Lớp 11

Lập dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng, mẫu số 1

Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng, mẫu số 1

lap dan y phan tich bai tho voi vang

Lập dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng

I. Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”, khái quát nội dung chính của bài thơ
– Xuân Diệu là nhà thơ trữ tình xuất sắc trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945
– Bài thơ “Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” – tập thơ đầu trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938
– Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết cùng với tinh thần lạc quan, niềm tin và khát vọng cuồng nhiệt của Xuân Diệu.

2. Thân bài:

a) Bố cục của bài thơ: Bài thơ có bố cục rõ ràng, mạch lạc và chặt chẽ, gắn liền với mạch cảm xúc của tác giả
– Phần 1 (13 câu thơ đầu): Tác giả say mê với vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân
– Phần 2 (17 câu thơ tiếp): Cảm nhận và tâm trạng của Xuân Diệu về thời gian, cuộc đời
– Phần 3 (9 câu thơ cuối): Quan niệm và khát vọng sống của Xuân Diệu

b) Luận điểm 1: Phân tích tình yêu thiên nhiên của tác giả
– Xuân Diệu đã giãi bày một ước muốn có phần ngông cuồng của mình, đó là ước muốn ngự trị thiên nhiên, đất trời, muốn dòng thời gian ngừng trôi chảy để tạo hóa và vạn vật không thay đổi. Chính từ niềm say mê và tình yêu thiên nhiên tha thiết, tác giả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tràn đầy nhựa sống, ngập tràn sắc xuân, hương xuân và cả tình xuân.
– Bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp hữu tình, lãng mạn. Vạn vật trong tiết trời xuân hiện lên rất rõ nét, từ các loài ong, bướm, yến anh, rồi hoa lá và cả ánh bình minh rực rỡ, tất cả đều đang độ sung mãn, căng tràn nhựa sống. Mọi vật được nhà thơ nhắc đến đều có đôi có cặp: Tuần tháng mật của ong bướm, hoa của đồng nội, lá của cành, khúc tình si của yến anh và ánh bình minh của mặt trời. Điều này cho thấy sự đắm say, lãng mạn và ngây ngất trong con mắt của nhà thơ trước thiên nhiên mùa xuân.
– Tác giả say mê với mùa xuân, tận hưởng mùa xuân, bởi với tác giả, mùa xuân như là tuổi trẻ, mà cuộc đời đẹp nhất chính là tuổi trẻ, cũng như một năm đẹp nhất là mùa xuân, mùa xuân đẹp nhất là tháng giêng.

c) Luận điểm 2: Phân tích tâm trạng và cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu
– Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu vừa tinh tế vừa mang triết lí nhân sinh. Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi vẫn còn rất trẻ, vẫn đang trong độ tuổi hưởng thụ sự sống non xanh mơn mởn nhưng lại nghĩ đến được một triết lí sâu xa. Thời gian luôn gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của con người, mỗi thời khắc trôi qua là mùa xuân trôi đi, tuổi trẻ cũng qua đi, xuân hết thì đời người cũng hết.
– Tác giả vốn là một người yêu cuộc sống, yêu tuổi trẻ, chính vì vậy, ông lo lắng và xót xa trước sự trôi chảy của thời gian đang mang mùa xuân và tuổi trẻ đi. Lời than vãn của tác giả mang ý nghĩa như một quan niệm sâu sắc về cuộc đời, cuộc đời sẽ không thể có hai lần tuổi trẻ, chính vì vậy, tuổi trẻ qua đi là điều mà nhà thơ tiếc nuối và lo lắng nhất.

d) Luận điểm 3: Phân tích khát vọng sống của tác giả
– Tác giả đã cảm nhận thiên nhiên một cách trọn vẹn bằng tất cả các giác quan của mình, tác giả muốn lưu giữ và níu kéo thời gian ở mãi tuổi thanh xuân, ở mãi mùa xuân của đời người để có thể được sống mãi với tuổi trẻ, sống mãi trong mùa xuân.
– Điệp từ “Ta muốn” lặp lại nhiều lần kết hợp với những động từ mạnh như “ôm, riết, cắn…” diễn tả rất rõ khát vọng sống mãnh liệt của tác giả. Nhịp điệu thơ dồn dập và hối hả cho thấy sự giục giã thời gian để được tận hưởng cuộc sống của nhà thơ.

3. Kết bài

Tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– “Vội vàng” là một quan niệm sống đầy mới mẻ và mang ý nghĩa tích cực của Xuân Diệu: Phải biết yêu cuộc sống, tận hưởng những thứ mà cuộc sống ban tặng, hãy sống hết mình và quý trọng thời gian của tuổi trẻ.
– Đây là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ mới lãng mạn, những cách tân của Xuân Diệu mang những nét sáng tạo táo bạo, từ cảm hứng, ý tưởng đến hình ảnh, giọng điệu và ngôn từ.

II. Bài văn mẫuphân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

“Vội vàng Xuân Diệu” là cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt với từng dấu hiệu của sự sống nhưng lại đầy lo âu, phấp phỏng trước những bước đi thời gian của Xuân Diệu. Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, Xuân Diệu càng lo sợ trước sự phai tàn của vẻ đẹp, của sự sống bấy nhiêu. Không thể thay đổi quy luật chảy trôi của thời gian nên người thi sĩ ấy đã chủ trương sống vội, sống gấp để tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc của thời tươi.

Ở Xuân Diệu chúng ta thường bắt gặp một cá tính thơ khoáng đạt, khác biệt và đầy sáng tạo có thể nói “có một không hai” trong thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu đã mở màn cho “Vội vàng” bằng bốn câu thơ ngũ ngôn mà nhìn qua tưởng chừng “lệch nhịp” với toàn bài:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

Ngay trong khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng táo bạo đến hoang đường. Nắng và gió đều là những hiện tượng thuộc về tự nhiên và “vận hành” theo quy luật của tự nhiên…(Còn tiếp)

>> Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button