Tổng hợp

Router là gì? Các chức năng bất ngờ của router là gì?

Router là gì? Router hoạt động như thế nào? Vai trò của router là gì? Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng THPT Chu Văn An khám phá ngay những điều thú vị về router nhé!

Router là gì?

Để giải đáp câu hỏi router là gì, hãy lướt ngay xuống bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay nhé!

Được tài trợ

Router là gì?

Router là một thiết bị định tuyến, hay còn gọi là bộ định tuyến. Thiết bị này dùng để chuyển các gói dữ liệu đến các thiết bị đầu cuối.

Hay nói cách khác, router chia sẻ Internet tới nhiều các thiết bị khác trong cùng lớp mạng. Router có các cổng mạng LAN hoặc bao gồm luôn cả ang-ten phát sóng wifi.

Được tài trợ

850x850 2

Chức năng của router là gì?

Chức năng của router là gửi các gói dữ liệu giữa nhiều mạng. Ngoài ra router có thể chia một đường mạng cho nhiều thiết bị kết nối. Router vừa có thể kết nối wifi với điện thoại, máy tính bảng vừa có thể kết nối mạng có dây với máy tính bàn, laptop, tivi.

Người ta thường sử dụng router để phát Wifi và truyền dữ liệu mạng internet. Tuy nhiên để làm được điều này, chúng ta phải cho nó kết nối được với modem.

router la gi 1

Đặc điểm của router là gì?

Đây chắc chắn đang là câu hỏi của nhiều người phải không? Vậy thì hãy cùng khám phá ngay nhé!

Ưu điểm của router là gì?

Một số ưu điểm của router:

  • Giúp giảm tải dữ liệu bằng cách phân phối các gói dữ liệu.
  • Giúp làm giảm lưu lượng mạng.
  • Có thể kết nối được giữa các kiến trúc mạng khác nhau.
  • Giúp chia sẻ WiFi và kết nối mạng với nhiều máy khác nhau.

Nhược điểm của router là gì?

Bên cạnh một số ưu điểm, router cũng sở hữu vài nhược điểm như:

  • Phải cần có modem thì mới chia sẻ được WiFi.​
  • Tốc độ kết nối mạng sẽ bị giảm khi sử dụng nhiều máy tính cùng một lúc.

router la gi

So với ưu điểm, thì router lại có khá ít nhược điểm. Router đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống của chúng ta. Vậy nên ai cũng nên sắm router trong ngôi nhà của mình nhé!

Các ứng dụng của router

Dưới đây là các ứng dụng quan trọng của router:

  • Tạo mạng cục bộ (LAN).
  • Xác định nơi gửi thông tin từ máy tính này sang máy tính khác.
  • Lọc và chuyển tiếp gói.
  • Cho phép bạn chia kết nối Internet của mình với tất cả các thiết bị.
  • Chạy tường lửa.
  • Kết nối các thiết bị khác nhau với nhau.
  • Đảm bảo thông tin đến được đích đã định.
  • Kết nối với VPN.

Nhìn chung thì router có khá nhiều ứng dụng quan trọng khác nhau. Có lẽ nhiều người nhìn sẽ thấy khá phức tạp và rắc rối. Nhưng router lại rất có ích trong căn nhà của chúng ta.

Các loại router

Hãy cùng nhau khám phá ngay các loại router đang được nhiều người ưa chuộng nhất 2021 nhé!

Core router

Core router là thiết bị thường được dùng bởi các nhà cung cấp dịch vụ như AT&T, Verizon, Vodafone hoặc các nhà cung cấp đám mây như Google, Amazon, Microsoft.

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sẽ không cần core router. Core router cung cấp băng thông tối đa, phù hợp với những doanh nghiệp lớn và rất lớn. Những doanh nghiệp này sử dụng core router như một phần của kiến ​​trúc mạng.

router la gi 3

Edge router

Edge router còn có tên gọi khác là gateway, là điểm kết nối ngoài cùng của mạng với các mạng bên ngoài. Loại router này là một bộ chia mạng cho các router cấp thấp hơn trước khi đến với người dùng cuối.

Edge router thường không phải router Wi-Fi, chúng chỉ gồm nhiều cổng LAN để phân phối mạng đến router khác. Bên cạnh đó, router này được tối ưu hóa băng thông và thiết kế để kết nối với các router khác.

router la gi 4

Distribution router

Distribution router còn được gọi là interior router. Loại router này chuyển để nhận dữ liệu từ edge router thông qua kết nối có dây. Sau đó, chúng gửi dữ liệu đến người dùng cuối qua WiFi.

router la gi 4 2

Wireless router (router không dây)

Wireless router kết hợp các chức năng của edge router và distribution router. Đây là những router phổ biến cho mạng gia đình và vô cùng quen thuộc chúng ta hàng ngày. Những router không dây đều được cung cấp đầy đủ tính năng làm thiết bị tiêu chuẩn.

router la gi 5

Quá trình định tuyến của router như thế nào?

Quá trình định tuyến của router là một trong những thứ được mọi người vô cùng quan tâm. Nếu một máy tính không thể tìm thấy một mục phù hợp trong bảng định tuyến thì nó sẽ thất bại. Nó cũng sẽ thất bại nếu bảng định tuyến được cấu hình sai.

Nếu máy tính muốn gửi dữ liệu đến 192.168.111.9 thì việc đầu tiên là nó sẽ tìm kiếm nó trong bảng định tuyến và tìm mục 192.168.111.0. Bên cạnh đó, nó cũng tìm thấy mục nhập 0.0.0.0 nhưng  192.168.111.0 được ưu tiên vì nó kết hợp chặt chẽ hơn.

Nếu ta thêm một mục tĩnh của 192.168.111.9 với một mặt nạ mạng 255.255.255.255 thì đây là một kết hợp chính xác. Vì vậy nó sẽ được ưu tiên hơn các mục nhập 0.0.0.0 và 192.168.111.0.

huong dan cach lap cuc wifi

Cách sử dụng router đúng cách

Sau đây là cách lắp đặt và sử dụng router:

Bước 1: Chọn vị trí cài đặt router Wifi.

Chúng ta nên đặt router ở vị trí đúng trung tâm tòa nhà. Điều này sẽ giúp cho router có thể phát sóng mạnh nhất và lan tỏa đến khắp các vị trí khác. Tránh đặt router ở những góc khuất mà hãy chọn một vị trí thật thoáng để cài đặt router Wifi.

Bước 2: Cấu hình gateway.

Bước 3: Kết nối gateway với router mới.

Nếu cáp ethernet được cắm vào cổng LAN của gateway, rút phích cắm và cắm nó vào cổng WAN của router. Sau khi đã kết nối gateway với router, chúng ta mở nguồn điện trở lại trên thiết bị.

Bước 4: Thay đổi mật khẩu của router.

Bước 5: Thay đổi mật khẩu Wifi và cấu hình một số tùy chỉnh dịch vụ khác.

Để đăng nhập vào thiết bị, tiếp theo bạn cần phải thay đổi mật khẩu truy cập mặc định của Wifi và cấu hình một số dịch vụ khác nếu muốn như (MAC filter, Firewall,…).

Vậy là chúng ta đã hoàn thành các bước cài đặt router Wifi rồi. Nhìn chung thì cách lắp đặt router không phải quá phức tạp đúng không?

Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết router là gì rồi phải không nào? Vậy thì hãy theo dõi THPT Chu Văn An ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị nhé!

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button