Alzheimer – một căn bệnh gây ra những biến đổi bất thường trong não bộ, làm suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của con người. Vậy bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa bệnh Alzheimer như thế nào? Tất cả sẽ được THCS Hưng Bình giải đáp ở bài viết dưới đây.
Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng suy giảm trí nhớ, cụ thể chiếm từ 60 – 70%. Đây là một loại bệnh thoái hóa thần kinh, có thời gian phát bệnh dài với tốc độ chậm rãi, kèm theo triệu chứng đãng trí nhẹ. Sau đó, căn bệnh này sẽ dần dần trở nên nghiêm trọng hơn khi xuất hiện những tác động tiêu cực như gây tổn thương não bộ, mất khả năng tư duy và ngôn ngữ,…
Advertisement
Chính những ảnh hưởng và sự biến đổi bất thường này khiến cho cuộc sống của những người mắc bệnh Alzheimer trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Từ suy nghĩ cho đến các hành động, hầu như họ đều không thể kiểm soát được nó.
Advertisement
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận biết được rằng Alzheimer không phải là một sự lão hóa, vì vậy, cần tránh nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già.
Bệnh Alzheimer không chỉ gây ảnh hưởng đến người bệnh mà còn tác động đến cả người nhà hay người chăm sóc bệnh nhân. Họ sẽ dễ dàng trở nên cáu gắt và luôn ở trong trạng thái cảm xúc vô cùng căng thẳng và bực dọc, thậm chí là trầm cảm. Hiện nay, tại Việt Nam, sự xuất hiện của Alzheimer đang ngày càng tăng lên một cách đáng kể không những ở người già mà còn ở cả giới trẻ.
Advertisement
Các dấu hiệu của bệnh Alzheimer
Bộ não của chúng ta được cấu thành bởi hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, do đó, những triệu chứng xuất hiện ở một người mắc bệnh Alzheimer sẽ phụ thuộc vào phần não bộ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, Alzheimer có đến 10 dấu hiệu được xem là phổ biến nhất hiện nay. Hãy đọc tiếp phần tiếp theo để hiểu rõ hơn về 10 cảnh báo này của Alzheimer là gì nhé!
Tình trạng suy giảm trí nhớ làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày
Suy giảm trí được xem là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở những người mắc bệnh Alzheimer. Họ thường quên đi những thông tin vừa mới tìm hiểu hoặc các vấn đề khác như ngày tháng, các cuộc hẹn hay những sự kiện quan trọng.
Bên cạnh đó, việc hỏi đi hỏi lại cùng một thông tin và sự phụ thuộc vào giấy ghi chú, các thiết bị hỗ trợ trí nhớ cũng là một trong những biểu hiện của triệu chứng này.
Gặp khó khăn khi lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề
Ngoài tình trạng suy giảm trí nhớ ra, một số người có thể xuất hiện những biểu hiện về việc gặp trở ngại trong khả năng lập và thực hiện kế hoạch hoặc làm việc với số liệu. Ngoài ra, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc nấu nướng dù đó là những món ăn quen thuộc đi chăng nữa.
Nếu họ là một người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, rất có thể họ sẽ khó mà theo dõi được các đơn hàng và quản lý tốt các sổ sách kế toán hay đưa ra được các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình. Sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức để họ có thể làm việc được như những gì mà họ đã thực hiện trong quãng thời gian trước.
Gặp khó khăn khi hoàn thành các công việc quen thuộc ở nhà, tại nơi làm việc hay khi vui chơi
Dù là trong công việc, khi vui chơi hay ở nhà, người mắc bệnh Alzheimer đều gặp rất nhiều khó khăn. Họ có thể quên mất cách sử dụng máy hút bụi, luật lệ của một trò chơi hay không nhớ được mình cần phải làm việc gì, đi đâu và gặp ai, v.v.
Lú lẫn về thời gian hoặc nơi chốn
Bệnh Alzheimer có khả năng sẽ khiến người bệnh mất đi trí nhớ về ngày tháng, các mùa trong năm và những mốc thời gian quan trọng. Họ luôn trong trạng thái mơ hồ về việc nhận biết các ngày trong tuần và phải mất khá lâu sau đó mới có thể nhớ ra được.
Đôi khi, người mắc bệnh Alzheimer còn không biết mình là ai, nơi mình đang ở là nơi nào và làm sao họ có thể đến được nơi đó. Có rất rất nhiều những câu hỏi như thế cứ quanh quẩn trong đầu họ một cách không có lối thoát.
Gặp khó khăn trong việc hiểu các hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian
Ở một số người, những vấn đề liên quan đến thị giác là một trong những biểu hiện do Alzheimer mang lại. Họ cảm thấy thật khó khăn khi phải đọc, phán đoán khoảng cách hay xác định màu sắc.
