số thành phần dinh dưỡng sau:
Advertisement
- 104 Calo
- 27.3g Carbohydrate
- 1.1g Protein
- 0.2g Chất béo
- 1.4g Chất xơ
- 27% RDI Vitamin C
- 28% RDI Vitamin K
- 7% RDI Thiamine
- 6% RDI Riboflavin
- 6% RDI Vitamin B6
- 8% RDI Kali
- 10% RDI Đồng
- 5% RDI Magiê
Trong đó RDI được hiểu là lượng hấp thụ hằng ngày.
Ăn nho có tác dụng gì?
Advertisement
Nho chứa một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, hãy cùng tham khảo những tác dụng mà quả nho đem lại dưới đây nhé!
Ăn nho có tác dụng gì cho sức khỏe?
Nho có tác dụng gì cho tim mạch?
Một chén nho khoảng 151g cung cấp 288mg Kali chiếm 6% RDI. Chất này cần thiết duy trì huyết áp ổn định. Nếu không đủ vitamin K có thể mắc bệnh huyết áp cao, đột quỵ,…
Các hợp chất có trong nho giúp phòng chống tăng mỡ máu thông qua việc giảm hấp thụ cholesterol. Một nghiên cứu cho thấy, 69 người có mỡ máu ăn 500g nho đỏ mỗi ngày trong thời gian 8 tuần thì lượng cholesterol xấu giảm đáng kể.
Nho có tác dụng gì trong phòng chống ung thư?
Resveratrol là hợp chất được tìm thấy trong nho và được chứng minh có khả năng phòng chống ung thư bằng cách giảm viêm, hoạt động tương tự chất chống oxy hóa ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Một nghiên cứu nhóm người trên 50 tuổi thấy răng ăn khoảng 450g nho mỗi ngày trong thời gian 14 ngày giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Công dụng giảm đường máu và phòng chống tiểu đường của nho
Một chén nho 151g chứa khoảng 23g đường cho nên người tiểu đường có thể ăn nho. Một nghiên cứu trong khoảng 16 tuần với 38 nam giới, họ ăn 20g sản phẩm chiết xuất từ nho mỗi ngày cho thấy lượng đường trong máu giảm xuống.
Hơn hết, resveratrol được chứng minh có tác dụng tăng độ nhạy của insulin, cải thiệnn hấp thụ glucose của cơ thể từ đó giảm lượng đường máu.
Ăn nho có tác dụng gì cho mắt?
Các hóa chất có trong nho có thể bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh về mắt thông thường. Trong nghiên cứu ống nghiệm gần đây, resveratrol được phát hiện có khả năng bảo vệ võng mạc khỏi tia cực tím A, giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, đục thủy tinh thể,… Bên cạnh đó, nho có chứa các chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin giúp bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh.
Tác dụng của nho trong cải thiệnn trí nhớ, khả năng tập trung
Ăn nho giúp tăng cường não bộ, cải thiệnn trí nhớ, tăng khả năng tập trung. Các nghiên cứu tiến hành trên chuột chứng minh resveratrol có thể cải thiệnn khả năng học hỏi, trí nhớ khi uống trong vòng 4 tuần, đặc biệt là còn tăng cường máu đi nuôi não.
Resveratrol còn bảo vệ con người trước bệnh Alzheimer.
Công dụng làm chậm quá trình lão hóa và tăng tuổi thọ của nho
Hợp chất Resveratrol kích thích sirtuins một loại protein có liên quan đến tuổi thọ. Một trong những gen mà resveratrol kích hoạt là gen SirT1, gen này được kích hoạt bởi chế độ ăn ít calo, có thể kéo dài tuổi thọ trong các nghiên cứu ở động vật. Ngoài ra resveratrol còn ảnh hưởng đến một số gen khác liên quan đến lão hóa.
Ăn nho có tác dụng gì cho bà bầu?
Như phân tích trên, nho chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ,… mang đến các công dụng bảo vệ sức khỏe tuyệt vời. Đối với bà bầu, quả nho góp phần hỗ trợ những thay đổi sinh học thay đổi trong và sau khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý là không ăn nho vào 3 tháng cuối thai kỳ vì tính nhiệt của nó. Các chuyên gia còn ủng hộ bà bầu ăn một lượng nho khô vừa đủ.
