Xông mặt bằng các loại thảo dược là một phương pháp làm đẹp được nhiều người Việt Nam áp dụng. Một trong những loại thảo dược được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay đó là lá tía tô. Cùng THPT Chu Văn An tìm hiểu lá tía tô có tác dụng gì nhé!
Lá tía tô có tác dụng gì? Công dụng của lá tía tô
Dưới đây là những dụng của lá tía tô mang tới cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của con người được THPT Chu Văn An tổng hợp sau đây:
Được tài trợ
Lá tía tô có tác dụng làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa
Một số thành phần trong lá tía tô có thể ức chế sự tổng hợp của melatonin và tyrosinase. Lá tía làm cho da chúng ta trở nên sáng hơn. Bên cạnh đó, lá tía tô còn có tác dụng trong việc tẩy tế bào chết và làm mềm da, giảm thiểu các vết chai sạn.
Cuối cùng, lá tía tô cũng có chứa vitamin E, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì. Nó còn giúp tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn.
Được tài trợ
Công dụng của lá tía tô làm tốt cho tiêu hóa
Lá tía tô chứa hàm lượng tanin và glucoside nên tác dụng chống viêm, chữa lành vết loét. Lá tía tô còn giúp cải thiện tình trạng vết sẹo và giảm sự gia tăng lượng axit trong dạ dày.
Ngoài ra, nếu bị đau bụng đi ngoài và nôn mửa, bạn có thể giã một ít lá tía tô để lấy nước cốt uống. Hoặc ăn kèm lá tía tô trong bữa ăn hằng ngày cũng cải thiện tình trạng này.
Lá tía tô có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn
Lá tía tô có hiệu quả tích cực trong việc điều trị hen suyễn. Các hoạt chất trong lá có thể làm tăng khả năng lưu thông khí, cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Thành phần của lá tía tô có chứa tới 4 hoạt chất có thể làm giảm đáng kể enzym xanthin oxidase. Đây là những enzym vốn là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout.
Chính bởi vậy, việc uống nước lá tía tô đều đặn, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân gout. Ngoài ra, uống nước lá tía tô cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn và giúp bệnh nhân có được cảm giác dễ chịu hơn.
Lá tía tô có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày
Tác dụng cuối cùng mà lá tía tô mang lại đó chính là hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày. Lý do là bởi hai hoạt chất glucosamine và tanin có trong lá tía tô có thể giúp chống viêm nhiễm.
Nó còn giúp chúng ta tăng cường khả năng làm lành vết thương, làm liền sẹo nhanh chóng nếu bạn gặp tổn thương về dạ dày. Chính vì thế, nếu dạ dày của bạn đang có vấn đề, hãy thử sử dụng nước tía tô xem nhé.
Cách xông mặt bằng lá tía tô làm sáng da, ngừa mụn, thu nhỏ lỗ chân lông
Trước khi bắt đầu quá trình xông mặt bằng lá tía tô. Bạn cần làm sạch da bằng cách tẩy trang và rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Việc này sẽ giúp da mặt bạn được sạch sẽ, các lỗ chân lông thông thoáng hơn.
Như vậy, khi xông hơi lỗ chân lông bạn sẽ giãn nở dễ dàng hơn. Rửa mặt còn giúp không cho bụi bẩn, da chết xâm nhập ngược vào bên trong.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô.
- 1 thìa cafe muối hạt.
- 1/2 quả chanh tươi.
- 2 lít nước.
- Chậu to.
- Nồi.
- Khăn bông to.
Cách bước thực hiện:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một nắm lá tía tô và rửa sạch với muối.
- Bước 2: Cho lá đã rửa sạch vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 5 – 7 phút.
- Bước 3: Khi nước sôi, bạn cho nước lá tía tô ra chậu, cho thêm một chút muối hạt và ½ quả chanh vắt lấy nước cốt. Sau đó, khuấy đều hỗn hợp cho đến khi muối tan hết.
