Ai là Chủ tịch nước Việt Nam năm 2021? Chủ tịch nước Việt Nam qua các thời kỳ là ai? Cùng THPT Chu Văn An tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Ai là Chủ tịch nước Việt Nam năm 2021?
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch nước thứ 10 của nước Việt Nam. Đây chính là chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Được tài trợ
Trước đó, Nguyễn Xuân Phúc từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được biết, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1983.
Được tài trợ
Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Được biết Chủ tịch nước là người con thứ 6 trong gia đình và là con út.
Cha của Nguyễn Xuân Phúc là Nguyễn Hiền, sinh năm 1918. Cha của ông từng hoạt động cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa trước năm 1954. Lúc đó, ông cùng mẹ và các anh chị ở quê.
Nguyễn Xuân Phúc đã theo học phổ thông cơ sở ở quê nhà. Ông tốt nghiệp giáo dục phổ thông 10/10 năm 1972. Năm 1973, Nguyễn Xuân Phúc học tại Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Bên cạnh đó, ông đã tham gia Đoàn và từng làm bí thư chi Đoàn của trường.
Năm 1978, ông tốt nghiệp Đại học với chứng chỉ ngoại ngữ Anh văn B và Nga văn B. Năm 1990, Nguyễn Xuân Phúc theo học ngành Quản lý hành chính Nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia. Cho đến năm 1996, ông được cử học Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.
Tóm tắt quá trình hoạt động Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Năm 1966 – 1968 Nguyễn Xuân Phúc lên chiến khu Cách mạng, đồng thời ông được đưa ra miền Bắc để đào tạo và học phổ thông cấp II. Sau năm 1968 cho đến 1972, ông chính là học sinh cấp II tại quê nhà, Cấp III ông học tại Hà Nội. Tại đây, Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia Đoàn và làm bí thư chi Đoàn.
Năm 1973 – 1977, Ông là sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Được biết, năm 1978 ông tốt nghiệp Đại học với nhiều thành tích vượt trội.
Năm 1978 – 1979: Nguyễn Xuân Phúc làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tại tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ năm 1979 – 1993, ông làm chuyên viên, Phó Văn phòng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Hơn nữa, trong khoảng thời gian trên Nguyễn Xuân Phúc còn làm Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy Khối dân chính đảng của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Năm 1993 – 2001, Nguyễn Xuân Phúc trở thành ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy Quảng Nam khóa 17,18. Hơn nữa, ông còn đảm nhiệm chức vụ nổi bật như Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam.
Năm 2001 – 2004, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất chính là Phó bí thư Tỉnh ủy khóa 18, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam. Từ năm 2004 – 2006, Nguyễn Xuân Phúc trở thành Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam, ủy viên ủy ban Kinh tế – Ngân sách Quốc hội khóa XI.
Năm 2006 – 2007, Nguyễn Xuân Phúc đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Thanh tra Chính Phủ. Bên cạnh đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thêm vào đó, ông còn trở thành Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy,…
Năm 2007 – 2011, Nguyễn Xuân Phúc trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ. Ngoài ra, trong giai đoạn này, ông còn làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,…
Năm 2011 – 2016 chính là giai đoạn Nguyễn Xuân Phúc giữ nhiều chức vụ khác nhau. Cụ thể những chức vụ nổi bật như Ủy viên bộ chính trị (khóa XI), Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc. Đặc biệt, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII ông được bầu lại vào Bộ chính trị.
Từ 4-7/2016, Ông cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ. Đặc biệt, ngày 26/7/2016, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
Tháng 7 năm 20016 đến nay, Nguyễn Xuân Phúc đã giữ vai trò trên nhiều cương vị khác nhau. Ngày 5/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu hỏi thường gặp
Chủ tịch nước năm 2019, 2020 là ai?
Chủ tịch nước trong giai đoạn 2019, 2020 là Nguyễn Phú Trọng. Sau khi được Quốc hội Việt Nam khóa XIV bầu làm Chủ tịch nước, ông là người thứ 3 nắm giữ hai chức vụ cao nhất.
Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944. Ông sinh ra và lớn lên tại thôn Lại Đà, xã Hội Phú, huyện Ngân Đồng, tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Xuân Phúc chính là con út trong gia đình có bốn anh chị em.
Ngày 5 tháng 4 năm 2021, Nguyễn Xuân Phúc kết thúc nhiệm kỳ làm Chủ tịch nước. Hiện nay, ông ở tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Chủ tịch nước việt nam qua các thời kỳ là ai?
Dưới đây là danh sách các Chủ tịch nước Việt Nam từ khi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành lập. Được biết, tất cả Chủ tịch nước đều là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, họ còn là Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- 2/7/1976 – 30/3/1980: nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng.
- 4/7/1981 – 18/6/1987: nhiệm kỳ Chủ tịch nước Trường Chinh.
- 18/6/1987 – 22/9/1992: nhiệm kỳ Chủ tịch nước Võ Chí Công.
- 23/9/1992 – 23/9/1997: nhiệm kỳ Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
- 24/9/1997 – 24/6/2006: nhiệm kỳ Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
- 24/6/2006 – 25/7//2011: nhiệm kỳ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
- 25/7/2011 – 2/4/2016: nhiệm kỳ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
- 2/4/2016 – 21/9/2018: nhiệm kỳ Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
- 23/10/2018 – 5/4/2021: nhiệm kỳ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
- 5/4/2021: đương nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Trên đây là những thông tin về ai là Chủ tịch nước Việt Nam và các Chủ tịch nước qua các thời kỳ. Các bạn có thể tham khảo để hiểu hơn nhé! Và đừng quên theo dõi THPT Chu Văn An để cập nhật những tin tức mới nhất.