Hạt nho có tác dụng gì?
Kiểm soát huyết áp
Hạt nho chứa các chất như flavonoid, acid linoleic và procyanidin phenolic có khả năng bảo vệ mạch máu khỏi những tổn thương dẫn đến huyết áp cao và một số bệnh liên quan tim mạch. Cho nên ăn hạt nho giúp giữ huyết áp ổn định, tránh được một số bệnh liên quan tim mạch. Ngoài ra, các hợp chất có trong nho còn kích thích sự hoạt động của vitamin C và thúc đẩy sản xuất collagen,…
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Các flavonoid có trong hạt nho giúp kích thích vitamin C ngoài ra còn chứa một số loại vitamin khác như vitamin E, vitamin K,… tăng cường hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn và virus mầm bệnh. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có trong hạt nho chứa nhiều hơn vitamin C lên đến 30 – 50 lần.
Giảm lượng cholesterol trong máu
Trong hạt nho có lượng flavonoid cao, vitamin, beta carotene có tác dụng giảm cholesterol, cải thiện sự cân bằng giữa HDL-Cho và LDL-Cho. Ăn hạt nho giúp giảm mảng bám trên động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ,…
Giảm tình trạng phù nề
Tình trạng phù nề thường gặp ở chân sau khi ngồi lâu. Tình trạng này khiến bạn đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, phù nề còn gặp sau khi phẫu thuật. Ăn hạt nho có thể giảm trình trạng này vì trong hạt có chứa chất chống viêm.
cải thiệnn chức năng não bộ
Hợp chất proanthocyanidin oligomeric từ nho có thể kích thích khả năng nhận thức, cải thiệnn hoạt động não bộ, sự tập trung, dẫn truyền thông tin,… Điều này rất quan trọng đối với người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và bệnh thoái hóa thần kinh. Cho nên, khi chúng ta ăn nho thì hãy ăn luôn hạt để cải thiệnn chức năng não bộ nhé!
Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu chứng minh rằng nếu ăn hạt nho thường xuyên có thể giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư da cũng như làm chậm sự phát triển của khối u. Ngoài ra, hạt nho còn hữu ích trong việc ngừa ung thư vú, ung thư phổi,…
Tác dụng chống viêm
Trong hạt nho có chứa các thành phần có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn ức chế sự phát triển của vi sinh vật, phòng chống các loại nhiễm trùng. Nhờ đặc tính đó nên hạt nho có thể giúp giảm mức độ nghiệm trọng của các bệnh như viêm khớp, viêm da, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nguy cơ mắc cảm cúm,…
Giảm cân
Nho chứa ít calo nên ăn nho thúc đẩy quá trình giảm cân. Do nho ức chế tích tụ chất béo và giảm khả năng hấp thụ các chất béo vào cơ thể. Cho nên ăn nho có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp giảm cân thành công.
Tác dụng chống oxy hóa
Dầu chiết xuất từ nho có khả năng chống oxy hóa. Khoa học chứng minh dầu hạt nho có chất chống oxy hóa mạnh hơn các chất khác như vitamin A, vitamin C. Ngoài ra, dầu hạt nho còn có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng dị ứng, giảm mụn trứng cá, duy trì độ ẩm cho da,… Hơn thế nữa, dầu hạt nho còn có khả năng chống nắng tự nhiên, ngăn chặn sự ảnh hưởng của tia UV lên da.
Như vậy, hạt nho chứa rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn tránh trường hợp bị hóc hay sặc.
Vỏ nho có tác dụng gì?
Vỏ nho có chứa flavonoids, nhiều nhất trong vỏ nho tím giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein tăng lên, giảm cholesterol có hại để bảo vệ tim mạch. Cellulose, pectin và sắt trong vỏ có thể bù đắp các chất dinh dưỡng còn thiếu trong chế độ ăn hàng ngày.
Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho không nên bỏ gì hết, như thế cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Ăn nho đỏ có tác dụng gì?
