Nước dừa là một loại thức uống giải khát tự nhiên rất được ưa thích. Nước dừa là nguồn cung cấp nhiều năng lượng tốt cho cơ thể, giúp bổ sung các khoáng chất, vitamin và các loại dưỡng chất khác. Vậy nước dừa có tác dụng gì? Những lưu ý gì khi sử dụng nước dừa? Tất cả sẽ có trong bài viết sau của THPT Chu Văn An!
Nước dừa có tác dụng gì? Công dụng của nước dừa
Dừa có tên khoa học là Cocos nucifera, thuộc họ Cọ. Dừa sinh trưởng trong điều kiện nhiệt đới, đặc biệt là ở vùng nhiều nắng, có nhiệt độ từ 27 – 30°C.
Được tài trợ
Tại Việt Nam, dừa rất được ưa chuộng. Các vùng trồng dừa chủ yếu là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Trong đó, nổi tiếng nhất là xứ dừa Bến Tre.
Nước dừa phổ biến không chỉ bởi độ thơm ngon, thanh mát của nó. Đây còn là thức uống chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao.
Được tài trợ
Nước dừa chứa ít calo và chất béo nhưng lại rất giàu vitamin và các loại khoáng chất như: canxi, magie, kali, sắt, axit lauric, photpho, clorua,… Hàm lượng kali trong nước dừa rất cao. Trong nước dừa có nhiều loại khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
Các công dụng của nước dừa:
- Tăng cường năng lượng.
- Điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Làm đẹp da.
- Phòng chống ung thư.
- Tốt cho tim mạch.
- Giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.
- Giảm thiểu các vấn đề về tiết niệu.
- Giảm mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Bù đắp nước cho cơ thể, giảm nguy cơ mất nước.
- Điều hòa kinh nguyệt.
- Chữa đau nhức đầu do say rượu.
Cách uống nước dừa đúng cách
Để nước dừa mang lại tối đa hiệu quả tác dụng cho cơ thể, cần biết cách uống nước dừa đúng cách. Nếu không sẽ phản tác dụng.
Cách uống nước dừa đúng cách là:
Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất vị, nên để nguyên quả để uống. Nên uống liền ngay sau khi hái, nước dừa sẽ giữ được lượng dinh dưỡng cao.
Khi vừa đi ngoài trời nắng nóng về, hãy nghỉ ngơi trước rồi mới uống nước dừa. Không nên uống quá nhiều.
Không nên uống quá 1 – 2 quả dừa hằng ngày. Trong 2 quả dừa chứa 140 kcal năng lượng. Nếu không muốn bị béo phì, thừa cân, nên uống nước dừa đúng cách, khoa học và điều độ.
Khi đói, có thể uống nước dừa. Thức uống này cung cấp thêm năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Uống nước dừa đúng cách vào lúc đói là uống từ từ, không uống vội vã, uống nhiều trong cùng một lúc.
Đối với những người đang mang thai, ba tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không nên uống nước dừa. Giai đoạn này, nước dừa sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể bà bầu và gây các triệu chứng khó tiêu, ốm nghén. Sau ba tháng, hãy uống nước dừa vì sẽ rất có lợi cho cả mẹ và thai nhi.
- Cung cấp nước cho cơ thể của bà bầu, giúp bổ sung nước ối;
- Bổ sung các chất điện phân cho cơ thể;
- Bổ sung các khoáng chất duy trì hoạt động của cơ thể tốt hơn;
- Tăng cường hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa các bệnh thường gặp khi mang thai.
Tác hại của nước dừa tươi không phải ai cũng biết
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của nước dừa thì đây chưa hẳn là một thức uống tốt hoàn toàn. Nước dừa tươi có những tác hại mà không phải ai cũng biết.
Không nên uống nước dừa khi vừa đi nắng về
Nước dừa thường được dùng để giải nhiệt, nhưng không nên uống sau khi đi nắng về. Nếu không, sẽ rất dễ ngã bệnh. Các triệu chứng có thể xảy ra trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, phát sốt, thậm chí là sốt cao.
Nếu muốn uống nước dừa, hãy nghỉ ngơi trước để cơ thể hồi phục lại năng lượng. Sau đó mới nên uống nước dừa. Tuy nhiên, đừng nên uống quá nhiều.
Nước dừa không phải là thức uống phù hợp cho tập luyện thể thao
Không nên sử dụng nước dừa để bù đắp nước sau khi luyện tập thể thao. Thay vào đó, hãy chuyển sang dùng nước lọc. Nồng độ kiềm trong dừa ít hơn nhiều so với nước lọc, trong khi kiềm là vi chất hỗ trợ quá trình bù nước của cơ thể.
