2 Bài văn mẫu Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ Tràng Giang
1. Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ Tràng Giang, mẫu số 1:
– Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Bài thơ được ông sáng tác năm 1939 là bức tranh thiên nhiên sông nước mênh mông rộng lớn thể hiện niềm khao khát hòa hợp giữa thiên nhiên và con người
– Bài thơ mang chất cổ điển và hiện đại
Chất cổ điển
– Đề tài sông nước: Đây là đề tài quen thuộc của thi sĩ muôn đời, đặc biệt là thơ cổ
– Nhan đề Tràng giang: Tràng giang là từ Hán Việt è sắc thái trang trọng, cổ kính è phảng phất phong vị Đường thi.
– Tứ thơ: Mượn không gian hùng vĩ, đượm buồn khi chiều xuống, nhà thơ gửi gắm tâm sự của mình. Không gian càng mênh mông, rợn ngợp, con người càng nhỏ bé, cô đơn, kiếp người lênh đên giữa dòng đời không biết đi đâu về đâu. Đây là tứ thơ quen thuộc trong thơ cổ.
– Thể thơ: Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn: có khả năng bày tỏ suy tư, cảm xúc mênh mang của con người.
– Tác giả vận dụng tự nhiên, nhuần nhuyễn lối đối hài hòa của thơ cổ.
– Cách ngắt nhịp truyền thống 2/2/3; 4/3 tạo sắc thái cổ kính, trang trọng.
– Thi liệu: Đọc bài thơ, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trở di trở lại trong áng văn thơ cổ điển:
– Dòng sông dài mênh mông vắt ngang bầu trời cao rộng; bến vắng cô liêu; con thuyền lênh đênh xuôi ngược; cánh chim nhỏ chao nghiêng dưới ánh hoàng hôn…
– Hình ảnh thơ chia thành hai hệ thống đối lập: một bên là thiên nhiên rộng lớn cao rộng, một bên là kiếp người bé nhỏ, cô đơn.
– Bút pháp: Bút pháp họa vân hiển nguyệt của Đường thi: lấy động tả tĩnh, lấy cái vô hạn để tả cái hữu hạn, lấy cái mênh mông rợn ngợp để tải cái bé nhỏ mong manh…
Chất hiện đại trong thơ:
– Cách thể hiện trực tiếp cái tôi lãng mạn trước cuộc đời:
– Mỗi khổ thơ là một nỗi niềm của cái tôi cô đơn trước đất trời:
+ Khổ 1: Cái rùng mình của thân phận trôi dạt trăm ngả trước lớp lớp sóng dồn.
+ Khổ 2: Nỗi ngậm ngùi trước sự sống nhỏ nhoi, mong manh trong âm t hanh của tiếng chợ chiều thưa thớt.
– Nỗi buồn đặc trưng của Thơ mới:
+ Đây là nỗi buồn có nguyên cớ từ đặc điểm tâm hồn, đời sống xã hội bấy giờ. Đó là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn thời cuộc. Nỗi buồn tất yếu khi nhà thơ đa sầu đa cảm ý thức được thân phận và cảnh ngộ của đất nước.
– Bức tranh thiên nhiên được quan sát dưới lăng kính cảm hứng vũ trụ:
– Nếu cảm xúc trong bài thơ là cảm xúc của một cái tôi lãng mạn thì cảnh trong bài thơ được nhìn qua một tâm hồn lãng mạn với cảm quan vũ trụ độc đáo.
– Không gian mở rộng dưới mọi chiều kích (điệp điệp, song song), (nắng xuống, trời lên, sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu)
– Trong bài thơ, hoàng hôn không chỉ có buồn mà lấp lánh sắc màu.
– Một chữ “đùn” cho thấy được sự vận động của thiên nhiên với nội lực tiềm tàng mãnh liệt.
– Thi liệu hiện đại:
– Nhà thơ đã làm mới những thi liệu xưa:
– “thuyền về nước lại” :thuyền nước không gắn bó như thơ cổ mà tan tác, chia lìa.
– Thi liệu mới mẻ: củi một cành khô lạc mấy dòng.
– Sử dụng thủ pháp phủ định để nhấn mạnh sự trống trải, lạnh lẽo:
– “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có hai cách hiểu, dù hiểu theo cách nào thì đều gợi sự liêu vắng, quạnh hiu.
2. Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ Tràng Giang, mẫu số 2:
Huy Cận, một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới mới 1930-1945. Trước cách mạng, với âm điệu thơ:buồn ,sầu , mênh mang, tê tái, thơ của ông thường tìm cái đẹp chất thơ ở thiên nhiên và vũ trụ. Tràng giang là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng. Bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.
Tràng giang được trích từ tập “Lửa thiêng”, được sáng tác Chiều thu 1939 khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng, mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng lòng vời vợi buồn, nghĩ về kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định
Ngay từ tên bài thơ đã gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại .
“Tràng giang” là một cách nói chệch đầy sỏng tạo của Huy Cận.
Tràng giang nghĩa là sông dài. Nhưng hai chữ nôm na sông dài không có được cái sắc thái trừu tượng và cổ xưa như hai âm Hán Việt tràng giang. Với Hai âm mở “ang” đi liền nhau nó gợi ra trong tâm tưởng người đọc một con sông trong thơ dài hơn ,rộng hơn, mênh mang hơn vĩnh hằng, cổ kính hơn.Một con sông dường như của một thuở xa xưa nào đã từng chảy qua hàng nghìn năm lịch sử, hàng bao áng thơ ca.
Các thi nhân xưa thường tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận cũng tìm về truyền thống, tìm về thiên nhiên nhưng không phải để ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước . Mà nhà thơ tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại.
Và cũng chỉ bảychữ cô đọng, hàm xúc, câu đề từ đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài”. Trước cảnh “trời rộng”, “sông dài”, lòng con người dấy lên tình cảm “bâng khuâng” và nhớ. Từ láy “bâng khuâng” được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con “sông dài”, nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
Khổ đầu nhà thơ đã bắt gặp những con sóng đầy ưu tư sầu não:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Buồn điệp điệp. Điệp từ như nhấn mạnh mức độ của nỗi buồn. Nỗi buồn ấy đang trải ra, đang dềnh lên mênh mông bát ngát cùng sóng nước. Và giữa không gian sông nước mênh mông ấy có một con thuyền thật lặng lẽ. Con thuyền xuôi mái là con thuyền buông mái không chèo để mặc dòng nước cuốn trôi. Giữa không gian rộng lớn, con thuyền trở nên nhỏ bé bơ vơ. Không chỉ có vậy thuyền còn gợi lên một cái gì nổi lênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây con thuyền lênh đênh thả mái xuôi dòng.
Cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao ta chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của, dòng “tràng giang”. Và trong cái thiên nhiên vô cùng, vô tận ấy, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng. Thuyền về, nước ở lại, sầu chia li bao trùm trăm ngả. Trên dòng nước mênh mông ấy, một cành củi khô nhỏ bé gầy guộc vừa lìa cành bập bềnh trên sóng nước không biết trôi về đâu
Các số từ sầu trăm ngả, củi một cành khô, mấy dòng đã cho ta thấy rõ cái ám ảnh về kiếp người nhỏ bé hữu hạn, sự đau khổ sầu thương thì to lớn vô hạn.
Nét đẹp cổ điển “tả cảnh ngụ tình” thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói “Củi một cành khô” thật đặc biệt. Nó không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời nên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.”
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hìu nghĩa là cồn nhỏ bé thưa thớt buồn bã. Vần lưng nhỏ- gió kết hợp với láy âm lơ thơ và đìu hiu làm âm hưởng lời thơ như nặng trĩu lòng người về một nỗi buồn hiu hắt cô quạnh. Chợ chiều vốn đã buồn,thì vãn chợ chiều lại càng buồn hơn xao xác hơn lại. Thế mà giờ đây cái âm thanh xao xác ấy dường như tác giả cũng không nghe thấy.
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Câu thơ mang âm hưởng của một câu hỏi bộc lộ cái ngơ ngác của thi nhân với nỗi buồn cô quạnh chưá chất trong lòng.Và cũng chính câu hỏi ấy nó làm cho không gian có tiếng của con người nhưng thật thoảng thật mơ hồ. Âm thanh ấy chỉ càng gợi thêm không khí tàn tạ vắng vẻ chia lìa.