Ngoài ra, họ cũng gặp rất nhiều trở ngại và dễ có nguy cơ gây ra các sự cố khi lái xe vì các yếu tố làm ảnh hưởng đến thị lực này.
Phát sinh những khó khăn mới về từ ngữ khi nói hoặc viết
Khác với người bình thường, những người mắc bệnh Alzheimer thường gặp rất nhiều vấn đề khi theo dõi hay tham gia vào một cuộc nói chuyện. Họ phải vật lộn rất nhiều để có thể sử dụng đúng các từ ngữ mà họ muốn biểu đạt. Họ cũng không biết cách để duy trì hay tiếp tục cuộc trò chuyện đó và cứ thế rơi vào vòng luẩn quẩn của những vấn đề đã được đề cập trước đó.
Đặt đồ vật nhầm chỗ và mất khả năng hồi tưởng lại các bước
Khi mắc phải căn bệnh Alzheimer, những người này có thể quên mất vị trí đã đặt những đồ vật trước đó. Do đó, họ rất dễ đánh mất những đồ vật của mình và không thể tìm lại được chúng vì bị mất khả năng hồi tưởng. Theo thời gian, tần suất xuất hiện những biểu hiện này sẽ ngày càng dày đặc và thường xuyên hơn.
Giảm khả năng phán đoán hay đánh giá kém
Một biểu hiện nữa mà chúng ta thường bắt gặp ở người mắc bệnh Alzheimer là sự thay đổi trong khả năng phán đoán và ra quyết định. Dần dần, theo thời gian, những phán đoán và quyết định mà họ đưa ra sẽ bị sai lệch và mất đi sự đúng đắn, khiến cho cuộc sống của họ trở nên xáo trộn hơn bao giờ hết.
Rút lui khỏi công việc hay các hoạt động xã hội
Chính những ảnh hưởng nghiêm trọng của Alzheimer đã khiến cho người mắc bệnh này phải từ bỏ hết mọi thứ liên quan đến công việc lẫn sở thích. Họ bắt đầu có những triệu chứng như không thể theo dõi kịp những hoạt động đang diễn ra của một đội bóng hay vận động viên mà họ yêu thích. Ngoài ra, họ cũng không tài nào nhớ nổi các bước thực hiện cho một sở thích của họ.
Đối với các hoạt động xã hội, vì những thay đổi và trở ngại mà chứng mất trí nhớ gây nên, hầu hết tất cả người bệnh đều phải hạn chế việc tham gia các hoạt động xã hội.
Tâm trạng và tính cách thay đổi
Một sự thay đổi khác thường xuất hiện ở người bệnh Alzheimer đó là tâm trạng và tính cách. Trạng thái rối bời, sợ hãi, lo lắng, chán nản là những gì mà căn bệnh quái ác này mang lại. Họ cũng dễ dàng trở nên cáu kỉnh, khó chịu khi tiếp xúc hoặc đến những nơi mà họ cảm thấy không thoải mái.
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer
Mặc dù y học hiện nay rất phát triển nhưng nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer là gì vẫn đang còn là một ẩn số.
Theo các nhà khoa học, các tế bào thần kinh lưu trữ và xử lý thông tin của một người sẽ bắt đầu bị suy yếu và dần dần chết đi khi mắc phải bệnh Alzheimer. Ngoài ra, quá trình tiếp nhận và truyền tải thông tin cũng bị cản trở bởi sự sản sinh, tích tụ và bám lại vào các tế bào não của các protein bất thường.
Bệnh Alzheimer có chữa trị được không?
Hiện nay, các phương pháp để chữa trị triệt để bệnh Alzheimer vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ và làm chậm quá trình phát triển bệnh, cholinesterase và memantine là hai loại thuốc ức chế đang được sử dụng. Ngoài ra, một số thuốc giúp giảm lo âu, trầm cảm, kích động như thuốc an thần cũng được cân nhắc sử dụng.
Bên cạnh đó, cần tránh việc thay đổi môi trường sống của bệnh nhân Alzheimer vì họ thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể thích nghi được với môi trường sống mới.
Bệnh Alzheimer có phổ biến không?
Số liệu thống kê cho thấy, vào năm 2015, thế giới có khoảng 29,8 triệu người đang mắc phải căn bệnh Alzheimer và gây tử vong cho khoảng 1,9 triệu người.
Đến năm 2020, con số này đã lên đến 50 triệu người, trong đó những người từ 65 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tuy nhiên, vẫn có đến 10% trường hợp khởi phát bệnh rất sớm khi xuất hiện những triệu chứng ở độ tuổi 30 đến 60.
Có thể thấy rằng, bệnh lý Alzheimer đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí là phổ biến hơn trong suy nghĩ của rất nhiều người. Những con số trên như một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình hơn nữa, để tránh mắc phải hội chứng mất trí nhớ này.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh Alzheimer?