Hơn nữa, nước dừa chứa hàm lượng carbohydrate thấp nhưng lại chứa nhiều hơn hàm lượng kali so với nước tăng lực. Lượng natri trong nước dừa cũng chỉ bằng 1/10 so với nước tăng lực.
Có thể bị dị ứng với nước dừa
Uống nước dừa nhiều có tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Một số người có thể bị ứng dị ứng khi tiếp xúc với dừa. Nếu trong trường hợp này, cần tránh sử dụng dừa cũng như các sản phẩm khác có thành phần được làm từ dừa như nước dừa tươi, cơm dừa, thạch dừa,…
Tăng đường huyết
Nước dừa không có nhiều đường như trong các loại nước tăng lực hay sinh tố hoa quả. Tuy nhiên, loại quả này lại có một lượng carbohydrate không nhỏ, tức là chứa nhiều calo.
Calo chỉ được coi là vô hại nếu ở mức thấp. Những người tiểu đường cũng như bệnh nhân huyết áp cao nên hạn chế sử dụng nước dừa.
Nước dừa có tính lợi tiểu
Nước dừa là một trong những loại đồ uống tốt cho thận vì nó rất lợi tiểu. Nó có khả năng làm sạch đường tiết niệu và ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận hiệu quả. Tuy nhiên, không nên uống nước dừa vì bạn có thể sẽ phải liên tục ghé thăm toilet.
Ảnh hưởng đến tiêu hóa
Một trong những tác dụng của nước dừa là nhuận tràng. Do đó, người có vấn đề với nhu động ruột nên cân nhắc vấn đề uống nước dừa nhằm tránh gây nguy hiểm cho đường ruột.
Nước dừa làm tăng lượng đường trong máu
Nước dừa không phải là thức uống có nhiều đường nhưng có chứa carbohydrate cao. Do đó, những người có lượng đường trong máu cao không nên uống nhiều nước dừa để tránh những rủi ro về huyết áp và tim mạch.
Tăng cân
Nước dừa chứa carbohydrates cùng với chất điện giải. Hai chất này là nguyên nhân gây béo phì. Nếu không chăm luyện tập thể thao, hãy hạn chế nước dừa nếu không muốn tăng cân nhanh chóng.
Những đối tượng nên hạn chế sử dụng nước dừa thường xuyên:
- Người tập luyện thể thao;
- Người mắc bệnh cao huyết áp hoặc có vấn đề về tim;
- Người bị tiểu đường;
- Người có hội chứng ruột kích thích;
- Người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp,…
- Người có nguy cơ béo phì;
- Người đang mắc bệnh thận, người bị phù ứ nước trong cơ thể;
- Đang uống thuốc bổ sung kali;
- Trẻ nhỏ dưới sáu tháng tuổi;
- Bà bầu dưới ba tháng;
- Người bị dị ứng khi tiếp xúc với dừa hoặc các thành phần có trong dừa.
Câu hỏi thường gặp
Uống nước dừa có tác dụng gì cho da?
Nước dừa được nhiều chị em yêu thích bởi những tác dụng mà thức uống này mang lại. Đặc biệt, nước dừa có tác dụng rất lớn trong việc làm đẹp da.
Dưỡng ẩm tự nhiên
Trong nước dừa có tinh dầu tự nhiên và acid lauric rất lành tính. Bôi một ít nước dừa lên da hằng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng lão hóa, giúp cho làn da mềm mịn, tươi sáng.
Trị mụn
Nước dừa rất tốt cho hệ tuần hoàn máu, nâng cao sự miễn nhiễm cho da. Do đó, nước dừa giúp hạn chế mụn đầu đen, mụn mủ, đốm đen, nếp nhăn và những vết mụn khác trên da.
Chống lão hóa da
Nước dừa giúp làm chậm quá trình lão hóa của da. Thoa nước dừa cùng nước cốt chanh thường xuyên lên da sẽ giúp tăng độ đàn hồi và chống cho da bị chảy xệ.
Làm mờ sẹo và vết thâm
Nước dừa có thể làm mờ các vết sẹo và thâm mụn. Sử dụng 4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cấp nước cho da
Nước dừa cấp nước giúp da mọng nước, căng bóng.
Loại bỏ dầu thừa trên da
Nước dừa giúp loại bỏ dầu thừa trên da, từ đó kiểm soát bóng dầu và cải thiện tông màu cho da.
Nước dừa có tác dụng gì với kinh nguyệt?
Trong nước dừa có nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, magie, canxi, kali,… giúp làm mềm tử cung, làm tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn. Do đó, nước dừa rất tốt với kinh nguyệt. Thức uống có chất điện giải, cung cấp nước đầy đủ cho chị em trong những ngày đèn đỏ, tránh hiện tượng mất nước gây mệt mỏi cho cơ thể.