Ăn nho đỏ có tác dụng làm mềm mạch máu. Trong nho đỏ chứa enzyme đảo ngược giúp làm mềm mạch máu, bảo vệ tim bằng cách giảm khả năng tích tụ cholesterol trên thành động mạch. Chất này có nhiều trong vỏ nho đỏ cho nên hãy ăn nhiều vào nhé!
Ăn nho trắng có tác dụng gì?
Nho trắng hay còn được gọi là nho pha lê giúp nuôi dưỡng phổi và giữ ẩm cho da. Nho này phù hợp cho những người bị ho, bệnh đường hô hấp và rất tốt cho người có màu da kém.
Ăn nho tím có tác dụng gì?
Nho tím giàu anthocyanin và flavonoid. Những chất này chống oxy hóa, phòng ngừa và đào thải các gốc tự do trong cơ thể. Ăn nho tím thường xuyên giúp trì hoãn lão hóa, giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
Ăn nho đen có tác dụng gì?
Nho đen chứa nhiều kali, magie, canxi,… so với các loại nho khác. Ăn nho đen giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể chống lại sự mệt mỏi.
Ăn nho đúng cách
Ăn nho có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể nhưng bạn đã ăn nho đúng cách hay chưa? Cho nên dưới đây là lời khuyên dành cho bạn:
- Rửa nho thật sạch rồi ngâm nước muối loãng hoặc nước sạch trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa lại nước sạch lần nữa sau để ráo.
- Không nên ăn nho quá nhiều vì có thể làm tăng lượng đường trong máu cho nên hãy ăn vừa đủ khoảng 200 – 400g/ngày thôi nhé!
- Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn nho.
Tác hại khi ăn nho quá nhiều
Mặc dù nho chứa ít calo nhưng nếu bạn ăn nhiều nho trong khi ngồi 1 chỗ không vận động thì lượng calo sẽ tăng gấp đôi khiến bạn bị tăng cân.
Một chén nho chứa tới 27g carbohydrate làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Cho nên khi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến quá tải carbohydrate và thiếu protein, chất béo.
Nho chứa nhiều chất xơ cho nên ăn nhiều chất xơ làm cơ thể không thể tiêu hóa kịp dẫn đến tình trạng táo bón có khi tiêu chảy vì cơ thể đang cố thải bớt chất xơ ra bên ngoài.
Những người bị dị ứng với vỏ nho xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ, mề đay khi sờ vỏ nhỏ hay ăn nho. Nếu như ăn nho sẽ khiến tình trạng nặng hơn có thể là khó thở với lý do có thuốc trừ sâu, nấm men, nấm mốc,…
Lưu ý khi ăn nho
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn nho:
Những người không nên ăn nho
Người bị tiểu đường
Nho giàu đường gluco và fructose dễ hấp thụ. Cho nên ăn nho sẽ dễ tăng đường huyết. Do đó tốt hơn hết người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn loại quả này và khi muốn ăn cần nghe tư vấn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn nho để tránh mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ nhé!
Người mắc bệnh về răng miệng
Những người mắc bệnh về răng miệng như đau răng nếu ăn nhiều nho sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Đường trong nho khi lên men có khả năng ăn mòn men răng cao dẫn đến tình trạng sâu răng. Cho nên nếu ăn nho xong thì nên súc miệng và đánh răng ngay.
Người có hệ tiêu hóa kém
Nho có tác dụng nhuận tràng cho nên ăn nhiều có thể gây tiêu chảy cho nên người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn. Nho chứa nhiều chất xơ ăn nhiều nho có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy vì cơ thể cố gắng thải chất xơ ra ngoài.
Nho kỵ với thực phẩm nào?
Thuốc Tetracyclin
Tetracyclin có tác dụng điều trị một số loại nhiễm trùng. Nếu đang dùng kháng sinh này mà ăn nho sẽ làm giảm, mất tính hiệu quả của thuốc.
Hải sản
Nho chứa nhiều acid citric nhưng hải sản chứa nhiều protein và canxi. Nếu acid citric kết hợp với protein sẽ giảm giá trị dinh dưỡng của protein, kích thích dạ dày, gây chóng mặt, buồn nôn,… Do đó, ăn hải sản và ăn nho nên cách nhau 4 tiếng nhé!
