Dàn ý cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà
I. Dàn ý Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà
1.Dàn ý cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà, mẫu số 1 (Chuẩn)
a. Mở bài
– Sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng và phong cách sáng tác.
– Vài nét về vị trí và nội dung của Chiếc lược ngà.
b. Thân bài:
* Nhan đề:
– Nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh.
– Là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt.
* Nhân vật bé Thu:
Trước lúc nhận cha:
– Từ chối, bài xích tất cả mọi tình cảm sự chăm sóc mà ông Sáu dành cho cô bé (nêu dẫn chứng).
– Nguyên nhân: Bởi mặt ông Sáu có vết sẹo dữ tợn không giống người ba trong ảnh mà nó hằng nâng niu mong nhớ.
=> Tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương.
=> Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết.
Sau khi nhận cha:
– Ôm hôn cha thắm thiết, tiếng gọi ba như xé cả không gian xé cả lòng người, thể hiện thứ tình cảm sâu nặng mà cô bé đã chôn giấu biết bao lâu.
– Mong muốn ông Sáu ở nhà không đi nữa => Không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc.
– Chiếc lược ngà đã xóa tan hết mọi khoảng cách giữa hai cha con, là sợi dây gắn kết chặt chẽ tình cảm yêu thương gắn bó của cả hai người.
* Nhân vật ông Sáu:
Khi trở về thăm nhà:
– Là người lính chiến gặp bi kịch trong chính gia đình của mình đứa con gái bao lâu ông hằng mong nhớ không chịu nhận ông, thậm chí bài xích hết tất cả những gì ông muốn bù đắp cho cô bé. Điều đó khiến ông Sáu vô cùng đau khổ (nêu dẫn chứng).
– Sự đau khổ quá lớn khiến ông có hành động sai lầm, khi lỡ tay trách phạt con, điều đó vừa khiến bé Thu tổn thương, đồng thời càng làm cho trái tim ông đau đớn hơn, thậm chí nỗi hối hận kéo dài mãi đến tận lúc ông hy sinh.
Khi ở chiến trường:
– Ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã.
– Công việc chế tạo và nâng niu chiếc lược ngà tựa như nâng ước mơ con đã làm cho ông Sáu nguôi ngoai nỗi hối hận day dứt, đồng thời nỗi nhớ yêu con lại càng trở nên tha thiết.
– Ngày hy sinh ông Sáu vẫn chỉ còn tiếc nuối mãi một việc là chưa kịp trao tận tay chiếc lược ngà cho con gái.
=> Tình yêu thương con vô bờ bến của ông Sáu, đồng thời phản ánh một cách vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại trong cuộc đời người lính.
c. Kết bài
– Nêu cảm nghĩ.
2. Dàn ý Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà, mẫu số 2:
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
b. Thân bài
– Tóm tắt câu chuyện
– Tình cảm của bé Thu dành cho cho cha
c. Kết bài
– Suy nghĩ của bản thân về đoạn trích.
II. Bài văn mẫuCảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng – nhà văn sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu trên chiến trường miền Nam, với lối viết mộc mạc, bình dị, đậm chất Nam Bộ, những trang viết của ông về cuộc sống, con người nơi đây trong hai cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc và trong những năm tháng sau hòa bình luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – câu chuyện cảm động về tình cha con, ra đời vào năm 1966 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.
Trước hết, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã xây dựng được hai tình huống truyện đặc sắc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Tình huống được kể đến đầu tiên đó chính là cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai cha con ông Sáu sau tám năm trời đằng đẵng xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận cha. Đến lúc bé Thu nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường về lại đơn vị. Thêm vào đó, truyện còn xây dựng được tình huống độc đáo khác nữa, đó chính là khi ông Sáu ở khu căn cứ đã dồn hết tình yêu thương để làm tặng bé Thu một chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao con thì ông Sáu đã hi sinh…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủCảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngàtại đây.