Giải sgk sinh học 12

Giải bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Chu trình sinh địa hóa là gì? Tại sao sinh quyển được coi là hệ sinh thái lớn nhất hiện nay? Trong bài 44, chúng ta cùng nghiên cứu và giải đáp các vấn đề này. Sâu đây, ConKec tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài.

A. Lý thuyết

I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa

  • Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên
  • Con đường: các chất được truyền từ môi trường vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng và quay trở lại môi trường
  • Một số chu trình sinh địa hóa:
    • Tổng hợp các chất
    • Tuần hoàn các chất trong tự nhiên 
    • Phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước

II. Một số chu trình sinh địa hóa

1. Chu trình Cacbon

  • Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon ddioxxit (CO2), thông qua quang hợp
  • Khí CO2 thải ra bầu khí quyển qua hô hấp của sinh vật, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, núi lửa, …

=> Nồng độ khí CO2 trong khí quyển đăng tăng cao gây thêm nhiều thiên tai trên Trái Đất

2. Chu trình Nito

  • Thực vật hấp thụ N dưới dạng muối amon (NH4 +) , nitrat (NO3 -)
  • Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng các con đường vật lí, hóa học, sinh học
  • N từ xác sinh vật trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn, nấm, …
  • Hoạt động phản nitrat của vi khuẩn trả lại một lượng N phân tử N2 cho đất, nước và bầu khí quyển

3. Chu trình nước

  • Nước trong Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn và phụ thuộc nhiều vào thảm thực vật
  • Nguồn nước không phải là vô tận, nguồn nước đang suy giảm nghiêm trọng

=> Chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước trong sạch

III. Sinh quyển 

  • Sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.
  • Gồm nhiều khu sinh học, mỗi khu có những đặc điểm địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau
  • Bao gồm:
    • Các khu sinh học trên cạn
    • Các khu sinh học nước ngọt
    • Các khu sinh học biển

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Trang 200 – sgk Sinh học 12

Hãy trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hóa trên Trái Đất.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 200 – sgk Sinh học 12

Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh hoạ.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 200 – sgk Sinh học 12

Những nguyên nhân nào làm nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và cách hạn chế.

Xem lời giải

Câu 4: Trang 200 – sgk Sinh học 12

Hãy nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng.

Xem lời giải

Câu 5: Trang 200 – sgk Sinh học 12

Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục.

Xem lời giải

Câu 6: Trang 200 – sgk Sinh học 12

Thế nào là sinh quyển? Nêu các khu sinh học trong sinh quyển. Hãy sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất.

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button