Bồ công anh là một loài thực vật khá gần gũi với đời sống của chúng ta, bởi chúng thường có mặt hầu hết ở các nơi. Vậy bồ công anh có tác dụng gì? Cùng THPT Chu Văn An tìm hiểu và những lưu ý khi sử dụng cây bồ công anh nhé!
Bồ công anh có tác dụng gì?
Bồ công anh có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe:
Được tài trợ
- Giúp gan khỏe mạnh: Việc sử dụng bồ công anh giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh, điều chỉnh và duy trì dòng chảy mật, ngăn sự tích tụ mỡ và chất độc từ gan.
- Tốt cho thận: Thảo dược này là một thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận. Nó loại bỏ các chất độc hại, bao gồm cả axit uric ra khỏi hệ thống tiết niệu.
- Giúp xương chắc khỏe: Không chỉ là nguồn cung cấp canxi và magie tuyệt vời, bồ công anh còn có chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
- Giảm cân: Trà bồ công anh rất thích hợp với người có nhu cầu giảm cân. Loại trà này giúp thải độc tố và chất béo dư thừa ra khỏi gan, giúp gan hoạt động tốt, giải phóng mỡ thừa của cơ thể dễ dàng hơn.
- Phòng chống ung thư: Do có chứa chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do có thể gây ung thư nên bồ công anh có thể là một thực phẩm phòng ngừa ung thư tự nhiên tuyệt vời.
Bồ công anh có mấy loại?
Đặc điểm cây bồ công anh
Cây bồ công anh có đặc điểm dễ nhận biết. Bồ công anh có chiều cao trung bình khoảng 50-100cm, đôi khi có những cây cao tới 1,5m. Đây là loại cây thân thảo, mọc đứng, có lá mọc so le nhau theo dạng răng cưa. Hoa bồ công anh thường mọc thành cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa có màu vàng và có khoảng 8-10 cành hoa ở mỗi bông.
Được tài trợ
Phân loại cây bồ công anh
Một số loại thường gặp ở Việt Nam: bồ công anh màu vàng, màu trắng, màu tím. Ngoài ra còn các loại khác như: Bồ công anh Trung Quốc, cây Chỉ thiên và các tên gọi khác.
Cây bồ công anh Việt Nam
Cây bồ công anh Việt Nam có tên khoa học là Lactuca indica L, thuộc họ cúc (Asteraceae) và chi rau diếp (Lactuca). Cây còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như diếp hoang, diếp trời, diếp dại, cây rau bồ cóc, múi mác, rau mũi cày… Cây mọc hoang phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ hoặc những khu vực có đất đai ẩm ướt, vườn, ven đường hoặc các bãi sông.
Loại này thân cao tầm 60 đến 100cm, lá hình mũi mác, lá mỏng nhăn nheo, gần như không có cuống, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá có răng cưa thưa. Thân cây thẳng, đường kính 0,2cm, có mấu mang lá, thường thu hoạch vào tháng 5–7, bộ phận được dùng chủ yếu là lá và cành.
Cây bồ công anh Trung Quốc
Cây bồ công anh Trung Quốc thường mọc hoang nhiều và có trồng ở một vài nơi ở nước ta. Cây được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh có tác dụng chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe. Đặc điểm nhận biết cây hoa bồ công anh lùn: Thân rất ngắn, chỉ dao động từ 40 đến 60cm.
Lá cây mọc trực tiếp từ rễ lên, lá đơn, mọc chụm ở gốc thành hình hoa thị, lá có màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Các lá mọc bên ngoài thì cong xuống còn lá mọc ở giữa thì mọc thẳng lên, lá dài tầm 15–30cm, rộng 4–6cm, cuống lá dẹp, mặt trên phẳng mặt, mép lá có xé răng cưa to nhỏ khác nhau giống như bị xé rách.
Cây chỉ thiên
Cây chỉ thiên cũng được gọi là cây bồ công anh có tên khoa học là Elephantopus scaber L, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tuy nhiên, nó lại không có tác dụng chữa bệnh. Người ta còn gọi cây này là cây thổi lửa, cây cỏ lưỡi chó, cỏ lưỡi mèo, dân tộc Thái gọi là co tát nai, dân tộc Tày gọi là nhả đản.