Hiện nay, cái tên Alzheimer không còn xa lạ nữa khi mật độ xuất hiện người mắc bệnh này ngày một gia tăng, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên. Những người mắc chứng rối loạn não bẩm sinh hoặc chấn thương não có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường. Ngoài ra, những người trẻ cũng đang đứng trước mối đe dọa của căn bệnh mất trí nhớ này.
Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer sẽ tăng bởi một số yếu tố sau đây:
- Tuổi tác: Đây là yếu tố trọng điểm và được các nhà khoa học hay các bác sĩ nhắc đến rất nhiều. Từ 65 tuổi trở đi, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở một người sẽ tăng cao.
- Tiền sử mắc bệnh Alzheimer của người thân: Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh rằng có yếu tố di truyền Alzheimer trong gen của những người chung một gia đình. Tuy nhiên, việc cá thể mang gen đó có chắc chắn sẽ tiến triển thành bệnh hay không vẫn phải cần thời gian để nghiên cứu thêm.
- Những người từng bị chấn thương ở đầu hoặc suy giảm nhận thức nhẹ cũng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
- Việc duy trì một lối sống không khoa học bằng cách sử dụng các chất kích thích, hạn chế vận động và chế độ ăn không hợp lý sẽ khiến cho chúng ta dễ dàng mắc chứng Alzheimer hơn bao giờ hết.
- Những người thường gặp một số vấn đề trong quá trình học tập và giao tiếp, não bộ ít hoạt động hoặc hạn chế tiếp xúc với xã hội cũng có thể mang những nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Người trẻ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer không?
Mặc dù đây được xem là loại bệnh phổ biến thường gặp ở người già nhưng không phải là không có trường hợp xuất hiện ở người trẻ tuổi. Tình trạng ngày càng trẻ hóa của Alzheimer đã dần trở nên khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nước phát triển.
Các nghiên cứu cho thấy, hiện nay, có rất nhiều người ở độ tuổi 40 và 50 đã mắc phải căn bệnh Alzheimer này. Ở Hoa Kỳ, theo thống kê, ước tính có khoảng 200.000 người từ 40 – 50 tuổi có dấu hiệu khởi phát tình trạng bệnh lý này.
Vì vậy, dù đang ở độ tuổi nào, mọi người đều cần phải nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng tránh trước khi bị Alzheimer gọi tên. Hơn nữa, khi xuất hiện một số dấu hiệu khả nghi, cần đến gặp ngay các bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Một người mắc bệnh Alzheimer sống được bao lâu?
Thông thường, một người bệnh sẽ sống được trung bình từ 8 – 10 năm kể từ khi phát bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt, thời gian sống dài hơn rất nhiều vì người bệnh phát hiện sớm và được điều trị Alzheimer đúng cách.
Cách chăm sóc người mắc bệnh Alzheimer
Với những triệu chứng bệnh hết sức nghiêm trọng mà Alzheimer gây ra, việc chăm sóc người mắc căn bệnh này quả thật là không hề dễ dàng. Do đó, để chăm sóc tốt cho người mắc bệnh Alzheimer, người thân trong gia đình cần nắm rõ từng giai đoạn của bệnh để có những hướng chăm sóc phù hợp.
Trong giai đoạn đầu, hầu hết các người bệnh thường gặp một số vấn đề trong việc quản lý cuộc sống của mình nhưng điều này vẫn chưa có những tác động quá rõ rệt và nghiêm trọng nên họ vẫn có thể sống một cách độc lập. Do đó, đây được xem là thời gian rất khó để phân biệt Alzheimer với chứng đãng trí của người già.
Tuy nhiên, hành vi và tâm trạng của họ lại có những thay đổi rất rõ ràng, nếu bạn đã từng tìm hiểu sơ lược về Alzheimer thì rất dễ có những hoài nghi để phát hiện liệu người thân của mình có đang mắc chứng bệnh Alzheimer hay không. Đó là những cảm xúc tiêu cực như: cáu kỉnh, tức giận, sợ hãi, lo lắng, thậm chí là xấu hổ.
Ở giai đoạn này, cả người nhà và bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu về loại bệnh lý này. Đặc biệt, người chăm sóc hãy cố gắng hỗ trợ bệnh nhân thông qua những cuộc nói chuyện và đưa ra những lời tư vấn hay lời khuyên một cách nhẹ nhàng, tránh gây nên những tình huống không thoải mái.
Hơn nữa, trong thời gian này, người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các công việc sinh hoạt bình thường, do đó, hãy ở bên và giúp đỡ họ.
Khi người bệnh tiến đến giai đoạn trung bình, họ sẽ xuất hiện các triệu chứng như không thể tự lập, dễ bị lạc đường, quên mất đi những công việc mình phải làm và cứ loay hoay làm một việc nào đó mà không thể tự thoát ra được. Những cơn tức giận và hành vi hung hăng cũng xuất hiện với mật độ dày đặc hơn ở những bệnh nhân này.
