Lớp 9

Giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m – Toán 9 chuyên đề

Phươngtrình bậc 2 một ẩn là một trong những dạng toán hay gặp trong các đề thi vào lớp 10, đặc biệt là dạng toán giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m làm nhiều em gặp khó khăn vì không nắm vững được cách giải.

Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết cách giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số mở chương trình toán lớp 9 để các em cảm thấy việc giải dạng toán này cũng không hề khó nhằn như nhiều em vẫn nghĩ.

A. Cách giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m

Giải phương trình bậc 2 dạng: ax2 + bx + c = 0 (a≠ 0)

Để giải phương trình bậc 2, điều đầu tiên các em cần nhớ là công thức tính biệt thức delta: Δ = b2 – 4ac

– Nếu Δ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:

16493874661gw0j97jhv

1649385247e4t4q00le9

– NếuΔ = 0 thì phương trình cónghiệm kép:

– NếuΔ < 0 thì phương trìnhvô nghiệm.

> Lưu ý: Nếu hệ số b của phương trình bậc 2 là số chẵn (tức b = 2b’) ta có thể tính biệt thức Δ’ để giải biện luận phương trình.

Δ’ = b’2 – ac

NếuΔ’ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:

1649385255miscrsa5cg

NếuΔ’ = 0 thì phương trình cónghiệm kép:

1649385259f2736muec6

NếuΔ’ < 0 thì phương trìnhvô nghiệm.

Cáchgiải và biện luận phương trình bậc 2 có chứa tham số m

Xét các trường hợp của hệ số a:

+ Nếu a = 0 thì tìm nghiệm của phương trình bậc nhất.

+ Nếu a≠ 0 thì thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Tính biệt thức delta (hoặcΔ’)

– Bước 2: Xét các trường hợp của delta chứa tham số

– Bước 3: Tìm nghiệm của phương trình theo tham số

B. Bài tập minh họa Giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m

* Bài tập 1: Giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số m sau:

x2 – 2(3m – 1)x + 9m2 – 6m – 8 = 0 (*)

* Lời giải:

Để ý phương trình (*) có các hệ số: a = 1; b = 2(3m – 1) và c =9m2– 6m – 8

Vì vậy ta tính biệt sốΔ’, ta có:

Δ’ = b’2 – ac = (3m – 1)2 – 1.(9m2 – 6m – 8)

= 9m2 – 6m + 1 – 9m2 + 6m + 8

= 9 > 0

Suy ra:16493852620y2m28si2p

Nên sao có 2 nghiệm phân biệt:

1649389208vyjiw6clu4

1649387472dqqtszmttq

→ Kết luận: Với mọi tham số m thì pt (*) luông có 2 nghiệm phân biệt.

* Bài tập 2: Giải và biện luận phương trình bậc 2 sau theo tham số m:

3x2 – mx + m2 = 0

* Lời giải:

Các hệ số của phương trình bậc 2 trên: a = 3; b = -m; c = m2

Tính biệt thức delta:

Δ = b2 – 4ac = (-m)2 – 4.3.m2= m2 – 12m2 = -11m2≤ 0 (với mọi m)

+ Trường hợp:Δ = 0⇔-11m2 = 0⇔ m = 0

Phương trình (*) có nghiệm kép: x1 = x2 = 0

+ Trường hợp:Δ < 0⇔-11m2< 0⇔ m≠ 0

Phươn trình (*) vô nghiệm.

→ Kết luận: Với m = 0 pt (*) có nghiệm kép x = 0

Vớim≠ 0pt (*)vô nghiệm

* Bài tập 3: Cho phương trình mx2– 2(m – 1)x + (m + 1) = 0 (*) với m là tham số.

a) Giải phương trình với m = -2.

b) Tìm m để phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt.

c) Tìm m để phương trình (*) có 1 nghiệm.

* Lời giải:

a) Với m = -2, pt (*) trở thành: -2x2– 2(-2 – 1)x + (-2 + 1) = 0

⇔ -2x2+ 6x– 1 = 0

⇔ 2x2– 6x + 1= 0

Tính biệt số delta (các em có thể tính delta phẩy sẽ gọn hơn nhé):

Δ = b2 – 4ac = (-6)2 – 4(2.1) = 36 – 8 = 28 > 0

Suy ra1649387476g2g19aghqv

Phương trình có 2 nghiệm phân biệt:

b) Phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khi:1649387485rp9w2eoe5a

Δ’ = b’2 – ac = (m – 1)2 – m(m + 1)

= m2 – 2m + 1 – m2 – m

= -3m + 1

Δ’ > 0 ⇔-3m + 1 > 0⇔ m <1/3

Vậy phương trình (*) có 2 nghiệm khi chỉ khi:1649387489e4lc6gnc1u

c) Với m = 0: Pt(*) có dạng pt bậc nhất một ẩn: 2x + 1 = 0.

Khi đó pt có nghiệm duy nhất x = -1/2

Với m≠ 0: pt(*) là pt bậc 2 một ẩn, có 1 nghiệm khiΔ’ = 0

⇔-3m + 1 = 0⇔ m = 1/3

Kết luận: Phương trình (*) có nghiệm duy nhất khi m = 0 hoặc m = 1/3.

* Bài tập 4: Giải và biện luận phương trình bậc 2 chứa tham số m sau:

(m – 1)x2 – 2mx + m + 2 = 0 (*)

* Lời giải:

Để ý pt(*) có các hệ số: a = (m – 1); b = (-2m); c = (m + 2)

+ Xét trường hợp a = 0, nghĩa là (m – 1) = 0 tức m = 1, ta có:

pt(*) trở thành: -2x + 3 = 0⇒ x = 3/2.

+ Xét trường hợp a ≠ 0 (m – 1≠ 0) tức m≠ 1, ta có:

Δ’ = m2 – (m – 1).(m + 2)

= m2 – (m2 + 2m – m – 2)

= m2 – m2 – m + 2

= -m + 2

– NếuΔ’ > 0⇔ -m + 2 > 0⇔ m < 2 thì pt có 2 nghiệm phân biệt:

– NếuΔ’ = 0⇔ -m + 2 = 0⇔ m = 2 thì pt có nghiệp kép:

gif

– NếuΔ’ < 0⇔ -m + 2 < 0⇔ m > 2 thì pt vô nghiệm

→ Kết luận:

Với m = 1 hoặc m = 2 phương trình (*) có nghiệm duy nhất.

Với m < 2 phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt

Với m > 2 phương trình (*) vô nghiệm

* Bài tập 5: Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số k:

a) (k – 1)x2 + 3kx + 2k + 1 = 0

b)kx2+ 2k2x + 1 = 0

* Bài tập 6: Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m:

a) x2– 2(m – 4)x + m2= 0

b) (2m – 7)x2+ 2(2m + 5)x – 14m + 1 = 0

Hy vọng với bài viết Giải và biện luận phương trình bậc 2 theo tham số mở trên giúp các em giải các bài tập dạng này một cách dễ dàng. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để TH Văn Thủyghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button