Cách sử dụng cây bồ công anh đúng cách
Chúng ta có thể sử dụng cây bồ công anh ở dạng tươi hay khô tùy thích. Bồ công anh tươi thường được sử dụng như một loại rau. Bạn có thể dùng hóa và lá bồ công anh để nấu canh, làm salad, luộc, xào…
Hãy rửa cây dưới vòi nước, sau đó ngâm trong nước có pha một muỗng giấm trắng. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng.
Trà bồ công anh có thể chế biến từ việc ngâm rễ hay hoa trong nước sôi. Bạn có thể thêm mật ong hoặc chút bột quế tùy thích. Nước uống bồ công anh bạn có thể nướng rễ cây bồ công anh để làm nước uống buổi sáng thay cà phê. Sau khi rửa sạch, hãy xắt nhỏ phần rễ và nướng ở nhiệt độ 200ºC trong khoảng 1 giờ để rễ khô hoàn toàn. Bạn ngâm rễ đã nướng trong nước sôi khoảng 10 phút trước khi uống.
Tác dụng phụ của bồ công anh là gì?
Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật
- Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng bồ công anh
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ công anh:
Viêm loét dạ dày tá tràng
Người bị bệnh này thường có các triệu chứng như đau vùng thượng vị, no đau, đói đau, đầy trướng bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng, ợ chua, ợ hơi.
Dùng bài thuốc: Bồ công anh 20g, lá khôi 12g, Cam thảo 6g, Ô tặc cốt (Mai mực) 8g, Nghệ vàng 8g, vỏ quýt 6g. Cho vào 3 bát nước sắc cạn còn 1 bát. Một thang sắc làm 2 lần uống trong ngày.
Phụ nữ sau khi sinh bị viêm tắc tia sữa
Dùng bài thuốc: 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch, vắt lấy nước uống, còn bã đắp lên vú sưng đau. Mỗi ngày làm 2-3 lần liên tục trong 2-3 ngày.
Phụ nữ bị viêm âm đạo
Ngoài việc uống thuốc điều trị có thể dùng các loại thảo dược sau để ngâm rửa, giúp giảm ngứa, rát và khí hư ở vùng kín.
Dùng bài thuốc ngâm: Bồ công anh 20 g, bạch chỉ 10 g, xà xàng tử 15 g, hoàng bá 12 g. Đun sôi với 1 lít nước trong 20 phút, đổ vào chậu, chờ cho bớt nóng rồi ngâm rửa trong 20 phút. Mỗi ngày làm 1-2 lần, nếu dễ chịu hơn thì làm cho đến khi khỏi bệnh.
Người bị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu gắt
Dùng bài thuốc: Bồ công anh 20g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 20g, râu ngô 20g đun sôi với 1 lít nước trong 20 phút, uống thay nước trong ngày.
Khi gan nóng, nổi nhiều mụn mặt
Dùng bài thuốc: Bồ công anh 20g, tang diệp (lá dâu) 12g, thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 12g, Cam thảo 6g. Đun sôi với 1 lít nước trong 20 phút, uống thay nước trong ngày
Lưu ý: Bồ công anh có tính lạnh vì vậy những trường hợp đang bị cảm lạnh, tiêu chảy do nhiễm lạnh không nên dùng.
Những lưu ý khi sử dụng cây bồ công anh
Các lưu ý khi sử dụng trà bồ công anh:
- Trẻ em dưới 10 tuổi không được sử dụng những bài thuốc trên.
- Không cho phụ nữ mang thai sử dụng các bài thuốc trên.
- Không được sử dụng vượt quá hàm lượng các cây thuốc.
- Người cao huyết áp, suy tim.
- Người dị ứng với các thành phần hóa học của thảo dược.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bồ công anh có tác dụng gì. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về bồ công anh để sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả. Hãy theo dõi THPT Chu Văn An mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!