Lớp 9

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn

dan y nghi luan xa hoi ve long biet on

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Lòng biết ơn”

2. Thân bài

a. Giải thích và nêu biểu hiện của lòng biết ơn trong cuộc sống con người.
– Lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân và là nét đẹp của lối sống coi trọng ân nghĩa đối với những người đã từng giúp đỡ mình.
– Biểu hiện: Các ngày lễ kỉ niệm diễn ra hằng năm để tỏ lòng biết ơn đối với các vị anh hùng hoặc các thương binh liệt sĩ,…

b. Trình bày ý nghĩa của lòng biết ơn
– Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta, thể hiện rõ giá trị tinh thần tốt đẹp.
– Chúng ta cần phát huy nét đẹp của lòng biết ơn vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ đều có sự lao động, nỗ lực, cố gắng và thậm chí là hi sinh của người khác.
– Lòng biết ơn sẽ nhắc nhở và giúp con người nhận thức được vai trò của gia đình, quê hương, cội nguồn.

c. Bài học nhận thức và hành động
– Chúng ta cần ghi nhớ, tôn vinh, trân trọng những điều được tạo nên từ cội nguồn, quá khứ như những giá trị tinh thần, văn hóa tốt đẹp.
– Tích cực tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa bằng những hành động cụ thể và thiết thực.
– Lên án, phê phán mạnh mẽ đối với lối sống vô ơn, bội bạc.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của lòng biết ơn. Liên hệ bản thân.

II. Bài văn mẫuNghị luận xã hội về lòng biết ơn (Chuẩn)

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,… là những câu tục ngữ quen thuộc thể hiện một truyền thống đạo lí được truyền từ đời này qua đời khác của con người Việt Nam. Đó chính là nét đẹp của lòng biết ơn – một trong những phẩm chất vô cùng cao quý và ngời sáng những giá trị của lối sống thủy chung, ân nghĩa.

Như chúng ta đã biết, lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân và là nét đẹp của lối sống coi trọng ân nghĩa đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Lòng biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động, việc làm cao đẹp vô cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là lòng thành kính đối với những người đã khuất qua những phong tục thờ cúng tổ tiên. Là sự tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng qua ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 hay sự biết ơn đối với những người đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc như Ngày thương binh liệt sĩ 22/7 hằng năm,… Đó có thể là sự tri ân công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo thông qua ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11,… Tất cả những biểu hiện trên đã thể hiện ý nghĩa sâu sắc của lòng biết ơn đối với cuộc sống của con người…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủNghị luận xã hội về lòng biết ơntại đây.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button