Bầu trời và lòng sông là không gian hai chiều. Thường người ta nói: cao chót vót và sâu thăm thẳm. Nhưng Huy Cận lại viết “sâu chót vót” để diễn tả độ cao, độ trong, độ sâu thẳm của bầu trời nhiều nắng, nhiều ánh sáng của trưa đã ngả sang chiều. Và không chỉ có không gian hai chiều nắng xuống trời lên, mà nó còn được mở rộng ra thành “sông dài trời rộng” không gian ba chiều Cả một không gian rộng lớn bao la mênh mông đến rợn ngợp.Và nổi lên trên cái khung nền ấy là “bến cô liêu” bến sông nhỏ bé vắng người. Cái nhỏ bé của bến sông như một nét chấm phá gợi tả cái bao la bát ngát của không gian.Qua đó càng tô đậm cảm giác cô đơn rợn ngợp của con người trước vũ trụ bao la.
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”.Câu thơ gợi nhớ đến câu ca quen thuộc:bèo dạt mây trôi. Nó cũng gợi cho ta hình dung rõ nét về sự lênh đênh trôi nổi vô định, tan tác chia lìa của những kiếp người truân chuyên lưu lạc.
Cái buồn càng được nhấn mạnh hơn bắng hai lần phủ định:
“Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
Không một cây cầu, không một con đò nghĩa là hoàn toàn không bóng người hay một cái gì đó gợi đến tình người Chỉ có màu vàng của bãi tiếp nối với màu xanh của bờ chạy dài về phía chân trời xa đến vô tận như hai thế giới cuả sự cô đơn xa lạ không chút niềm thân mật, không chút đồng điều tân hồn. Ở đây tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật cổ điển: lấy không để nói có. Nhắc đến chợ chiều đã vãn , không có tiếng người, một dòng sông hoang vắng không cầu không đò làm cho ta càng tha thiết khát khao cuộc sống ấm cúng đông vui.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”
Câu thơ thể hiện một cái nhìn xa vời vợi. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”
Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ “đùn”, khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi, và khi ánh chiều phản chiếu chúng lấp lánh như những núi bạc. Cảnhsắc thiên nhiên thật tráng lệ và kỳ vĩ . Bầu trời chắc là xanh thẳm hoặc tím thẫm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy.
Giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện đại
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhà.”
“Dợn dợn” là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ “vời con nước” cho thấy một nổi niềm bâng khuâng, cô đơn của “lòng quê” :
“Không khói hoàng hôn cũng nhà.”
Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước. Câu thơ cũng gợi cho ta nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng hạc lâu: Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Người xưa nhìn khói sóng mà nhớ nhà. Còn nhà thơ mới của chúng ta tuy không thấy khói sóng cũng nhớ nhà.Nên ènỗi buồn nhớ quê hương của nhà thơ cũng da diết hơn, cháy bỏng hơn.Và có lẽ chỉ đến thơ mới thì nỗi buồn nhớ quê mới có được cái cảm giác dợn dợn như thế và theo Xuân Diệu: Tuy không khói hoàng hôn nhưng chính là bằng cách ấy tác giả đã đưa thêm khói hoàng hôn của Thôi Hiệu vào bài thơ của mình để làm giàu thêm cái buồn và nỗi nhớ nhà của người lữ thứ trước cảnh tràng giang.
Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như: mây, sông, cánh chim… Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, bút pháp cổ điển: tả ít gợi nhiều, lấy không nói có, lấy điểm vẽ diện…gợi cho bài hơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường.
Vẻ đẹp hiện đại lan toả qua các câu chữ sáng tạo, độc đáo của nhà thơ như củi một cành khô, cánh bèo dạt, những cồn cát “sâu chót vót ; là, nét tâm trạng hiện đại của các nhà tri thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không làm gì được.
Bài thơ sẽ còn mãi ám ảnh lòng người với phong cách tiêu biểu rất “Huy Cận”, với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương.
—————-HẾT—————-
Để củng cố kiến thức về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, bên cạnh bài văn mẫu được giới thiệu trên đây, cac em có thể tìm hiểu thêm:Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang, Phân tích Tràng giang để làm rõ nhận định: “Tràng giang đã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực”, Bình giảng bài thơ Tràng giang, Bức tranh Tràng giang và nỗi niềm của Huy Cận.