Lớp 9

Dàn ý phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu

dan y phan tich cam hung thu sau sac va tinh te cua huu thinh trong bai sang thu

Dàn ý phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu

I. Dàn ý phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu.

2. Thân bài

a. Cảm hứng thu tinh tế của tác giả được thể hiện qua cảm nhận về thiên nhiên
– Cảm hứng thu tinh tế được tái hiện qua những tín hiệu giao mùa mang tính chất trừu tượng
+ Hương ổi
+ Gió se
+ “Sương chùng chình”
– Cảm nhận tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của tác giả được thể hiện qua:
+ Sự vận dụng mọi giác quan để đón nhận thay đổi của đất trời.
+ Cảm giác bâng khuâng, bất ngờ, ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình lúc “sang thu”
– Cảm hứng thu tinh tế qua quang cảnh thiên nhiên phút giao mùa
+ Biện pháp nhân hóa: sông “dềnh dàng”, chim “vội vã”, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình” → thiên nhiên hiện lên với những nét tâm trạng của con người.
+ Bước đi vô hình của thời gian đã hiện lên cụ thể qua cảm nhận tinh tế của thi nhân.

b. Cảm hứng thu sâu sắc của tác giả được thể hiện qua những suy nghĩ, chiêm nghiệm mang tính triết lí
– Nhan đề “Sang thu”:
+ Gợi khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên.
+ Gợi thời điểm biến chuyển từ tuổi trẻ sang độ tuổi trưởng thành hơn của con người.
– Suy nghĩ mang tính triết lí sâu sắc về bản lĩnh, nghị lực sống của con người qua những hình ảnh ẩn dụ:
+ “Sấm”: Tượng trưng cho những bão giông, thử thách của cuộc đời.
+ “Hàng cây đứng tuổi”: những người từng trải và ung dung đón nhận những thử thách.

3. Kết bài

Đánh giá về cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu

II. Bài văn mẫuPhân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu (Chuẩn)

Cảm hứng thu tinh tế được nhà thơ Hữu Thỉnh thể hiện đây sinh động qua bức tranh thiên nhiên đất trời lúc giao mùa. Thời khắc vô hình đó đã được thi sĩ tái hiện qua những tín hiệu quen thuộc và gần gũi:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

“Hương ổi”, “gió se” vốn là những dấu hiệu mang tính chất trừu tượng, không hề hiển thị thành những hình khối, đường nét đã được cảm nhận thông qua một tâm hồn giàu cảm xúc và tinh tế. “Hương ổi” phảng phất “phả” vào trong làn “gió se” – cơn gió heo may thoáng chút se lạnh đã ướp ngọt không gian, tạo nên một phong vị riêng trong vô vàn bức tranh miêu tả mùa thu. Làn sương qua biện pháp nhân hóa đã hiện lên với trạng thái “chùng chình” – dáng vẻ lưu luyến cố ý chậm lại trước bước đi của thời gian…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủPhân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thutại đây.

——————–HẾT———————–

Bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 bài 24. Bênh cạnh Dàn ý phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu, các em học sinh có thể tham khảo thêm những bài viết khác cùng chủ đề như: Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu, Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu, Soạn bài Sang thu, Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu;…

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button