- Bước 4: Bạn đưa mặt lại gần chậu nước tầm 15 – 20 cm rồi trùm khăn lên trên đầu để hơi nước bốc lên mặt. Mỗi quy trình thực hiện xông mặt trị mụn bằng lá tía tô thường kéo dài 20 – 30 phút/ lần (tùy vào sức chịu đựng của da bạn mà thay đổi cho phù hợp hơn). Một tuần bạn chỉ cần thực hiện 2 – 3 lần là đủ.
Những lưu ý khi dùng lá tía tô
Tuy lá tía tô có công dụng tốt đến sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý hơn trong cách sử dụng loại rau này, như:
- Tránh sử dụng lá tía tô khi bạn đang bị tiêu chảy.
- Lá tía tô có thể gây dị ứng đối với một số người. Vì thế, bạn nên thoa một lượng nhỏ trên da tay để xem phản ứng da ra sao trước khi dùng tinh dầu hoặc ăn lá tía tô.
- Khi bạn sử dụng tinh dầu tía tô trên da sau ít nhất 1 tiếng. Thì bạn mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Không nên lạm dụng lá tía tô trong việc hỗ trợ sức khỏe và cải thiện nhan sắc.
Câu hỏi thường gặp
Ăn lá tía tô sống có tốt không?
Ăn lá tía tô sống vẫn rất tốt cho sức khỏe. Bạn cần lưu ý không được lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên ăn một nắm nhỏ sẽ không gây tác dụng phụ. Hiện tại lá tía tô được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày của người Việt Nam. Chủ yếu lá tía tô để chế biến các món ăn và làm rau sống.
Uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Uống lá tía tô nhiều sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi không dùng đến, tối đa 24 giờ đồng hồ.
Bạn nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất. Những bạn uống nước tía tô cũng sẽ đạt được lợi ích chăm sóc da từ bên trong.
Lá tía tô phơi khô có tác dụng gì?
Lá tía tô phơi khô không những được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm. Mà lá tía tô phơi khô còn là một vị dược liệu trong nền y học cổ truyền của nhiều quốc gia. Cùng THPT Chu Văn An điểm qua một số tác dụng lá tía tô phơi khô của nhé!
- Lá tía tô phơi khô có tác dụng chữa trị bệnh gout.
- Lá tía tô khô giải cảm mạo, cảm lạnh.
- Lá tía tô khô hỗ trợ giảm cân, chống béo phì, rối loạn lipid máu.
- Tía tô làm đẹp da, trị nám, tàn nhang, mụn nhọt, dị ứng.
- Lá tía tô phơi khô có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa.
Đắp lá tía tô tác dụng gì?
Lá tía tô là một loại lá rất phổ biến ở nước ta. Cùng THPT Chu Văn An tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của việc đắp lá tía tô nhé.
- Dùng để đắp mặt đây là cách giúp trị nám da bằng lá tía tô, làm mờ dần các nốt tàn nhang.
- Dùng cho tắm toàn thân giúp da sẽ trở nên mịn màng và sáng hơn rất nhiều.
Tía tô giúp ngăn chặn sự hình thành melanin nên có khả năng phòng, hạn chế cũng như giảm nám, tàn nhang, đốm nâu đồi mồi trên da. Ngoài ra, tía tô còn giúp làn da tươi sáng hồng hào, giảm nếp nhăn, làm chậm lão hóa và giảm mụn đáng kể.
Bột lá tía tô có tác dụng gì?
Bột lá tía tô có tác dụng giải biểu giải cảm rất tốt. Ngay khi có dấu hiệu bị cảm hãy sử dụng ngay một cốc nước ép lá tía tô tươi hoặc một ly bột trà tía tô nóng.
Bạn có thể kết hợp tía tô với gừng tươi hay cháo nóng. Bạn cũng có thể mix cùng một số loại bột nào đó mà bạn yêu thích như tinh bột cám gạo, bột đậu đỏ, tinh bột nghệ,… vừa để tăng độ kết dính.
Với những chia sẻ lá tía tô có tác dụng gì và uống lá tía tô nhiều có tốt không. Hy vọng bạn đã có thêm thật nhiều thông tin hữu ích về lá tía tô. Đừng quên theo dõi THPT Chu Văn An để biết thêm nhiều thông tin nữa nhé!