Những tác dụng của nước dừa trong kì kinh nguyệt:
- Làm giảm đau bụng kinh;
- Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt;
- Khắc phục chứng thiểu kinh;
- Giảm tình trạng cơ thể bị suy nhược, thanh lọc và phục hồi cơ thể, bù đắp dinh dưỡng.
Vào kì kinh nguyệt, chị em không nên uống nước dừa lạnh. Nên uống vào buổi sáng và chỉ uống tối đa 2 ly trong ngày. Nếu uống nhiều có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp đột ngột.
Uống nước dừa lúc nào là tốt nhất?
Thời điểm uống nước dừa tốt nhất là vào buổi sáng. Đây là lúc tốt nhất để hỗ trợ việc điều tiết hormone tuyến giáp trong cơ thể, tốt cho thận, tăng cường hệ miễn dịch, làm khởi động quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra bạn cũng có thể uống nước dừa sau khi ăn sáng hoặc uống vào buổi trưa cũng rất có lợi. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, có thể kết hợp uống nước dừa buổi sáng, buổi trưa kèm trong các thực đơn bữa chính.
Cần lưu ý hạn chế uống nước dừa vào các thời điểm:
- Khi vừa đi nắng về;
- Uống nước dừa vào buổi tối;
- Vừa luyện tập thể dục xong.
Uống nước dừa nhiều có tốt không?
Nước dừa có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, uống nước dừa nhiều quá phản tác dụng, gây ra một số ảnh hưởng xấu đối với cơ thể. Uống quá nhiều dừa có thể gây béo phì, thừa cân, khiến thận hoạt động nhiều hơn.
Một số lưu ý về việc uống nước dừa để phát huy tối đa tác dụng.
- Nên uống từ 1- 2 quả dừa mỗi ngày, không nên vượt quá 2 quả.
- Có thể cho thêm vào nước dừa ít dầu oliu để có làn da đẹp hơn.
- Không nên uống dừa quá lạnh hoặc pha thêm đường.
- Nên uống khi dừa vừa được hái xuống hoặc sau 1 – 2 ngày, không nên để lâu quá dừa mất chất dinh dưỡng.
Quan hệ xong uống nước dừa có tác dụng gì?
Theo dân gian truyền miệng, uống nước dừa sau khi quan hệ sẽ có thể phòng ngừa việc mang thai hiệu quả. Tuy nhiên, chưa có chứng minh khoa học nào xác nhận về công dụng này của nước dừa cả.
Trên thực tế, việc uống nước dừa sau quan hệ chỉ làm tử cung nữ giới bị lạnh. Điều này gây khó khăn cho quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai, không phải có tác dụng ngăn ngừa thai hoàn toàn. Uống nhiều nước dừa có thể làm tử cung bị co bóp mạnh liên tục khiến chị em bị đau bụng, lạnh bụng.
Ngoài ra, việc dùng nước dừa để thụt rửa âm đạo cũng chỉ tiêu diệt được tinh trùng ở bên ngoài. Các tinh trùng khi lọt sâu vào trong âm đạo, tử cung không bị tiêu diệt được.
Phương pháp này phản khoa học, có thể gây ra tổn thương cho vùng kín của chị em. Việc thụt rửa hay bôi chất nào đó vào âm đạo sẽ dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm âm đạo, tệ hơn là ung thư tử cung.
Vì vậy, việc quan hệ xong uống nước dừa để ngừa thai là điều không hợp lý. Nếu muốn tránh thai hiệu quả, các cặp đôi hãy lựa chọn những biện pháp phòng tránh an toàn, phù hợp khác.
Uống nước dừa có nóng không?
Theo nghiên cứu, trong 1 lít nước dừa tươi có khoảng 4g protein, 48g glucid, 20g acid hữu cơ và 4g chất khoáng. Thành phần của nước dừa có những điểm tương đồng với nội dịch của tế bào cơ thể con người. Tuy nhiên, hàm lượng kalium cao tới 38,2 – 53,7mmol/l, hàm lượng natrium, clo, PO4 ít.
Cho nên, nước dừa rất mát và có lợi ích cho việc bổ sung nước cho cơ thể. Nó giúp điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và cân bằng chất điện phân.
Cùng với những tác dụng khác của nước dừa, bạn có thể yên tâm sử dụng loại thức uống này. Đặc biệt trong những ngày hè nóng bức, một ly nước dừa sẽ đánh bay cơn nóng tức thì.
Như vậy, chúng ta đã biết được nước dừa có tác dụng gì rồi. Còn chần chừ gì mà không thưởng thức ngay một ly nước dừa mát lạnh, thơm ngon thôi nào. Đừng quên chia sẻ bài viết của THPT Chu Văn An nhé!