Bên cạnh đó, khả năng ngôn ngữ và diễn đạt suy nghĩ hay hiểu được những gì người khác đang nói cũng trở nên khó khăn hơn với họ. Thỉnh thoảng, họ sẽ bị nhầm lẫn thực tại với quá khứ và không thể nhớ nổi ngày tháng và những việc đã được lên kế hoạch trước đó.
Chính vì vậy, người chăm sóc nên dành toàn bộ thời gian của mình để ở bên cạnh họ. Có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt khi phải lặp đi lặp lại những câu nhắc nhở hay không thể có thời gian riêng tư dành cho bản thân, do đó, hãy cố gắng đừng để những yếu tố tiêu cực đó ảnh hưởng đến bản thân. Sở dĩ nếu sức khỏe và tâm lý của bạn không tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh nhân Alzheimer.
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, sự chăm sóc của người thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết đối với những người mắc phải Alzheimer. Họ hầu như không thể sử dụng lời nói hay ngôn ngữ để trò chuyện. Các hoạt động sinh hoạt thường ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân,… cũng phải cần có sự giúp đỡ của người khác.
Ở giai đoạn này, người bệnh cũng thường xuyên rơi vào cảm giác bồn chồn, chán nản và mệt mỏi. Những ảo giác và sự nhầm lẫn giữa quá khứ và hiện tại cứ liên tục xuất hiện trong đầu họ. Họ bắt đầu có những dấu hiệu như không thể nhận ra những người mà họ từng quen biết, thậm chí là biết rất rõ.
Lúc này, người nhà nên cân nhắc việc kết hợp giữa chăm sóc tại nhà với các dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp ở những cơ sở y tế đặc thù để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer
Với sự phổ biến của căn bệnh Alzheimer, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát biến chứng nguy hiểm của tình trạng bệnh lý này là hết sức cần thiết, thậm chí là cấp bách.
Vậy làm thế nào để kiểm soát bệnh Alzheimer? Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh Alzheimer mà THCS Hưng Bình sẽ gợi ý cho các bạn. Hãy cùng đón xem nhé!
1. Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy có đến 80% bệnh nhân Alzheimer đều mắc phải những vấn đề liên quan đến các bệnh tim mạch. Không dừng lại ở đó, phần não bộ của một số người còn xuất hiện những mảng vón và đám rối đặc trưng nhưng lại không có biểu hiện của Alzheimer.
Theo các chuyên gia, sự phát tác của các mảng vón và đám rối đó là do hệ mạch máu não có vấn đề. Điều này có nghĩa là các bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Do đó, với những người đang mắc phải các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao cần phải khống chế để hạn chế khả năng bị bệnh tim mạch.
2. Thường xuyên tập thể dục
Duy trì một lối sống khoa học bằng cách tập thể dục thường xuyên sẽ giúp trì hoãn các triệu chứng của bệnh. Việc vận động cần theo phác đồ của chuyên gia để có thể khiến máu và oxy trở nên dồi dào lên, giúp cho việc nuôi dưỡng não được tốt hơn.
3. Tránh gặp các chấn thương vùng đầu
Các khảo sát cho thấy giữa chấn thương vùng đầu và nguy cơ mắc Alzheimer về sau có mối liên hệ mật thiết và rất rõ ràng, đặc biệt là các chấn thương dẫn đến bất tỉnh. Do đó, chúng ta cần cố gắng hết sức có thể để bảo vệ vùng đầu và tránh gặp phải những chấn thương không đáng có.
4. Ăn uống khoa học
Một thực đơn khoa học với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe não bộ, hạn chế các khả năng mắc bệnh Alzheimer. Chúng ta cần bổ sung vừa đủ các nhóm dinh dưỡng, đồng thời, hạn chế ăn các loại thịt đỏ và đường để có một bộ não khỏe hơn.
5. Ngủ đúng giờ, đủ giấc và ngủ có chất lượng
Một giấc ngủ tốt sẽ là cách giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh lý này đến “gõ cửa” sớm hơn. Trong lúc ngủ, não bộ sẽ tiến hành “vệ sinh” các synapse để việc truyền tin được thông thoáng, lọc bỏ những ký ức không cần thiết, và dọn bớt amyloid β để không tạo mảng vón. Do đó, việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm mà không cần dùng thuộc sẽ là một biện pháp lý tưởng giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer.
Trên đây là tất cả những câu trả lời xoay quanh câu hỏi Alzheimer là gì mà chúng tôi muốn mang đến cho các bạn. Hãy like, share và để lại những bình luận bên dưới để tiếp thêm nguồn động lực cho đội ngũ THCS Hưng Bình nhé!