Sữa
Nho chứa các acid như tartaric, malic và citric sẽ phản ứng với protein trong sữa gây kết tủa. Bên cạnh đó vitamin C trong nho sẽ ảnh hưởng đến một số chất có trong sữa ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, tổn hại đường tiêu hóa gây nôn mửa, tiêu chảy,… Do đó, ăn nho và uống sữa nên cách nhau 1 tiếng nhé!
Thực phẩm giàu kali
Nho chứa nhiều kali nên khi ăn nho cùng với thực phẩm nhiều calo khác sẽ làm tăng kali trong máu gây nên chứng đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim. Thực phẩm giàu kali như hạnh nhân, chuối, rong biển,… Cho nên ăn nho và thực phẩm chứa nhiều kali nên cách nhau 2 – 3 tiếng nhé!
Nhân sâm
Nho có một lượng lớn acid tannic còn nhân sâm rất giàu protein. Sự kết hợp giữa acid tannic và protein tạo nên kết tủa giảm khả năng hấp thụ đồng thời giảm hiệu quả của nhân sâm.
Cách bảo quản nho tươi lâu
Tách nho thành từng nhánh nhỏ
Thay vì để cả chùm nho vào tuổi lạnh thì bạn nên tách nhỏ chùm nho ra sẽ giúp nho không bị chín quá nhanh dẫn đến hỏng.
Không rửa nhỏ trước khi cho vào tủ lạnh
Khi mua nho về nếu bạn chưa sử dụng thì tuyệt đối không rửa nho vì rửa nho sẽ khiến nho mau chín và dễ dập. Hãy để nho khô ráo cho vào túi hay hộp để bảo quản như vậy nho sẽ tươi lâu.
Bảo quản nho trong ngăn mát tủ lạnh
Các loại nho đặc biệt là nho nhập khẩu thì khi mua về bạn nên bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngay. Vì sẽ giúp nho giòn và tươi lâu hơn. Bên cạnh đó, không nên chồng xếp nho thành nhiều tầng mà nên trải đều trên khay hoặc hợp đựng.
Không để nho chung với thực phẩm có mùi
Không đê nho chung thực phẩm có mùi vì sẽ làm nho hấp thụ mùi khiến vị nho thay đổi.
Sử dụng nho trong 3 ngày sau khi lấy ra từ tủ lạnh
Nên sử dụng nho hết trong 3 ngày sau khi lấy ra từ tủ lạnh để tránh tình trạng nho héo và giảm chất lượng. Vì khi nho được lấy ra từ tủ lạnh sẽ khiến nho bị mất nước và héo.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến nho
Ăn nho có mập không? Ăn nho bao nhiêu calo?
Nho chứa ít chất béo và calo. Trong 1 cốc nho khoảng 92g nho không hạt chỉ chứa 62 calo.
Trong nho đen chỉ chứa 65 – 68 calo còn nho không chứa nhiều calo lên đến 3 lần so với nho đen khoảng 180 – 200 calo. Trong nước ép nho chứa khoảng 58 – 80 calo.
Hơn hết, nho còn có khả năng hỗ trợ giảm cân nhờ các vitamin và khoáng chất có trong nho giúp cơ thể cảm thấy no cho nên sẽ cắt giảm được lượng calo đáng kể từ các loại thức ăn khác.
Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe của bản thân thì không nên ăn quá nhiều nho mà chỉ ăn một lượng vừa phải vì nạp nhiều đường cùng một lúc khiến cơ thể thừa cân.
Ăn nho có nổi mụn không?
Trong nho chứa nhiều vitamin có tác dụng làm đẹp da cho nên ăn nho có tác dụng giải nhiệt và còn làm đẹp da, không gây nổi mụn.
Nếu bạn thấy bài viết này mang đến những thông tin hữu ích về ăn nho có tác dụng gì. Hãy Like và Share để ủng hộ THCS Hưng Bình tiếp tục phát triển và sáng tạo ra nhiều bài viết có nội dung bổ ích nữa nhé!